Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Quặng bauxite (chứa nhôm oxide) dùng để sản xuất:

  • A

    phân lân

  • B

    nhôm

  • C

    gang, thép

  • D

    sắt

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Quặng bauxite (chứa nhôm oxide) dùng để sản xuất nhôm – một vật liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, ô tô,…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho biểu đồ dưới đây:

  • A

    Luyện thép

  • C

    Công nghiệp hóa chất

  • D

    Hàn cắt kim loại

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ biểu đồ.

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực tiêu thụ ít oxygen nhất là:

- Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa.

- Hàn cắt kim loại.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Khóa lưỡng phân còn có tên gọi khác

  • A

    Khóa hệ thống

  • B

    Khóa định loại

  • C

    Khóa phân giới

  • D

    Cả ba đáp án trên

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết khóa lưỡng phân

Lời giải chi tiết:

Khóa lưỡng phân còn có tên gọi khác là khóa định loại

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đặc điểm của virus:

  • A

    Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc

  • B

    Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc

  • C

    Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào.

  • D

    Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

xem lý thuyết phần đa dạng virus

Lời giải chi tiết:

Virus có kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Hiện tượng tự nhiên nào sau không phải do hơi nước ngưng tụ?

  • A

    Sương đọng trên lá vào buối sáng sớm.

  • B

    Tạo thành mây.

  • C

    Hạt mưa rơi xuống.

  • D

    Giọt nước bám ở thành cốc nước lạnh.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. Do đó, Hạt mưa rơi xuống không phải hiện tượng hơi nước ngưng tụ tạo thành.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Hai biển báo dưới có đặc điểm gì chung

  • A

    Đều là biển cấm thực hiện

  • B

    Đều là biển bắt buộc thực hiện

  • C

    Đều là biển được thực hiện

  • D

    Đều là biển cảnh báo nguy hiểm

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hai biển báo đều là biển báo cảnh báo nguy hiểm do hóa chất gây ra

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Màng nhân là cấu trúc không thể quan sát thấy tế bào của nhóm sinh vật nào?

  • A

    Động vật.

  • B

    Thực vật.

  • C

    Người.

  • D

    Vi khuẩn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết cấu tạo tế bào nhân sơ và nhân thực

Lời giải chi tiết:

Màng nhân là cấu trúc không thể quan sát thấy tế bào của vi khuẩn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Để đo khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, người ta dùng đơn vị đo nào?

  • A

    m

  • B

    km

  • C

    mm

  • D

    in

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Do khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh rất lớn nên để đo khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, người ta dùng đơn vị đo là ki-lô-mét (km).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Khẳng định nào là sai khi nói về thể khí?

  • A

    Ở thể khí, chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định.

  • B

    Ở thể khí, chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa nó.

  • C

    Ở thể khí, các “hạt” được sắp xếp chặt chẽ, khiến chúng không thể chuyển động tự do.

  • D

    Ở thể khí, các “hạt” ở cách xa nhau và có thể chuyển động tự do.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C sai ở "các “hạt” được sắp xếp chặt chẽ, khiến chúng không thể chuyển động tự do".

Khẳng định đúng phải là: Ở thể khí, các “hạt” ở cách xa nhau và có thể chuyển động tự do.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào?

  • A

    Có thể sinh sản.

  • B

    Có thể di chuyển.

  • C

    Có thể cảm ứng.

  • D

    Có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết cơ thể đa bào

Lời giải chi tiết:

Cơ thể đa bào có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đặc điểm nào sau đây của giới Khởi sinh là đúng.

  • A

    Có cấu tạo tế bào phức tạp.

  • B

    Đại diện là vi khuẩn E.coli,….

  • C

    Môi trường sống trên cạn.

  • D

    Sống đời sống dị dưỡng.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm nào sau đây của giới Khởi sinh là đúng là đại diện là vi khuẩn E.coli,….

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế?

  • A

    Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

  • B

    Dãn nở vì nhiệt của chất khí

  • C

    Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ

  • D

    Hiện tượng nóng chảy của các chất

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là:

  • A

    thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm

  • B

    thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm

  • C

    thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia hỏ nhất 5 cm

  • D

    thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta ước lượng bề dày của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 khoảng 2 – 3 cm. Như vậy, dùng thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm là phù hợp nhất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cây lớn lên nhờ

  • A

    Sự lớn lên và phân chia của tế bào.

  • B

    Sự tăng kích thước của nhân tế bào.

  • C

    Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.

  • D

    Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cây lớn lên nhờ sự lớn lên và phân chia của tế bào.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A

    Rán trứng.

  • B

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C

    Làm nước đá.

  • D

    Đốt que diêm.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Kính lúp không quan sát được vật nào dưới đây

  • A

    Con bọ cánh cứng

  • B

    Virus corona

  • C

    Chim ruồi

  • D

    Chiếc lá

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết kính lúp

Lời giải chi tiết:

Virus corona có kích thước rất nhỏ, kính lúp không thể quan sát được

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Virus tồn tại mấy dạng hình thái chủ yếu

  • A

    2 hình thái.

  • B

    3 hình thái.

  • C

    4 hình thái.

  • D

    Vô số hình thái.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Virus tồn tại dưới 3 dạng hình thái chủ yếu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Tên gọi của loại cân trong hình vẽ là gì?

  • A

    Cân lò xo

  • B Cân đòn
  • C Cân đồng hồ
  • D Cân Ro-bec-van

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Loại cân trong hình vẽ có tên là Cân đòn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nhận định nào sau đây nói đúng về vi khuẩn 

  • A

    Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.

  • B

    Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.

  • C

    Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.

  • D

    Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết đặc điểm của vi khuẩn

Lời giải chi tiết:

Vi khuẩn là những sinh vật:

-        Đơn bào nhân sơ

-        Có cấu trúc đơn giản

-        Chỉ quan sát được dưới kính hiển vi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sôi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

  • A

    Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.

  • B

    Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.

  • C

    Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.

  • D

    Sau một thời gian sử dụng, ta phải thau rửa các lớp đáy bể lọc.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của lớp sỏi: Sỏi lọc nước hay còn gọi là sỏi đỡ hay sỏi thạch anh là vật liệu lọc nước rất phổ biến hiện nay, có tác dụng lọc và ngăn chặn các thành phần lơ lửng  kích thước nhỏ không kết tủa tự nhiên được trong nguồn nước.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Độ chia nhỏ nhất của thước là:

  • A

    1mm

  • B

    Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

  • C

    Cả hai câu A,B đều đúng                

  • D

    Cả hai câu A,B đều sai

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cho bảng sau:

  • A

    B < A < D < C < E.

  • B

    A < B < C < D < E.

  • C

    E < C < D < A < B.

  • D

    A < C < B < D < E.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khả năng hoà tan của các chất ở 20 °C: E < C < D < A < B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Đâu là chức năng của tế bào.

  1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng;
  2. Sinh trưởng;
  3. Phát triển;
  4. Vận động;
  5. Cảm ứng;
  6. Sinh sản….

  • A

    1,2,3,4

  • B

    2,4,5

  • C

    1,2,3,4,5,6

  • D

    3,4,5

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết phần chức năng tế bào

Lời giải chi tiết:

Chức năng của tế bào là 

  • Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng;
  • Sinh trưởng;
  • Phát triển;
  • Vận động;
  • Cảm ứng;
  • Sinh sản….

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Hãy ghép tên các loại đồng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đồng hồ đó (ở cột bên phải).

Loại đồng hồ

Công dụng

1. Đồng hồ treo tường

2. Đồng hồ cát

3. Đồng hồ bấm giây

a) dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm

b) dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao

c) dùng để đo thời gian hằng ngày

  • A

    1 – c; 2 – b; 3 – a

  • B

    1 – b; 2 – c; 3 – a

  • C

    1 – c; 2 – a; 3 – b

  • D 1 – a; 2 – b; 3 – c

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đồng hồ treo tường: dùng để đo thời gian hằng ngày

Đồng hồ cát: dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao

Đồng hồ bấm giây dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cấp độ cao nhất hoạt động trong cơ thể đa bào là

  • A

    Tế bào

  • B

  • C

    Hệ cơ quan

  • D

    Cơ thể

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết các cấp độ tổ chức cơ thể đa bào

Lời giải chi tiết:

Cơ thể là cấp độ cao nhất hoạt động trong cơ thể đa bào

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

  • A

    0,65 kg và 24 kg

  • B

    0,65 kg và 240 kg

  • C

    6,5 kg và 2400 kg

  • D 0,065 kg và 240 kg

Đáp án: B

Phương pháp giải:

1 kg = 1000 g

1 tạ = 100 kg

Lời giải chi tiết:

\(650g = \dfrac{{650}}{{1000}} = 0,65kg\)

2,4 tạ = \(2,4.100 = 240kg\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Đây là vườn cây sau khi bị cháy, nhận định nào sau đây đúng

  • A

    Những cây này là những vật sống

  • B

    Những cây này là những vật không sống

  • C

    Những cây này vừa là vật sống vừa là vật không sống

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vườn cây sau khi bị cháy, những cây này từ những vật sống trở thành những vật không sống vì không còn khả năng trao đổi chất, lớn lên, cảm ứng và sinh sản

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

1) Đặt mắt nhìn đúng cách

2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp

3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách

4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định

5) Thực hiện phép đo thời gian

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

  • A

    1, 2, 3, 4, 5

  • B

    3, 2, 5, 4, 1

  • C

    2, 3, 1, 5, 4

  • D

    2, 1, 3, 5, 4

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

- Bước 1: Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp

- Bước 2: Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách

- Bước 3: Đặt mắt nhìn đúng cách

- Bước 4: Thực hiện phép đo thời gian

- Bước 5: Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?

  • A

    Nhiệt độ của nước đá

  • B

    Nhiệt độ cơ thể người

  • C

    Nhiệt độ của một lò luyện kim

  • D

    Nhiệt đô khí quyển

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có: nhiệt kế thủy ngân có thang nhiệt độ từ \( - {10^0}C\) đến \({110^0}C\).

- Nhiệt độ của nước đá là 00C => đo được.

- Nhiệt độ cơ thể người: \({35^0}C\) đến \({42^0}C\) => đo được.

- Nhiệt độ của một lò luyện kim khoảng hàng nghìn độ C => không đo được

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A

    Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.

  • B

    Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.

  • C

    Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • D

    Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Vi khuẩn ăn thịt người thuộc loại tế bào nào:

  • A Tế bào nhân thực

  • B Tế bào nhân sơ
  • C Tế bào động vật
  • D Tế bào thực vật

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hầu hết vi khuẩn đều là dạng tế bào nhân sơ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Đặc điểm cơ thể dưới đây là:

  • A Đơn bào, nhân sơ
  • B Đơn bào, nhân thực
  • C Đa bào, nhân sơ
  • D Đa bào, nhân thực

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tảo bong bóng Valonia ventricosa, một trong những sinh vật đơn bào, nhân thực to nhất với đường kính hơn 1 cm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Tại sao tảo lục có khả năng quang hợp mà không được xếp vào giới thực vật

  • A Tảo luc có cấu tạo tế bào nhân sơ
  • B Tảo lục sống tự dưỡng
  • C Tảo lục có môi trường sống đa dạng
  • D Tảo lục có cơ thể đơn bào

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết phần các giới sinh vật

Lời giải chi tiết:

Tảo lục có khả năng quang hợp giống thực vật mà không được xếp vào giới thực vật vì cơ thể chúng có cấu tạo cơ thể đơn bào nên được xếp vào giới nguyên sinh

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới, nếu tế bào này thực hiện 6 lần sinh sản liên tiếp trong một thời gian nhất định, trong cả thời gian đó có tất cả bao nhiêu tế bào con được hình thành ?

  • A 32
  • B 64
  • C 100
  • D 162

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Số tế bào con hình thành trong cả quá trình : tế bào tạo ra trong lần 1 + lần 2+ lần 3+ lần 4+ lần 5+ lần 6

Lời giải chi tiết:

\(2 + {2^2} + {2^3} + {2^4} + {2^5} + {2^6}\) = 126 tế bào

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 : Đặc điểm của cấp tổ chức sống :

  • A Theo nguyên tắc thứ bậc
  • B Hệ thống mở và tự điều chỉnh
  • C Liên tục tiến hóa
  • D Các đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

  • Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
  • Hệ thống mở: mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
  • Tự điều chỉnh: Mọi cấp độ tổ chức sống đều có cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống tồn tại và phát triển.
  • Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải nhuộm tế bào biểu bì da ếch bằng xanh methylene?

  • A

    Vì biểu bì da ếch dày

  • B

    Vì biểu bì da ếch mỏng

  • C

    Vì biểu bì da ếch rất bé

  • D

    Cả ba đáp án đều sai

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vì lớp biểu bì da ếch rất mỏng, trong suốt, khi nhuộm bằng thuốc nhuộm xanh methylene sẽ làm cho nhân tế bào bắt màu giúp chúng ta quan sát rõ và phân biệt được các thành phần cấu tạo bên tế bào

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Sữa chua được lên men từ vi khuẩn nào sau đây:

  • A Vi khuẩn E.coli
  • B Vi khuẩn Lactic
  • D Vi khuẩn acetic

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vi khuẩn E.coli là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột

Vi khuẩn Lactic là vi khuẩn dùng làm sữa chua

Vi khuẩn Probiotic là vi khuẩn dùng làm bia

Vi khuẩn acetic là vi khuẩn dùng làm rượu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A

    1 giờ 3 phút

  • B

    1 giờ 27 phút

  • C
    2 giờ 33 phút
  • D 10 giờ 33 phút 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đổi thời gian về cùng một đơn vị.

Khoảng thời gian = Thời gian sau – Thời gian trước.

Lời giải chi tiết:

Ta có: 13 giờ 48 phút = 13.60 + 48 = 828 phút

15 giờ 15 phút = 15.60 + 15 = 915 phút

 Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

\(t = 915 - 828 = 87\) phút = (60 + 27) phút = 1 giờ 27 phút.

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ