Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 2 :

Quan sát hình dưới đây và trả lời câu hỏi:

Vỏ dây điện được làm bằng vật liệu gì?

  • A

    Gỗ      

  • B

    Nhôm

  • C

    Nhựa

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vỏ dây điện được làm bằng nhựa vì nhựa có tính chất cách điện.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Loài cá dưới đây được gọi tên theo nhiều cách khác nhau, đâu là cách gọi tên theo tên khoa học:

  • A Cá lóc đen
  • B Channa Striata
  • C Cá tràu
  • D Cá chuối

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết phần cách gọi tên sinh vật.                             

Lời giải chi tiết:

Tên khoa học: Theo tên chi/giống và tên loài, loài cá này có tên loài là Striata và tên chi/giống là Channa

Đáp án A là gọi theo tên phổ thông

Đáp án C,D là gọi theo tên địa phương

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Các biển báo có viền đỏ biểu thị :

  • A

    Cấm thực hiện

  • B

    Bắt buộc thực hiện

  • C

    Cảnh báo nguy hiểm.

  • D

    Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết an toàn trong phòng thực hành

Lời giải chi tiết:

Các biển báo có viền đỏ biểu thị cấm thực hiện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nhận xét nào nói về virus là đúng?

  • A

    Cấu tạo gồm nhiều thành phần phối hợp.

  • B

    Vật chất di truyền là AND hoặc ARN.

  • C

    Không có lớp vỏ bên ngoài.

  • D

    Tự nhân lên khi sống ngoài môi trường.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vật chất di truyền là AND hoặc ARN.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đâu không phải phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày của con người 

  • A

    Máy điều hòa

  • B

    Tàu vũ trụ

  • C

    Quạt hơi nước

  • D

    Máy giặt

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Tàu vũ trụ là phát minh để phục vụ cho nghiên cứu thiên văn học

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

  • A

    Đá vôi

  • B

    Cát     

  • C

    Gạch

  • D

    Đất sét

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đá vôi được sử dụng trong lò nung vôi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100 g nước biển có 3,5 g muối ăn tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn?

  • A

    35 kg

  • B

    0, 035 kg

  • C

    350 kg

  • D

    0, 35 kg

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Đổi đơn vị: 1 tấn = 1000 kg.

- Ta có: 100 g nước biến có 3,5 g muối ăn tan.

    => 1000 kg nước biển có x (kg) muối ăn tan.

    => x = ? (kg)

Lời giải chi tiết:

- Đổi 1 tấn = 1000 kg.

Ta có: 100 g nước biến có 3,5 g muối ăn tan.

 => 1000 kg nước biển có x (kg) muối ăn tan.

 => \[{\rm{x  =  }}\frac{{{\rm{1000 }}{\rm{. 3,5}}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{  =  35 (kg)}}\]

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 : Ứng dụng của virus là:

  • B

    Sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein.

  • C

    Sản xuất thuốc trừ sâu virus không gây hại cho môi trường, con người và sinh vật khác

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết phần ứng dụng của virus.

Lời giải chi tiết:

- Lợi ích của virus:

+ Trong nghiên cứu khoa học, sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein…

+ Trong y học,virus được sử đụng để sản xuất vaccine.

+ Trong nông nghiệp, sản xuất thuốc trừ sâu virus không gây hại cho môi trường, con người và sinh vật khác.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Sự thay đổi của tế bào trưởng thành so với tế bào mới hình thành

  • A

    Tế bào chất tăng lên, nhân lớn hơn (không thay đổi nhiều)

  • B

    Tế bào chất và nhân không thay đổi

  • C

    Tế bào chất tăng lên, nhân lớn hơn rất nhiều

  • D

    Tế bào chất ít đi, nhân bé lại

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tế bào mới hình thành có tế bào chất tăng lên, nhân lớn hơn (không thay đổi nhiều)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây:

  • A

    Đồng hồ quả lắc

  • B

    Đồng hồ hẹn giờ

  • C
    Đồng hồ bấm bấm giây
  • D Đồng hồ đeo tay

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Do việc xác định thành tích của vận động viên đòi hỏi cần độ chính xác cao nên ta sử dụng đồng hồ bấm giây là phù hợp nhất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ứng dụng của khóa lưỡng phân trong việc

  • A

    Sắp xếp sách vở trên giá sách theo từng loại

  • B

    Sắp xếp đồ vật theo hình dạng

  • C

    Sắp xếp quần áo theo công dụng

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Khóa lưỡng phân có thể ứng dụng trong việc sắp xếp sách vở trên giá sách theo từng loại, sắp xếp đồ vật theo hình dạng ,sắp xếp quần áo theo công dụng…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

  • A

    Lọc.

  • B

    Dùng máy li tâm.     

  • C

    Chiết.

  • D

    Cô cạn.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phương pháp chiết dùng để tách các chất lỏng khỏi hỗn hợp không đồng nhất ⇒ Dầu ăn và nước là hỗn hợp không đồng nhất nên ta sử dụng phương pháp chiết.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Sắp xếp các bước sau để đo được khối lượng của hộp bút bằng cân:

a) Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.

b) Ước lượng khối lượng hộp bút.

c) Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

d) Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

e) Đặt hộp bút lên cân hoặc treo hộp bút vào móc cân.

  • A

    a, b, e, d, c

  • B

    b, a, d, c, e

  • C

    b, d, a, e, c

  • D

    a, b, c, e, d

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

- Cách đo khối lượng của hộp đựng bút bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau

+ Bước 1: Ước lượng khối lượng hộp bút.

+ Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

+ Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.

+ Bước 4: Đặt hộp bút lên cân hoặc treo hộp bút vào móc cân.

+ Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Chọn phát biểu sai. Trong thang nhiệt độ Celsius

  • A

    Kí hiệu độ là \(^0C\)

  • B

    Nhiệt độ của nước đá đang tan \( > {0^0}C\)

  • C

    Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là \({100^0}C\)

  • D

    Những nhiệt độ thấp hơn \({0^0}C\) gọi là độ âm

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A, C, D – đúng

B – sai vì: Nhiệt độ của nước đá đang tan là \({0^0}C\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là:

  • A

    thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm

  • B

    thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm

  • C

    thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia hỏ nhất 5 cm

  • D

    thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta ước lượng bề dày của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 khoảng 2 – 3 cm. Như vậy, dùng thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm là phù hợp nhất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A

    Rán trứng.

  • B

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C

    Làm nước đá.

  • D

    Đốt que diêm.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gọi là:

  • A

    Tiêu hóa.

  • B

    Hô hấp.

  • C

    Bài tiết.

  • D

    Sinh sản.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết cơ thể sinh vật

Lời giải chi tiết:

Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gọi là tiêu hóa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Quá trình cảm ứng của sinh vật là

  • A

    Quá trình tạo ra con non

  • B

    Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường

  • C

    Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước

  • D

    Quá trình loại bỏ các chất thải

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết cơ thể sinh vật

Lời giải chi tiết:

Quá trình cảm ứng của sinh vật là quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đặc điểm phân biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là

  • A

    Nhân tế bào

  • B

    Tế bào chất

  • C

    Màng tế bào

  • D

    Vật chất di truyền

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh

Tế bào nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Môi trường sống của vi khuẩn

  • A

    Chỉ ở dưới nước

  • B

    Chỉ ở trên cạn

  • C

    Ở khắp mọi nơi

  • D

    Chỉ sống trong cơ thể sinh vật khác

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết đặc điểm vi khuẩn

Lời giải chi tiết:

Môi trường sống: ở khắp mọi nơi: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể chúng ta và cả các sinh vật sống khác.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Hệ dưới đây có tên là:

  • A

    Hệ thần kinh

  • B

    Hệ tiêu hóa

  • C

    Hệ bài tiết

  • D

    Hệ nội tiết

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Hệ thần kinh bao gồm não, dây thần kinh và tủy sống

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Độ chia nhỏ nhất của thước là:

  • A

    1mm

  • B

    Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

  • C

    Cả hai câu A,B đều đúng                

  • D

    Cả hai câu A,B đều sai

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Màng nhân là cấu trúc không thể quan sát thấy tế bào của nhóm sinh vật nào?

  • A

    Động vật.

  • B

    Thực vật.

  • C

    Người.

  • D

    Vi khuẩn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết cấu tạo tế bào nhân sơ và nhân thực

Lời giải chi tiết:

Màng nhân là cấu trúc không thể quan sát thấy tế bào của vi khuẩn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:

  • A

    dung dịch.

  • B

    huyền phù.

  • C

    nhũ tương.

  • D

    hồn hợp đồng nhất.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.

Vây, sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) là huyền phù.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Sơ đồ đúng về tổ chức các cấp ở sinh vật đa bào

  • A Tế bào --> mô --> cơ quan --> hệ cơ quan
  • B

    Tế bào --> mô --> hệ cơ quan

  • C

    Mô --> cơ quan --> hệ cơ quan

  • D Tế bào --> mô --> cơ quan

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết phần các cấp tổ chức của cơ thể đa bào

Lời giải chi tiết:

Ở sinh vật đa bào (thực vật và động vật), các tế bào được tổ chức theo thứ tự nhất định từ cấp độ cao đến cấp độ thấp : Tế bào --> mô --> cơ quan --> hệ cơ quan

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Virus corona là đối tượng chính của ngành khoa học tự nhiên nào:

  • A

    Sinh học

  • B

    Vật lý học

  • C

    Khoa học Trái Đất

  • D

    Thiên văn học

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết phần các lĩnh vực của khoa học tự nhiên

Lời giải chi tiết:

Virus corona là đối tượng chính của ngành Sinh học

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Quan sát hình vẽ và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài như thế nào là đúng?

  • A

    Hình C 

  • B

    Hình A

  • C

    Hình B

  • D

    Cả 3 đều đúng

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cách đặt thước để đo chiều dài bút chì ở hình c là đúng: Đặt thước đo dọc theo chiều dài của bút, vạch số 0 của thước trùng với một đầu của bút.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?

  • A

    Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu

  • B

    Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu

  • C

    Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu

  • D

    Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Con số 10T ở biển báo này có ý nghĩa: Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế sau:

  • A

    GHĐ: 500C; ĐCNN: 20C

  • B

    GHĐ: 500C; ĐCNN: 10C

  • C

    GHĐ: 550C; ĐCNN: 10C

  • D

    GHĐ: 550C; ĐCNN: 20C

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

Lời giải chi tiết:

Từ hình vẽ ta thấy: GHĐ của nhiệt kế là 500C.

Khoảng cách giữa 2 vạch chia liên tiếp là 10C => ĐCNN là 10C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

An nói rằng: “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi mới dùng”. Nói như thế có đúng không?

  • A

    Đúng

  • B

    Sai

  • C

    Còn tùy vào đối tượng cần đo

  • D

    Chưa đủ dữ kiện để kết luận

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xác định giới hạn đo của nhiệt kế y tế.

Lời giải chi tiết:

An nói như vậy là sai vì nhiệt kế y tế thường chỉ đo nhiệt độ tối đa 420C, nếu nhúng vào nước sôi 1000C nhiệt kế sẽ bị hư.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A

    79 ml

  • B

    21 ml 

  • C

    50 ml

  • D

    75 ml

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vì oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên coi trong 100 ml ban đầu trong 2 xi – lanh có khoảng 21 ml oxygen. Từ đó, em hãy suy ra tổng thể tính của khí còn lại.

Lời giải chi tiết:

Do oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên trong 100 ml ban đầu trong 2 xi-lanh có khoảng 21 ml oxygen. Sau khi phản ứng hoàn toàn, oxygen hết nên tổng thể tích khí còn lại trong 2 xi-lanh còn khoảng 79 ml.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A

    Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.

  • B

    Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.

  • C

    Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • D

    Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Nhìn hình dạng và cho biết đây là tế bào nào

  • A

    Tế bào thần kinh ở người

  • B

    Tế bào cơ người

  • C

    Tế bào hồng cầu

  • D

    Tế bào vi khuẩn

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tế bào thần kinh người có hình nhánh gồm thân tế bào ( chỗ phình to), sợi nhánh và sợi trục

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 : Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới, nếu tế bào này thực hiện 6 lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?

  • A 4
  • B 16
  • C 32
  • D 64

Đáp án: D

Phương pháp giải:

1 tế bào sinh sản 1 lần tạo ra 2 tê bào con, 2 lần tạo ra \({2^n}\) =4 tế bào con, 3 lần tạo ra \({2^3}\) = 8 tế bào con, n lần tạo ra \({2^n}\) tế bào con.

Lời giải chi tiết:

6 lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra \({2^6}\) = 64 tế bào con

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Điều gì xảy ra nếu cây cà chua mất đi hệ rễ?

  • A

    Cây cà chua không sao

  • B

    Cây cà chua chỉ bị héo mấy hôm 

  • C

    Cây cà chua sẽ héo và chết

  • D

    Cả ba đáp án đều sai

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cây cà chua sẽ héo và chết, do rễ thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng, nếu mất hệ rễ thì hệ chồi không hoạt động được và cây cà chua sẽ chết

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải nhuộm tế bào biểu bì da ếch bằng xanh methylene?

  • A

    Vì biểu bì da ếch dày

  • B

    Vì biểu bì da ếch mỏng

  • C

    Vì biểu bì da ếch rất bé

  • D

    Cả ba đáp án đều sai

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vì lớp biểu bì da ếch rất mỏng, trong suốt, khi nhuộm bằng thuốc nhuộm xanh methylene sẽ làm cho nhân tế bào bắt màu giúp chúng ta quan sát rõ và phân biệt được các thành phần cấu tạo bên tế bào

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Biện pháp nào có phần khác so với bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.

  • A

    Rửa tay dưới cồn.

  • B

    Đeo khẩu trang.

  • C

    Dùng kháng sinh.

  • D

    Phát quang bụi rậm, vệ sinh sạch sẽ cảnh quang.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Biện pháp có phần khác so với bệnh do vi khuẩn và virus gây ra là dùng kháng sinh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A

    1 giờ 3 phút

  • B

    1 giờ 27 phút

  • C
    2 giờ 33 phút
  • D 10 giờ 33 phút 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đổi thời gian về cùng một đơn vị.

Khoảng thời gian = Thời gian sau – Thời gian trước.

Lời giải chi tiết:

Ta có: 13 giờ 48 phút = 13.60 + 48 = 828 phút

15 giờ 15 phút = 15.60 + 15 = 915 phút

 Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

\(t = 915 - 828 = 87\) phút = (60 + 27) phút = 1 giờ 27 phút.

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ