Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Kiểm tra: Đề thi online chuyên đề Di truyền học quần thể

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 195313

Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:

  • A. Quần thể giao phối có lựa chọn.
  • B. Quần thể tự phối và ngẫu phối.
  • C. Quần thể tự phối.
  • D. Quần thể ngẫu phối.
Câu 2
Mã câu hỏi: 195314

Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng

  • A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp.
  • B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử.
  • C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.
  • D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 3
Mã câu hỏi: 195315

Cho quần thể: P = 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Nếu ngẫu phối liên tiếp 3 thế hệ, thì tần số các alen ở đời thứ 3 là:

  • A. 0,25A + 0,75a.
  • B. 0,50A + 0,50a.
  • C. 0,75A + 0,25a.
  • D. 0,95A + 0,05a.
Câu 4
Mã câu hỏi: 195316

Vốn gen của quần thể là:

  • A. Tổng số các kiểu gen của quần thể ở một thời điểm nhất định.
  • B. Tập hợp tất cả các alen của tất cả các gen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định.
  • C. Tần số kiểu gen của quần thể ở một thời điểm nhất định.
  • D. Tần số các alen của quần thể ở một thời điểm nhất định.
Câu 5
Mã câu hỏi: 195317

Quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,7AA : 0,3aa tự thụ phấn 2 thế hệ liên tiếp sẽ có thành phần:

  • A. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa.
  • B. 0,21aa + 0,79A
  • C. 0,35AA + 0,50Aa + 0,15aa.
  • D. 0,70AA + 0,30aa.
Câu 6
Mã câu hỏi: 195318

Tần số tương đối của alen là tỉ lệ phần trăm

  • A. số giao tử mang alen đó trong quần thể.
  • B. số các thể chứa các alen đó trong tổng số các cá thể của quần thể.
  • C. alen đó trong các kiểu gen của quần thể.
  • D. các kiểu gen chứa alen đó trong tổng số các kiểu gen của quần thể. 
Câu 7
Mã câu hỏi: 195319

Ở một nòi gà, gen D: lông đen, d: trắng, D trội không toàn toàn nên kiểu gen Dd cho màu lông đốm. Một quần thể cân bằng gồm 10000 con gà, trong đó co 100 con lông trắng, thì số gà lông đốm có thể là:

  • A. 9900.
  • B. 1800.
  • C. 9000.
  • D. 8100.
Câu 8
Mã câu hỏi: 195320

Tần số tương đối của một kiểu gen là tỉ số

  • A. giao tử mang kiểu gen đó trên các kiểu gen  trong quần thể.
  • B. các alen của kiểu gen đó trong các kiểu gen của quần thể.
  • C. các thể mang kiểu gen đó trong tổng số các cá thể của quần thể.
  • D. giao tử mang alen của kiểu gen đó trên tổng só các giao tử trong quần thể.
Câu 9
Mã câu hỏi: 195321

Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm:

  • A. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể.
  • B. tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.
  • C. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.
  • D. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 10
Mã câu hỏi: 195322

Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng:

  • A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
  • B. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
  • C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
  • D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 11
Mã câu hỏi: 195323

Hai quần thể của loài ếch là ở trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg cho một gen có hai alen,M and m. Tần số của alen m trong quần thể 1 là 0,2 và 0,4 ở quần thể 2. Nếu có 100 con ếch trong mỗi quần thể, sự khác nhau về số lượng ếch dị hợp giữa hai quần thể là?

  • A. 12.
  • B. 8.
  • C. 32.
  • D. 16.
Câu 12
Mã câu hỏi: 195324

Nguyên nhân làm cho quần thể giao phối ngẫu nhiên có tính đa hình là:

  • A. Có nhiều kiểu gen khác nhau.
  • B. Có nhiều kiểu hình khác nhau.
  • C. Quá trình giao phối ngẫu nhiên.
  • D. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản.
Câu 13
Mã câu hỏi: 195325

Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là:

  • A. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa.
  • B. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa.
  • C. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa.
  • D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa.
Câu 14
Mã câu hỏi: 195326

Một gen có 2 alen, ở thế hệ xuất phát, tần số alen A = 0,2 ; a = 0,8. Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen a trong quần thể là:

  • A. 0,186.
  • B. 0,146.
  • C. 0,160.
  • D. 0,284.
Câu 15
Mã câu hỏi: 195327

Màu sắc vỏ ốc sên châu Âu được quy định bởi một gen có 3 alen : A1 (nâu); A2 (hồng) và A3 (vàng). Alen màu nâu là trội so với hồng và vàng; màu hồng trội so với vàng; màu vàng là lặn hoàn toàn. Trong một quần thể ốc sên các màu sắc được phân bố như sau: 0,51 nâu: 0,24 hồng: 0,25 vàng. Nếu như quần thể nay ở dạng cân bằng thi tần số cac alen Al, A2, A3 lần lượt là:

  • A. 0,3 : 0,5 : 0,2.
  • B. 0,5 : 0,2 : 0,3.
  • C. 0,2 : 0,3 : 0,5.
  • D. 0,3 : 0,2 : 0,5.
Câu 16
Mã câu hỏi: 195328

Ở ruồi nhà 2n = 12. Xét 5 locut gen như sau: gen I có 3 alen nằm trên NST số 3; gen II có 2 alen, gen III có 4 alen nằm trên NST số 2; gen IV có 3 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, gen V có 2 alen nằm trên vùng tương đồng X và Y. Nếu một quần thể ngẫu phối, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, không có đột biến thì số kiểu gen tối đa trong quần thể trên ở ruồi đực là bao nhiêu?

  • A. 1512.
  • B. 4536.
  • C. 7128.
  • D. 2592.
Câu 17
Mã câu hỏi: 195329

Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Nếu đem các cây nảy mầm này ngẫu phối, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp ở đời con tính theo lý thuyết là:

  • A. 13/25.
  • B. 17/32.
  • C. 15/64.
  • D. 1/8.
Câu 18
Mã câu hỏi: 195330

Thế hệ xuất phát trong quần thể ngẫu phối là: 0,16 BB : 0,32Bb : 0,52bb. Biết tỷ lệ sống sót đến tuổi sinh sản của kiểu gen Bb là 100%; BB là 75%, bb là 50%. Đến thế hệ F1 tỉ lệ kiểu gen của quần thể này là:

  • A. 0,36 BB : 0,48Bb : 0,16bb.
  • B. 10,24%BB : 43,52% Bb : 46,24% bb.
  • C. 0,16BB : 0,48Bb : 0,36bb.
  • D. 49%BB : 42%Bb : 9%bb.
Câu 19
Mã câu hỏi: 195331

Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen qui định nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu a) qui định được tìm thấy ở quần thể là 40% con đực và 16% con cái. Những nhận xét nào sau đây chính xác:

(1) Tần số alen a ở giới cái là 0,4

(2) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a là 48%

(3) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể la 48%

(4) Tần số alen A ở giới đực là 0,4

(5) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 24%

  • A. 2.
  • B. 1.
  • C. 4.
  • D. 3.
Câu 20
Mã câu hỏi: 195332

Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên bằng:

  • A. 3 thế hệ.
  • B. 4 thế hệ.
  • C. 5 thế hệ.
  • D. 6 thế hệ.
Câu 21
Mã câu hỏi: 195333

Quần thể ngẫu phối có đặc điểm  di truyền nổi bật là:

  • A. Tần số các alen luôn biến đổi qua các thế hệ.
  • B. Tần số kiểu gen luôn biến đổi qua các thế hệ.
  • C. Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
  • D. Tần số các alen không đổi nhưng tấn số các kiểu gen thì liên tục biến đổi.
Câu 22
Mã câu hỏi: 195334

Một gen mã hóa enzim hoàn toàn độc lập với sự di truyền giới tính, tần số các kiểu gen trong một quần thể như sau:

                               FF               FS              SS

Con cái:                30               60              10

Con đực:               20               40  &

  • A. 0,46.
  • B. 0,48.
  • C. 0,50.
  • D. 0,52
Câu 23
Mã câu hỏi: 195335

Một quần thể của một loài động vật sinh sản giao phối gồm cá thể thân xám và thân đen. Giả sử quần thể này ở trạng thái cân bằng, trong đó thân xám đồng hợp chiếm 36%. Người ta chọn ngẫu nhiên 1 cặp đều có thân xám cho giao phối với nhau thì xác suất cặp cá thể này có kiểu gen dị hợp tử là bao nhiêu ?

  • A. 16%.
  • B. 65,25%.
  • C. 52,65%.
  • D. 25,65%.
Câu 24
Mã câu hỏi: 195336

Một số người có khả năng tiết ra chất mathanetiol gây mùi khó chịu. Khả năng tiết ra chất này là do gen lặn m gây nên. Giả sử rằng tần số alen m trong quần thể người là 0,6. Có 4 cặp vợ chồng đều bình thường chuẩn bị sinh con. Xác suất để cả 4 cặp vợ chồng trên đều là những người dị hợp Mm là bao nhiêu ?

  • A. (3/4)5
  • B. (3/4)6
  • C. (3/4)7
  • D. (3/4)8
Câu 25
Mã câu hỏi: 195337

Trong một quần thể người tần số bị chứng bệnh bạch tạng đã được xác định là 1/10.000. Giả sử quần thể đó đang ở trạng thái cấn bằng di truyền thì xác suất để một cặp vợ chồng bình thường sinh ra đứa con bị bạch tạng là bao nhiêu?

  • A. 0,00009108.
  • B. 0,00009801.
  • C. 0,00009018.
  • D. 0,00009180.
Câu 26
Mã câu hỏi: 195338

Xét một loài có 5 cặp gen nằm trên 5 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, biết ở con đực có 2 cặp gen tương đồng hợp 3 cặp gen dị hợp, còn con cái thì ngược lại. Số kiểu giao phối có thể xảy ra giữa con đực và con cái là:

  • A. 160.
  • B. 80.
  • C. 320.
  • D. 3200.
Câu 27
Mã câu hỏi: 195339

Quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen là 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỷ lệ thể đồng hợp chiếm 0,95?

  • A. n = 1.
  • B. n = 2.
  • C. n = 3.
  • D. n =  4.
Câu 28
Mã câu hỏi: 195340

Một quần thể người (cân bằng) có tỷ lệ các nhóm máu là : máu A : 45%, máu B : 21%, máu AB : 30%, máu O : 4%. Tần số tương đối các alen quy định nhóm máu I; IB, IO lần lượt là:

  • A. 0,51 ; 0,45 ; 0,04.
  • B. 0,3 ; 0,5 ; 0,2.
  • C. 0,45 ; 0,51 ; 0,04.
  • D. 0,5 ; 0,3 ; 0,2.
Câu 29
Mã câu hỏi: 195341

Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền? 

(1) 1AA.

(2) 0,5AA : 0,5Aa.

(3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.

(4) 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.

Đáp án đúng là:

  • A. (1) và (2).
  • B. (1) và (3).
  • C. (1) và (4).
  • D. (2), (3) và (4).
Câu 30
Mã câu hỏi: 195342

Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 là:

  • A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.
  • B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
  • C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
  • D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Câu 31
Mã câu hỏi: 195343

Quần thể ruồi giấm đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là A và a nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu tần số alen lặn a bằng 0,5 thì tỉ lệ giữa con đực có kiểu hình lặn với con cái cũng có kiểu hình lặn là:

  • A. 3 : 1.
  • B. 1,5 : 1.
  • C. 2 : 1.
  • D. 1 : 1.
Câu 32
Mã câu hỏi: 195344

Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5. Biết các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và không cùng nhóm liên kết. Xác định số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt là:

  • A. 60 và 90.
  • B. 120 và 180.
  • C. 60 và 180.
  • D. 30 và 60.
Câu 33
Mã câu hỏi: 195345

Một quần thể thực vật  tự thụ, alen A quy định khả năng mọc được trên đất nhiễm kim loại nặng, a : không mọc trên đất nhiễm kim loại nặng. Quần thể ở P có 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa. Khi chuyển toàn bộ quần thể này trồng ở đất nhiễm kim loại nặng, sau 2 thế hệ tần số của mỗi alen là:

  • A. A = 0,728 ; a = 0,272.
  • B. A =  0,77 ; a = 0,23.
  • C. A = 0,87  ; a = 0,13.
  • D. A =  0,79 ; a = 0,21.
Câu 34
Mã câu hỏi: 195346

Trong các phát biểu sau, phát biểu phù hợp với định luật Hacđi- Van béc là:

  • A. Trong một hệ sinh thái đỉnh cực, dòng năng lượng không thay đổi.
  • B. Trong một quần thể ngẫu phối, tần số các alen được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • C. Các cá thể có chiều cao hơn phân bố bên dưới các vĩ độ cao hơn.
  • D. Trong quần thể, tần số đột biến bù trừ với áp lực chọn lọc.
Câu 35
Mã câu hỏi: 195347

Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi - Van béc là:

  • A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
  • B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
  • C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
  • D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.
Câu 36
Mã câu hỏi: 195348

Nội dung nào đúng với hiện tượng đa hình cân bằng di truyền trong quần thể?

(1) Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.

(2) Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.

(3) Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen.

(4) Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh.

Đáp án đúng là:

  • A. (1), (2), (4).
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (2), (3), (4).
  • D. (1), (3), (4).
Câu 37
Mã câu hỏi: 195349

Điều nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi – Vanbec?

  • A. Không có chọn lọc tự nhiên, quần thể đủ lớn để ngẫu phối.
  • B. Sức sống và sức sinh sản của các thể đồng hợp, dị hợp là như nhau.
  • C. Không có sự di nhập của các gen lạ vào quần thể.
  • D. Số alen của một gen nào đó được tăng lên.
Câu 38
Mã câu hỏi: 195350

Quần thể nào trong các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

  • A. Quần thể 1, 2.
  • B. Quần thể 3, 4.
  • C. Quần thể 2, 4.
  • D. Quần thể 1, 3.
Câu 39
Mã câu hỏi: 195351

Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền, số cá thể có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 1%. Cho biết gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Tần số của alen a trong quần thể này là:

  • A. 0,01.
  • B. 0,1.
  • C. 0,5.
  • D. 0,001.
Câu 40
Mã câu hỏi: 195352

Ý nghĩa lí luận của định luật Hacdi – Van bec giải thích

  • A. tính ổn định tương đối qua 1 thời gian của các quần thể trong tự nhiên.
  • B. vì sao trong tự nhiên, các quần thể ngẫu phối luôn ở trạng thái cân bằng di truyền.
  • C. cơ sở lí luận của quá trình tiến hóa nhỏ, cho biết được tốc độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
  • D. quần thể là 1 đơn vị tiến hóa cơ bản, sự mất cân bằng của quần thể sẽ đưa đến sự tiến hóa.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ