Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

 Trong những quy định sau, có bao nhiêu quy định là quy định an toàn trong phòng thực hành:

1. Ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.

2. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép cao gót.

3. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính, găng tay, khẩu trang,…) khi làm thí nghiệm.

4. Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

5. Thực hiện không đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị.

6. Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành. Thông báo ngay khi gặp sự cố.

7. Không thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.

8. Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc hóa chất.

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Có 5 ý đúng (2,3,4,6,8). 

Các câu còn lại là những quy tắc gây mất an toàn trong phòng thực hành

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?

  • A

    Chặt cây xây cầu cao tốc 

  • B

    Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường

  • C

    Trồng nhiều cây xanh 

  • D

    Xây thêm nhiều khu công nghiệp

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên: Trồng nhiều cây xanh

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  • A

    Phơi củi cho thật khô.

  • B

    Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

  • C

    Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

  • D

    Chẻ nhỏ củi.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Để củi dễ cháy, không nên xếp củi chồng lên nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Sự thay đổi của tế bào trưởng thành so với tế bào mới hình thành

  • A

    Tế bào chất tăng lên, nhân lớn hơn (không thay đổi nhiều)

  • B

    Tế bào chất và nhân không thay đổi

  • C

    Tế bào chất tăng lên, nhân lớn hơn rất nhiều

  • D

    Tế bào chất ít đi, nhân bé lại

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tế bào mới hình thành có tế bào chất tăng lên, nhân lớn hơn (không thay đổi nhiều)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đặc điểm của virus:

  • A

    Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc

  • B

    Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc

  • C

    Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào.

  • D

    Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

xem lý thuyết phần đa dạng virus

Lời giải chi tiết:

Virus có kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là:

  • A

    áo sơ mi.       

  • B

    bút chì.          

  • C

    đôi giày.        

  • D

    viên kim cương.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, internet.

Lời giải chi tiết:

Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là viên kim cương.

Loại A vì áo sơ mi được làm từ nhiều chất liệu như cotton, polymer…

Loại B vì ruột bút chì thường được tạo thành từ hôn hợp than chì và đất sét, vỏ bút chì tạo thành từ gỗ.

Loại C vì đôi giày được làm từ nhiều cất khác nhau thì vải, cao su.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

  • A

    tuần

  • B

    ngày

  • C

    giây

  • D

    giờ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Chất nào không có trong thực phẩm

  • A

    Chất béo

  • B

    Chất đạm

  • C

    Oxygen

  • D

    Chất bột

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (proteine) hoặc nước

Thực phẩm không chứa oxygen

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng của một vật cần lưu ý:

  • A

    Hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo

  • B

    Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân

  • C

    Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng của một vật cần lưu ý:

-  Hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo

- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho các vật thể sau: hoa quả, xe đạp, cây cỏ, nước, quần áo, ngôi nhà, đất, cái bàn, chai nước.

Số vật thể nhân tạo là:

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các vật thể nhân tạo là: xe đạp, quần áo, ngôi nhà, cái bàn, chai nước => Có 5 vật thể nhân tạo.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Loài cá dưới đây được gọi tên theo nhiều cách khác nhau, đâu là cách gọi tên theo tên khoa học:

  • A Cá lóc đen
  • B Channa Striata
  • C Cá tràu
  • D Cá chuối

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết phần cách gọi tên sinh vật.                             

Lời giải chi tiết:

Tên khoa học: Theo tên chi/giống và tên loài, loài cá này có tên loài là Striata và tên chi/giống là Channa

Đáp án A là gọi theo tên phổ thông

Đáp án C,D là gọi theo tên địa phương

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

  • A

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • B

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm

  • C

    Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • D

    Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Giới hạn đo của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Lời giải chi tiết:

Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng gì

  • A

    Quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ 

  • B

    Bảo vệ, định hình và  giúp cây cứng cáp

  • C

    Chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

  • D

    Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem cấu tạo tế bào thực vật

Lời giải chi tiết:

Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Các sinh vật dưới đây, sinh vật nào có cấu tạo từ các tế bào nhân thực

  • A

    Cây cà chua

  • B

    Vi khuẩn Ecoli

  • C

    Trùng roi

  • D

    Tảo silic

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cây cà chua được cấu tạo từ tế bào nhân thực

Những đáp án khác đều cấu tạo từ tế bào nhân sơ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cơ quan (1) thuộc hệ cơ quan nào sau đây?

  • A

    Hệ tuần hoàn.      

  • B

    Hệ thần kinh

  • C

    Hệ hô hấp. 

  • D

    Hệ tiêu hoá.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Cơ quan (2) là tim thuộc hệ tuần hoàn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Đâu là cách đặt mắt quan sát đúng khi sử dụng thước ?

  • A

    Cách a,

  • B

    Cách b,

  • C

    Cách c,

  • D

    Cả ba cách đều đúng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

 Cách b là cách đúng khi sử dụng thước đo,  nhìn thẳng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 : Tế bào thần kinh có ở

  • A Người
  • B Cây cà chua
  • C Vi khuẩn
  • D Tảo

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lại phần lí thuyết tế bào

 

Lời giải chi tiết:

Tế bào thần kinh có ở tất cả các loai động vật

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Chỉ ra các thao tác sai khi dùng nhiệt kế trong các tình huống dưới đây?

a) Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo

b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo.

c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế.

  • A a – b
  • B a – c
  • C b – c
  • D a – b – c 

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các thao tác sai là:

b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo.

=> Vì khi đó nhiệt kế sẽ trở về trạng thái ban đầu.

c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế. => Vì khi đó, có thêm nhiệt độ ở tay truyền sang nhiệt kế.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Virus được phát hiện đầu tiên từ cây gì?

  • A

    Cây đậu.

  • B

    Cây thuốc lá.

  • C

    Cây xương rồng.

  • D

    Cây dâu tằm.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Virus được phát hiện đầu tiên từ cây thuốc lá.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A

    Rán trứng.

  • B

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C

    Làm nước đá.

  • D

    Đốt que diêm.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Đặc điểm chính của cơ thể sinh vật:

  • A Cảm ứng
  • B Dinh dưỡng
  • C Sinh trưởng và sinh sản
  • D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết cơ thể sinh vật

Lời giải chi tiết:

Cơ thể chỉ một cá thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản: cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản,chết ..

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho biểu đồ dưới đây:

  • A

    Luyện thép

  • C

    Công nghiệp hóa chất

  • D

    Hàn cắt kim loại

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ biểu đồ.

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực tiêu thụ ít oxygen nhất là:

- Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa.

- Hàn cắt kim loại.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

  • A

    \(km\)

  • B

    \(cm\)

  • C

    \(mm\)

  • D

    \(m\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét \(\left( m \right)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định là :

  • A Tế bào
  • B
  • C Hệ cơ quan
  • D Cơ quan

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết phần các cấp tổ chức của cơ thể đa bào

Lời giải chi tiết:

Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định.

Ví dụ ở người miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột tạo thành hệ tiêu hóa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Cách xây dựng khóa lưỡng phân dựa trên tiêu chí gì của các loài sinh vật:

  • A Đặc điểm giống nhau
  • B Đặc điểm đối lập
  • C Môi trường sống giống nhau
  • D Cách dinh dưỡng giống nhau

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết phần khóa lưỡng phân

Lời giải chi tiết:

Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Loại kính sau đây, thường được sử dụng để

  • A

    Soi lá cây

  • B

    Soi bọ cánh cứng

  • C

    Đọc sách

  • D

    Soi hạt cát

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Kính đeo mắt thường được sử dụng để đọc sách

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân (hình vẽ) là:

  • A

    GHĐ: 50g; ĐCNN: 2g

  • B

    GHĐ: 5 kg; ĐCNN: 20 g

  • C

    GHĐ: 4,8 kg; ĐCNN 20 g

  • D

    GHĐ: 4,8 kg; ĐCNN: 2 g

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Độ chia nhỏ nhất là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

- Giới hạn đo của cân là giá trị lớn nhất của cân.

Lời giải chi tiết:

Từ hình vẽ ta thấy cân đồng hồ có: GHĐ: 5 kg; ĐCNN: 20 g

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian:

  • A

    từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích

  • B

    từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích

  • C

    bạn Nguyên chạy 50m rồi nhân đôi

  • D

    bạn Nguyên chạy 200m rồi chia đôi

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Hà Nội là: Nhiệt độ từ \({19^0}C\) đến \({28^0}C\). Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin?

  • A

    Nhiệt độ từ \(66,{2^0}K\) đến \(82,{4^0}K\).

  • B

    Nhiệt độ từ \({292^0}K\) đến \({300^0}K\).

  • C

    Nhiệt độ từ \({292^0}K\) đến \({301^0}K\).

  • D

    Nhiệt độ từ \(66,{4^0}K\) đến \(82,{2^0}K\).

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức:

\(t{(^0}C) = T(K) - 273\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{19^0}C = 19 + 273 = 292K\\{28^0}C = 28 + 273 = 301K\end{array} \right.\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?

  • A

    Nhiệt độ của nước đá

  • B

    Nhiệt độ cơ thể người

  • C

    Nhiệt độ của một lò luyện kim

  • D

    Nhiệt đô khí quyển

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có: nhiệt kế thủy ngân có thang nhiệt độ từ \( - {10^0}C\) đến \({110^0}C\).

- Nhiệt độ của nước đá là 00C => đo được.

- Nhiệt độ cơ thể người: \({35^0}C\) đến \({42^0}C\) => đo được.

- Nhiệt độ của một lò luyện kim khoảng hàng nghìn độ C => không đo được

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Vào dịp tết, mẹ bạn An làm mứt dừa cho cả nhà ăn. Khi cả nhà thưởng thức, bố An thấy mứt ngọt quá nên không muốn ăn vì bố bạn đang trong chế độ kiêng đường. Bạn An rất muốn tách bớt đường ra khỏi mứt dừa đã làm để bố có thể ăn được. Theo em, có cách nào để tách bớt đường từ mứt dừa đã làm không?

  • A

    Cho mứt vào nước để hoà tan bớt đường. Sau đó vớt mứt ra và rang khô lại.

  • B

    Cho mứt vào nước để hòa tan bớt đường. Sau đó lấy giấy lau khô miếng mứt.

  • C

    Cho mứt vào ngăn mát tủ lạnh. Làm mứt lạnh sẽ bớt ngọt hơn.

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, internet.

Lời giải chi tiết:

Cho mứt vào nước để hoà tan bớt đường. Sau đó vớt mứt ra và rang khô lại.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể tái sinh?

  • A

    Bởi thằn lằn ăn đuôi của con khác cùng loài

  • B

    Bởi vì thằn lằn có 1 cái đuôi dự phòng

  • C

    Bởi vì tế bào ở đuôi thằn lằn lớn lên và sinh sản

  • D

    Cả ba đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Bởi vì tế bào ở đuôi thằn lằn lớn lên và sinh sản, giúp cho thay thế tế bào đuôi bị chết, mọc lại thành đuôi mới cho nó.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Đặc điểm cơ thể dưới đây là:

  • A Đơn bào, nhân sơ
  • B Đơn bào, nhân thực
  • C Đa bào, nhân sơ
  • D Đa bào, nhân thực

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tảo bong bóng Valonia ventricosa, một trong những sinh vật đơn bào, nhân thực to nhất với đường kính hơn 1 cm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Nước được sử dụng làm sữa chua là

  • A

    Nước lạnh.

  • B

    Nước đun sôi để nguội.

  • C

    Nước sôi.

  • D

    Nước đun sôi rồi để nguội đến khoảng 50 độ C.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nước được sử dụng làm sữa chua là nước đun sôi rồi để nguội đến khoảng 50 độ C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn:

(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.

(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết vể thể trạng người bệnh.

(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.

(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.

(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm vi khuẩn.

Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất:

  • A

    (1), (2), (3), (4), (5).

  • B

    (1), (2), (5).

  • C

    (2), (3), (4), (5).

  • D

    (1), (2), (3), (4).

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn là:

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
  • Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết vể thể trạng người bệnh.
  • Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.
  • Dùng kháng sinh đủ thời gian.

Không phải trong trường hợp nào cũng sử dụng thuốc kháng sinh cho trường hợp nhiễm vi khuẩn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Ai là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của tế bào ?

  • A

    Antonie Leeuwenhoek.                                          

  • B

    Gregor Mendel

  • C

    Charles Darwin.                                                     

  • D

    Robert Hooke.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của tế bào là  Robert Hooke.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 : Đặc điểm của cấp tổ chức sống :

  • A Theo nguyên tắc thứ bậc
  • B Hệ thống mở và tự điều chỉnh
  • C Liên tục tiến hóa
  • D Các đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

  • Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
  • Hệ thống mở: mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
  • Tự điều chỉnh: Mọi cấp độ tổ chức sống đều có cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống tồn tại và phát triển.
  • Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A

    1 giờ 3 phút

  • B

    1 giờ 27 phút

  • C
    2 giờ 33 phút
  • D 10 giờ 33 phút 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đổi thời gian về cùng một đơn vị.

Khoảng thời gian = Thời gian sau – Thời gian trước.

Lời giải chi tiết:

Ta có: 13 giờ 48 phút = 13.60 + 48 = 828 phút

15 giờ 15 phút = 15.60 + 15 = 915 phút

 Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

\(t = 915 - 828 = 87\) phút = (60 + 27) phút = 1 giờ 27 phút.

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ