Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa học kì 1 Toán 12 THPT Việt Đức Hà Nội năm học 2017 - 2018

15/07/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 312901

Cho hàm số \(y = \frac{{x + 3}}{{x + 2}}.\) Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng:

  • A. Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)
  • B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right) \cup \left( { - 2; + \infty } \right).\)
  • C. Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 2 \right\}.\)
  • D. Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) và \(\left( { - 2; + \infty } \right).\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 312902

Hai điểm cực trị của hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} - 4\) đối xứng nhau qua đường thẳng:

  • A. y=x-1.
  • B. y=2x-1.
  • C. 3x-6y-13=0.
  • D. x-2y-3=0.
Câu 3
Mã câu hỏi: 312903

Cho hình chóp S.ABC, trên các cạnh SA, SB, SC lần lượt lấy các điểm A’, B’, C’ sao cho \(SA' = \frac{2}{3}SA,SB' = \frac{5}{6}SB,SC' = \frac{k}{{k + 1}}SC.\) Biết rằng \({V_{S.A'B'C'}} = \frac{1}{2}{V_{S.ABC}}.\) Lựa chọn phương án đúng.

  • A. k=6.
  • B. k=7.
  • C. k=8.
  • D. k=9.
Câu 4
Mã câu hỏi: 312904

Cho \(\left( {{C_m}} \right):f(x) = {x^4} + 2m{x^2} + m.\) Tìm m để \(({C_m})\) có ba cực trị.

  • A. m<0.
  • B. m=0.
  • C. m>0.
  • D. \(m \ge 0.\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 312905

Đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{{3x + 2}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận?

  • A. 3.
  • B. 1.
  • C. 4.
  • D. 2.
Câu 6
Mã câu hỏi: 312906

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \frac{{{x^2} - x + 1}}{{x - 1}}\) trên khoảng \((1; + \infty )\) là:

  • A. \(\mathop {\min }\limits_{\left( {1; + \infty } \right)} y = 3.\)
  • B. \(\mathop {\min }\limits_{\left( {1; + \infty } \right)} y =  - 1.\)
  • C. \(\mathop {\min }\limits_{\left( {1; + \infty } \right)} y = 5.\)
  • D. \(\mathop {\min }\limits_{\left( {1; + \infty } \right)} y =  - \frac{7}{3}.\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 312907

Hàm số \(y =  - \frac{1}{3}{x^3} - (m + 1){x^2} + (m + 1)x + 1\) nghịch biến trên tập xác định của nó khi:

  • A. \( - 2 < m <  - 1\)
  • B. \(m <  - 2\)
  • C. \(m >  - 1\)
  • D. \( - 2 \le m \le  - 1.\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 312908

Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(f(x) = {x^3} - 8{x^2} + 16x - 9\) trên đoạn [1;3].

  • A. \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {1;3} \right]} f(x) =  - 6.\)
  • B. \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {1;3} \right]} f(x) = \frac{{13}}{{27}}.\)
  • C. \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {1;3} \right]} f(x) = 0.\)
  • D. \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {1;3} \right]} f(x) = 5.\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 312909

Đồ thị hàm số nào sau đây không có tiệm cận ngang?

  • A. \(y = \frac{{2x - 3}}{{x + 1}}.\)
  • B. \(y = \frac{{\sqrt {{x^4} + 3{x^2} + 7} }}{{2x - 1}}.\)
  • C. \(y = \frac{3}{{x - 2}} + 1.\)
  • D. \(y = \frac{3}{{{x^2} - 1}}.\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 312910

Đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x\) có điểm cực đại là:

  • A. \(( - 1;2).\)
  • B. \((1; - 2).\)
  • C. \((1;0).\)
  • D. \(( - 1;0).\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 312911

Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = x + 1 + \sqrt {4 - {x^2}} \) lần lượt là M và m, chọn câu trả lời đúng.

  • A. \(M = \sqrt 2  + 1;\,m =  - 1.\)
  • B. \(M = 2\sqrt 2  + 1;\,m = 1.\)
  • C. \(M = 2\sqrt 2  + 1;\,m =  - 1.\)
  • D. \(M = 3;\,m = 1.\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 312912

Đường cong trong hình bên dưới là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số dược liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?

  • A. \(y =  - {x^3} + 3{x^2} + 1\)
  • B. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 3x + 1.\)
  • C. \(y =  - {x^3} - 3{x^2} - 1.\)
  • D. \(y = {x^3} - 3x + 1.\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 312913

Cho hàm số \(y = f(x)\) có bảng biến thiên như hình bên dưới đây.Hỏi đồ thị hàm số \(y = f(x)\) có bao nhiêu đường tiệm cận?

  • A. 4
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 2
Câu 14
Mã câu hỏi: 312914

Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với (ABC), tam giác ABC vuông tại A, AB=3a, AC=4a, SA=4a. Tính thể tích khối chóp S.ABC.

  • A. \(2{a^3}.\)
  • B. \(6{a^3}.\)
  • C. \(8{a^3}.\)
  • D. \(9{a^3}.\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 312915

Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’, trên các cạnh AA’, BB’ lấy các điểm M, N sao cho AA’=4A’M, BB’=4B’N. Mặt phẳng (C’MN) chia khối lăng trụ thành hai phần. Gọi \({V_1}\) là thể tích khối chóp C’.A’B’MN và \({V_2}\) là thể tích khối đa diện ABCMNC’. Tính tỷ số \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}.\)

  • A. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{5}.\)
  • B. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{4}{5}.\)
  • C. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{2}{5}.\)
  • D. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{3}{5}.\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 312916

Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều cạnh a, đỉnh A’ cách đều ba đỉnh A, B, C. Cạnh bên AA’ tạo với đáy một góc \({45^0}.\) Thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’ bằng bao nhiêu?

  • A. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{10}}.\)
  • B. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}.\)
  • C. \(\frac{{{a^3}}}{4}.\)
  • D. \(\frac{{{a^3}}}{8}.\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 312917

Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 3 + \sqrt {{x^2} - 2x + 5} .\)

  • A. \(\mathop {\min y}\limits_\mathbb{R}  = 0.\)
  • B. \(\mathop {\min y}\limits_\mathbb{R}  = 3.\)
  • C. \(\mathop {\min y}\limits_\mathbb{R}  = 3 + \sqrt 5 .\)
  • D. \(\mathop {\min y}\limits_\mathbb{R}  = 5.\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 312918

Tìm m để hàm số \(y = 2{x^3} + 3(m - 1){x^2} + 6(m - 2) + 3\) nghịch biến trên một khoảng có độ dài lớn hơn 3.

  • A. m>6
  • B. \(m \in \left( {0;6} \right)\)
  • C. m<0
  • D. m<0 hoặc m>6.
Câu 19
Mã câu hỏi: 312919

Hình sau đây là đồ thị của hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d.\)

Khẳng định nào dưới đây đúng?

  • A. \(a < 0,b > 0,c < 0,d < 0.\)
  • B. \(a < 0,b < 0,c > 0,d < 0.\)
  • C. \(a < 0,b > 0,c > 0,d < 0.\)
  • D. \(a > 0,b > 0,c > 0,d < 0.\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 312920

Khoảng đồng biến của hàm số \(y =  - {x^3} + 3x - 4\) là: 

  • A. (0;1)
  • B. (0;2)
  • C. \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\)
  • D. (-1;1)
Câu 21
Mã câu hỏi: 312921

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, mặt bên SAD là tam giác đều cạnh 2a và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính thể tích khối chóp S.ABCD biết rằng mặt phẳng (SBC) tạo với mặt phẳng đáy một góc \({30^0}.\)

  • A. \(\frac{{2\sqrt 3 {a^3}}}{3}.\)
  • B. \(\frac{{4\sqrt 3 {a^3}}}{3}.\)
  • C. \(\frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{2}.\)
  • D. \(2\sqrt 3 {a^3}.\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 312922

Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình vẽ bên. Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

  • A. ab<0,bc>0,cd>0.
  • B. ab<0,bc>0,cd<0.
  • C. ab>0,bc>0,cd<0.
  • D. ab<0,bc<0,cd<0.
Câu 23
Mã câu hỏi: 312923

Hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} - 9x + 4\) nghịch biến trên:

  • A. \(\left( { - 3; + \infty } \right)\)
  • B. \(\left( { - \infty ;1} \right)\)
  • C. \(\left( { - 3;1} \right)\)
  • D. \(\left( { - \infty ; - 3} \right);\left( {1; + \infty } \right)\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 312924

Cho hình chóp tam giác đề S.ABC có cạnh đáy bằng \(a\sqrt 2 ,\) góc giữa cạnh bên và đáy bằng \({45^0}.\) Thể tích khối chóp S.ABC là:

  • A. \(\frac{{{a^3}}}{6}.\)
  • B. \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}.\)
  • C. \(\frac{{2{a^3}\sqrt 3 }}{9}.\)
  • D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}.\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 312925

Đường cong hình bên dưới là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A,B,C,D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?

  • A. \(y = {x^3} - 3x\)
  • B. \(y = {x^4} - {x^2} + 1\)
  • C. \(y =  - {x^3} + 3x - 1\)
  • D. \(y =  - {x^3} + 3x\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 312926

Hai điểm cực trị của đồ thị hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} - 2\) đối xứng nhau qua đường thẳng:

  • A. \(y = x + 1\)
  • B. \(x - 2y + 1 = 0\)
  • C. \(x + 2y - 2 = 0\)
  • D. \(2x - 4y - 1 = 0\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 312927

Cho hàm số \(y = (x - 1)({x^2} - 4)\) có đồ thị như hình vẽ bên. 

Hỏi đồ thị hàm số \(y = \left| {x - 1} \right|({x^2} - 4)\) là hình nào dưới đây?

  • A. Hình 1
  • B. Hình 2
  • C. Hình 3
  • D. Hình 4
Câu 28
Mã câu hỏi: 312928

Tìm m để hàm số \(y = \frac{{mx - 2}}{{m - 2x}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right).\)

  • A. \( - 2 < m \le 1\)
  • B. \( - 2 < m < 2\)
  • C. \( - 2 \le m \le 2\)
  • D. m>2
Câu 29
Mã câu hỏi: 312929

Cho lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều cạnh a, hình chiếu của A’ trên (ABC) trùng với tâm O của tam giác ABC. Biết A’O=a. Tính khoảng cách từ B’ đến mặt phẳng (A’BC).

  • A. \(\frac{{3a}}{{\sqrt {21} }}\)
  • B. \(\frac{{3a}}{4}\)
  • C. \(\frac{{3a}}{{\sqrt {13} }}\)
  • D. \(\frac{{3a}}{{\sqrt {28} }}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 312930

Đồ thị \((C):y =  - {x^4} + 2{x^2}\) có 3 điểm cực trị tạo thành một tam giác. Chu vi tam giác đó là:

  • A. \(2 + 2\sqrt 2 \)
  • B. \(1 + \sqrt 2 \)
  • C. \(\sqrt 2 \)
  • D. \(3\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 312931

Đồ thị hàm số \(y = {(x + 1)^2}({x^2} - 2x + 2)\) và trục hoành có tất cả bao nhiêu điểm chung?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 32
Mã câu hỏi: 312932

Cho đồ thị hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} - 2\) có các điểm cực đại A(-2;2) và điểm cực tiểu B(0;-2) thì phương trình \({x^3} + 3{x^2} - 2 = m\) có hai nghiệm khi:

  • A. \( - 2 < m < 2\)
  • B. \(m =  - 2\) hoặc m=2
  • C. m>2
  • D. m<-2
Câu 33
Mã câu hỏi: 312933

Cho lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác vuông tại A, AB=8a, AC=6a, hình chiếu của A’ trên (ABC) trùng với trung điểm của BC, AA’=10a. Thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’ là: 

  • A. \(120\sqrt 3 {a^3}.\)
  • B. \(15\sqrt 3 {a^3}.\)
  • C. \(405\sqrt 3 {a^3}.\)
  • D. \(960\sqrt 3 {a^3}.\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 312934

Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’, trên các cạnh AA’, BB’ lấy các điểm M, N sao cho AA’=3A’M, BB’=3B’N. Mặt phẳng (C’MN) chia khối lăng trụ đã cho thành hai phần. Gọi \({V_1}\) là thể tích của khối chốp C’.A’B’MN, \({V_2}\) là thể tích của khối đa diện ABCMNC’. Tỉ số \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\) bằng: 

  • A. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{4}{7}.\)
  • B. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{2}{7}.\)
  • C. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{7}.\)
  • D. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{3}{7}.\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 312935

Cho hình chóp S.ABCD sao cho hai tam giác ADB và DBC có diện tích bằng nhau. Lấy điểm M, N,  P, Q  trên  các  cạnh SA, SB, SC, SD sao cho \(SA = 2SM,SB = 3SN,SC = 4SP,SD = 5SQ.\) Gọi \({V_1} = {V_{S.ABCD}},{V_2} = {V_{S.MNPQ}}.\) Chọn phương án đúng:

  • A. \({V_1} = 40{V_2}\)
  • B. \({V_1} = 20{V_2}\)
  • C. \({V_1} = 60{V_2}\)
  • D. \({V_1} = 120{V_2}\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 312936

Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \sqrt 2 \cos 2x + 4\sin x\) trên đoạn \(\left[ {0;\frac{\pi }{2}} \right].\)

  • A. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;\frac{\pi }{2}} \right]} y = 4 - \sqrt 2 .\)
  • B. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;\frac{\pi }{2}} \right]} y = 2\sqrt 2 .\)
  • C. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;\frac{\pi }{2}} \right]} y = \sqrt 2 .\)
  • D. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;\frac{\pi }{2}} \right]} y = 0.\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 312937

Đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {{x^2} - 2} }}{{x - 1}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận?

  • A. 1
  • B. 0
  • C. 2
  • D. 3
Câu 38
Mã câu hỏi: 312938

Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với (ABC), tam giác ABC là tam giác vuông cân tại A, AB=2a, góc giữa (SBC) và mặt đáy bằng \({60^0}.\) Thể tích khối chóp S.ABC là:

  • A. \(\frac{{125\sqrt 2 {a^3}}}{6}\)
  • B. \(\frac{{3\sqrt 6 {a^3}}}{4}\)
  • C. \(\frac{{16\sqrt 2 {a^3}}}{3}\)
  • D. \(\frac{{2\sqrt 6 {a^3}}}{3}\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 312939

Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?

  • A. \(y =  - {x^4} + 2{x^2} + 1\)
  • B. \(y = {x^4} - 3{x^2} + 1\)
  • C. \(y = {x^4} - 2{x^2} + 1\)            
  • D. \(y =  - {x^4} - 2{x^2} + 1\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 312940

Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với (ABC), tam giác ABC là tam giác vuông cân tại A, AB=a, SA=5a. Gọi D, E là hình chiếu của A trên SB, SC. Tính thể tích khối A.BCDE.

  • A. \(\frac{{85{a^3}}}{{1352}}\)
  • B. \(\frac{{22{a^3}}}{{289}}\)
  • C. \(\frac{{19{a^3}}}{{200}}\)
  • D. \(\frac{{3{a^3}}}{{25}}\)
Câu 41
Mã câu hỏi: 312941

Hàm số \(y = {x^4} - 2{x^2} - 1\) đồng biến trên khoảng nào sau đây?

  • A. \(( - 1;0);(1; + \infty )\)
  • B. \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\)
  • C. \(( - \infty ; - 1);(0;1)\)
  • D. \(( - 1;0);(0;1)\)
Câu 42
Mã câu hỏi: 312942

Cho lăng trụ đứng ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình thoi cạnh 3a, góc \(\widehat {BAD} = {120^0};AA' = 3a.\) Tình thể tích khối lăng trụ đã cho.

  • A. \(2\sqrt 3 {a^3}.\)
  • B. \(\frac{{27\sqrt 3 {a^3}}}{2}.\)
  • C. \(40\sqrt 3 {a^3}.\)
  • D. \(\sqrt 3 {a^3}.\)
Câu 43
Mã câu hỏi: 312943

Trong bài thi thực hành huấn luyện quân sự có một tình huống chiến sĩ phải bơi qua một con sông để tấn công mục tiêu ở ngay phía bờ bên kia sông. Biết rằng lòng sông rộng 100 m và vận tốc bơi của chiến sĩ bằng một phần ba vận tốc chạy trên bộ. Hãy cho biết chiến sĩ phải bơi bao nhiêu mét để đến được mục tiêu nhanh nhất? Biết dòng sông là thẳng, mục tiêu cách chiến sĩ 1 Km theo đường chim bay và chiến sĩ cách bờ bên kia 100m.

  • A. \(\frac{{200\sqrt 2 }}{3}\,(m).\)
  • B. \(75\sqrt 2 \,(m).\)
  • C. \(75\sqrt 3 \,(m).\)
  • D. \(\frac{{200\sqrt 3 
Câu 44
Mã câu hỏi: 312944

Trong hệ tọa độ Oxy có 8 điểm nằm trên tia Oxvà 5 điểm nằm trên tia Oy. Nối một điểm trên tia Ox và một điểm trên tia Oy ta được 40 đoạn thẳng. Hỏi 40 đoạn thẳng này cắt nhau tại bao nhiêu giao điểm nằm trong góc phần tư thứ nhất của hệ trục tọa độ xOy (Biết rằng không có bất kì 3 đoạn thẳng nào đồng quy tại 1 điểm).

  • A. 260
  • B. 290
  • C. 280
  • D. 270
Câu 45
Mã câu hỏi: 312945

Cho hình chóp S.ABC có thể tích V. M, N, P là các điểm trên tia SA, SB, SA thỏa mãn \(SM = \frac{1}{4}SA,SN = \frac{1}{3}SB,SB = 3SC.\) Tính thể tích của khối chóp S.MNP theo V.

  • A. \(\frac{V}{5}.\)
  • B. \(\frac{V}{4}.\)
  • C. \(\frac{V}{3}.\)
  • D. \(\frac{V}{2}.\)
Câu 46
Mã câu hỏi: 312946

Cho khối lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều cạnh a và điểm A’ cách đều ba điểm A, B, C. Cạnh bên AA’ tạo với mặt phẳng đáy một góc \({60^0}.\) Tính thể tích của khối lăng trụ ABC.A’B’C’.

  • A. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{10}}\)
  • B. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\)
  • C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
  • D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)
Câu 47
Mã câu hỏi: 312947

Số điểm cực trị của hàm số \(y = {x^4} + 100\) là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 0
  • D. 3
Câu 48
Mã câu hỏi: 312948

Cho hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - m{x^2} - x + m + 1.\) Tìm m để hàm số có 2 cực trị tại A, B thỏa mãn \(x_A^2 + x_B^2 = 2.\)

  • A. \(m =  \pm 3\)
  • B. \(m = 0\)
  • C. \(m =  \pm 1\)
  • D. \(m = 2\)
Câu 49
Mã câu hỏi: 312949

Cho hàm số f(x) xác định trên tập D=(-4;4)\{-1;1}, liên tục trên mỗi khoảng xác định và có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ + }} f(x) =  - \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {1^ - }} f(x) =  - \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) =  + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) =  + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ - }} f(x) =  + \infty \). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Đồ thị hàm số f(x) có đúng hai tiệm cận đứng là các đường thẳng x= -1 và x = 1.
  • B. Đồ thị hàm số f(x) có đúng bốn tiệm cận đứng là các đường thẳng x=-4, x=-1, x=1 và x=4.
  • C. Đồ thị hàm số f(x) có đúng hai tiệm cận đứng là các đường thẳng x=-4 và x=4.
  • D. Đồ thị hàm số f(x) có sáu tiệm cận đứng.
Câu 50
Mã câu hỏi: 312950

Cho hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}.\) Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

  • A. Hàm số đồng biến trên tập xác định.
  • B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ; - 1)\)
  • C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - 1; + \infty )\)
  • D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ; - 1).\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ