Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Sinh lớp 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Trãi

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 194809

Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã vì

  • A. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
  • B. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
  • C. có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh
  • D. có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh
Câu 2
Mã câu hỏi: 194810

Tính đa dạng về loài của quần xã là

  • A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài
  • B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
  • C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
  • D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Câu 3
Mã câu hỏi: 194811

Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?

  • A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Trảng cỏ
  • B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Trảng cỏ
  • C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Trảng cỏ
  • D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Trảng cỏ
Câu 4
Mã câu hỏi: 194812

Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện mối quan hệ:

  • A. kí sinh
  • B. hội sinh
  • C. hợp tác  
  • D. cộng sinh
Câu 5
Mã câu hỏi: 194813

Sự thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là

  • A. biến động số lượng.
  • B. biến động cấu trúc
  • C. biến động di truyền
  • D. biến động kích thước
Câu 6
Mã câu hỏi: 194814

Sinh vật sản xuất là những sinh vật

  • A.

    phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

  • B.

    động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

  • C.

    có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân

  • D.

    chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp

Câu 7
Mã câu hỏi: 194815

Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, … là những ví dụ về:

  • A. hệ sinh thái trên cạn
  • B. hệ sinh thái nước ngọt
  • C. hệ sinh thái tự nhiên
  • D. hệ sinh thái nhân tạo
Câu 8
Mã câu hỏi: 194816

Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: 20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: 5,60C đến 420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn
  • B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn
  • C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn
  • D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn
Câu 9
Mã câu hỏi: 194817

Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

  • A. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
  • B. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
  • C. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
  • D. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
Câu 10
Mã câu hỏi: 194818

Quan hệ cạnh tranh là

  • A. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái
  • B. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng
  • C. các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối
  • D. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể
Câu 11
Mã câu hỏi: 194819

Bể cá cảnh là loại hệ sinh thái nào? 

  • A. hệ sinh thái “khép kín”
  • B. hệ sinh thái nhân tạo
  • C. hệ sinh thái vi mô
  • D. hệ sinh thái tự nhiên
Câu 12
Mã câu hỏi: 194820

Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng

  • A. tăng dần đều
  • B. đường cong chữ J
  • C. đường cong chữ S
  • D. giảm dần đều
Câu 13
Mã câu hỏi: 194821

Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ trong quần thể? 

  • A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định
  • B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường
  • C. Làm giảm số lượng cá thể trong quần thể
  • D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể
Câu 14
Mã câu hỏi: 194822

Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì chúng ta nên:

  • A. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt
  • B. tăng cường đánh bắt vì quần thể đang ổn định
  • C. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ
  • D. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái
Câu 15
Mã câu hỏi: 194823

Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là:

  • A. di cư và nhập cư
  • B. dịch bệnh
  • C. tỷ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong
  • D. khống chế sinh học
Câu 16
Mã câu hỏi: 194824

Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

  • A. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh
  • B. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật
  • C. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật
  • D. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật
Câu 17
Mã câu hỏi: 194825

Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là 

  • A. tính ổn định của hệ sinh thái
  • B. có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
  • C. điều kiện môi trường vô sinh
  • D. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc
Câu 18
Mã câu hỏi: 194826

Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của quần thể đạt

  • A. mức tối đa
  • B. mức cân bằng
  • C. mức tối thiểu
  • D. dưới mức tối thiểu
Câu 19
Mã câu hỏi: 194827

Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm một lần. Hiện tượng này biểu hiện

  • A. biến động theo chu kì mùa
  • B. biến động theo chu kì ngày đêm
  • C. biến động theo chu kì nhiều năm
  • D. biến động theo chu kì tuần trăng
Câu 20
Mã câu hỏi: 194828

Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường gọi là

  • A. kích thước tối thiểu
  • B. kích thước tối đa
  • C. kích thước bất ổn
  • D. kích thước phát tán
Câu 21
Mã câu hỏi: 194829

Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì:

  • A. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
  • B. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao
  • C. tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
  • D. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau
Câu 22
Mã câu hỏi: 194830

Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:

  • A. biến động nhiều năm
  • B. biến động không theo chu kì
  • C. biến động tuần trăng
  • D. biến động theo mùa
Câu 23
Mã câu hỏi: 194831

Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới 

  • A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu
  • B. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong
  • C. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa
  • D. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp
Câu 24
Mã câu hỏi: 194832

Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là

  • A. khoảng thuận lợi
  • B. khoảng chống chịu
  • C. khoảng gây chết
  • D. giới hạn sinh thái
Câu 25
Mã câu hỏi: 194833

Diễn thế sinh thái là

  • A. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
  • B. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường
  • C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường
  • D. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
Câu 26
Mã câu hỏi: 194834

Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

  • A. có sức sống trung bình
  • B. có sức sống giảm dần
  • C. phát triển thuận lợi nhất
  • D. chết hàng loạt
Câu 27
Mã câu hỏi: 194835

Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ

  • A. ức chế - cảm nhiễm
  • B. cạnh tranh
  • C. hợp tác
  • D. hội sinh
Câu 28
Mã câu hỏi: 194836

Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau

  • A. lúc thì có giới hạn sinh thái khác nhau, lúc thì có giới hạn sinh thái giống nhau
  • B. có giới hạn sinh thái giống nhau
  • C. Có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi
  • D. có giới hạn sinh thái khác nhau
Câu 29
Mã câu hỏi: 194837

Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài 

  • A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ cây họ đậu
  • B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
  • C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ
  • D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
Câu 30
Mã câu hỏi: 194838

Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ giữa mối và trùng roi là:

  • A. cộng sinh
  • B. hội sinh
  • C. hợp tác
  • D. kí sinh
Câu 31
Mã câu hỏi: 194839

Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là

  • A. tỉ lệ phân hoá
  • B. phân hoá giới tính
  • C. tỉ lệ giới tính
  • D. phân bố giới tính
Câu 32
Mã câu hỏi: 194840

Tập hợp các dấu hiệu để phân biệt các quần xã được gọi là

  • A. đặc điểm của quần xã
  • B. đặc trưng của quần xã
  • C. cấu trúc của quần xã
  • D. thành phần của quần xã
Câu 33
Mã câu hỏi: 194841

Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây thông nhựa không liền rễ như thế nào? 

  • A. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ
  • B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ
  • C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ
  • D. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ
Câu 34
Mã câu hỏi: 194842

Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là

  • A. diễn thế nguyên sinh
  • B. diễn thế thứ sinh
  • C. diễn thế phân huỷ
  • D. diễn thế nhân tạo
Câu 35
Mã câu hỏi: 194843

Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng

  • A. đường cong chữ J
  • B. tăng dần đều
  • C. giảm dần đều
  • D. đường cong chữ S
Câu 36
Mã câu hỏi: 194844

Mật độ của quần thể là

  • A. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần thể
  • B. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể
  • C. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó
  • D. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
Câu 37
Mã câu hỏi: 194845

Quá trình chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào?

  • A. Sinh vật phân giải
  • B. Sinhvật tiêu thụ bậc 1
  • C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
  • D. Sinh vật sản xuất
Câu 38
Mã câu hỏi: 194846

Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là

  • A. giảm cạnh tranh cùng loài
  • B. tận dụng nguồn sống thuận lợi
  • C. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài
  • D. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài
Câu 39
Mã câu hỏi: 194847

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

  • A. Cây trong vườn
  • B. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
  • C. Đàn cá rô trong ao
  • D. Cây cỏ ven bờ
Câu 40
Mã câu hỏi: 194848

Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi chết được gọi là

  • A. tuổi sinh thái
  • B. tuổi sinh lí
  • C. tuổi trung bình
  • D. tuổi quần thể

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ