Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Lam Sơn

13/07/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 283968

Tên hợp chất có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5 là:

  • A. triolein   
  • B. tristearin    
  • C. trilinolein     
  • D. tripanmitin 
Câu 2
Mã câu hỏi: 283969

Thủy phân 0,01 mol este X cần 0,03 mol NaOH thu được 0,92g một ancol, 0,01 mol CH3COONa; 0,02 mol HCOONa. CTPT của este là:

  • A. C8H12O6   
  • B. C7H14O6       
  • C. C7H10O6    
  • D. C9H14O6
Câu 3
Mã câu hỏi: 283970

Cho các chất: phenol; axit axetic; etyl axetat; ancol etylic; tripanmitin. Số chất phản ứng với NaOH là:

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1
Câu 4
Mã câu hỏi: 283971

Cho các tính chất sau: (1) tan dễ dàng trong nước lạnh; (2) thủy phân trong dung dịch axit đun nóng; (3) tác dụng với iot tạo xanh tím. Tinh bột có các tính chất sau:

  • A. (1), (3)   
  • B. (2), (3)    
  • C. (1), (2), (3)   
  • D. (1), (2)
Câu 5
Mã câu hỏi: 283972

Amin có cấu tạo CH3CH2CH(NH2)CH3 là amin:

  • A. bậc 3     
  • B. bậc 2       
  • C. bậc 1   
  • D. bậc 4
Câu 6
Mã câu hỏi: 283973

Cho các chất: CH3NH2 (1); NH3 (2); C6H5NH2 (3); (CH3)2NH (4); (C6H5)2NH (5). Kết quả so sánh lực bazo giữa các chất hợp lý là:

  • A. (5)<(3)<(1)<(4)<(2)      
  • B. (5)<(3)<(2)<(1)<(4)
  • C. (2)<(3)<(5)<(1)<(4)    
  • D. (1)<(2)<(3)<(4)<(5)
Câu 7
Mã câu hỏi: 283974

Chất X chứa (C, H, N). Biết % khối lượng N trong X là 45,16%. Khi đem X tác dụng với HCl chỉ tạo muối có dạng RNH3Cl. X là:

  • A. C3H9N   
  • B. C2H7N        
  • C. CH5N    
  • D. C3H7N
Câu 8
Mã câu hỏi: 283975

Đốt hết 2 amin đơn chức no bậc 1 đồng đẳng kế tiếp thu được nCO2 : nH2O = 1 : 2. CTPT của 2 amin là:

  • A. CH3NH2, C2H5NH2    
  • B. C2H5NH2, C3H7NH2
  • C. C4H9NH2, C5H11NH2       
  • D. C2H7NH2, C4H9NH2
Câu 9
Mã câu hỏi: 283976

Polime nào cho phản ứng thủy phân trong dd bazơ?

  • A. PE    
  • B. cao su isopren      
  • C. Thủy tinh hữu cơ    
  • D. Poli (vinyl axetat)
Câu 10
Mã câu hỏi: 283977

Cho các dung dịch: K2CO3, C6H5ONa, CH3NH3Cl, KHSO4, Na[Al(OH)4] hay NaAlO2, Al(NO3)3, NaHCO3, NH4NO3, C2H5ONa,CH3NH2, lysin, valin. Số dung dịch có pH > 7 là

  • A. 8
  • B. 9
  • C. 7
  • D. 10
Câu 11
Mã câu hỏi: 283978

Cho các kết quả so sánh sau :

(1) Tính axit : CH3COOH > HCOOH.

(2) Tính bazơ C2H5NH2> CH3NH2.

(3) Tính tan trong nước : CH3NH2> CH3CH2CH2NH2

(4) Số đồng phân C3H8O > C3H9N

(5) Nhiệt độ sôi : CH3COOH > CH3CHO.

Trong số các so sánh trên, số so sánh đúng là:

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2
Câu 12
Mã câu hỏi: 283979

Thủy phân 4,3 gam poli(vinyl axetat) trong môi trường kiềm thu được 2,62 gam polime. Hiệu suất của phản ứng thủy phân là

  • A. 60%.       
  • B. 80%.   
  • C. 75%.
  • D. 85%.
Câu 13
Mã câu hỏi: 283980

Để rửa mùi tanh của cá mè (mùi tanh của amin), người ta có thể dùng:

  • A. H2SO4  
  • B. HCl      
  • C. CH3COOH   
  • D. HNO3
Câu 14
Mã câu hỏi: 283981

Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

Thí nghiệm (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;

Thí nghiệm (2): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;

Thí nghiệm (3): Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng;

Thí nghiệm (4): Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.

Các thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hoá là:

  • A. (3), (4).    
  • B. (2), (4).   
  • C. (1), (2).   
  • D. (2), (3).
Câu 15
Mã câu hỏi: 283982

Cho cấu hình electron nguyên tử (ở trạng thái cơ bản) các nguyên tố như sau:

(1) 1s22s22p63s23p64s1                                                    

(2) 1s22s22p63s23p3    

(3) 1s22s22p63s23p1

(4) 1s22s22p3                

(5) 1s22s22p63s2          

(6) 1s22s22p63s1

Các cấu hình electron không phải của kim loại là:

  • A. (2), (3), (4).    
  • B. (2), (4).  
  • C. (1), (2), (3), (4).   
  • D. (2), (4), (5), (6).
Câu 16
Mã câu hỏi: 283983

Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá từ trái sang phải là:

  • A. Cu2+, Mg2+, Fe2+.  
  • B. Mg2+, Fe2+, Cu2+.   
  • C. Mg2+, Cu2+, Fe2+.   
  • D. Cu2+, Fe2+, Mg2+.
Câu 17
Mã câu hỏi: 283984

Trong dãy kim loại: Al, Cu, Au, Fe. Kim loại có tính dẻo lớn nhất là

  • A. Fe     
  • B. Al   
  • C. Au     
  • D. Cu
Câu 18
Mã câu hỏi: 283985

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3

(b) Sục khí Cl2vào dung dịch FeCl2

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(e) Nhiệt phân AgNO3

(g) Đốt FeS2 trong không khí

(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.

 Sau khi kết thúc các phản ứng. Số thí nghiệm thu được kim loại là:

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 3
Câu 19
Mã câu hỏi: 283986

Nung hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 có tỷ lệ khối lượng 1:1, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y Thành phần của chất rắn Y

  • A. Al2O3, Fe, Al  
  • B. Al2O3, Fe, Fe3O4   
  • C. Al2O3, FeO, Al     
  • D. Al2O3, Fe
Câu 20
Mã câu hỏi: 283987

Cho hỗn hợp bột gồm Al, Cu vào dung dịch chứa AgNO3 và Fe(NO3)3 sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y chứa 3 muối. Các cation trong dung dịch Y là:

  • A. Fe3+, Ag+, Cu2+    
  • B. Al3+, Fe2+, Cu2+ 
  • C. Al3+, Fe3+, Cu2+    
  • D. Al3+,Fe3+,Fe2+
Câu 21
Mã câu hỏi: 283988

Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3 ?

  • A. Cho từ từ dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào dung dịch AlCl3.
  • B. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
  • C. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
  • D. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
Câu 22
Mã câu hỏi: 283989

Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được 3,36 lít H ở đktc. % khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:

  • A. 64%.     
  • B. 54%.    
  • C. 51%.    
  • D. 27%.
Câu 23
Mã câu hỏi: 283990

Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiên tượng xảy ra là:

  • A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
  • B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, kết tủa không tan.
  • C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
  • D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
Câu 24
Mã câu hỏi: 283991

Cho các chất : HNO3(l) , H2SO4 đặc nóng , Cl2 , H2SO4 loãng. Chất oxi hóa được Fe đến Fe2+

  • A. HNO3 dư      
  • B. H2SO4 đặc, nóng dư       
  • C. Cl2        
  • D. H2SO4 (l) dư.
Câu 25
Mã câu hỏi: 283992

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất (biết trong dãy điện hóa của kim loại, cặp oxi hóa - khử: Fe3 + / Fe2 + đứng trước cặp: Ag+ / Ag ):

  • A. Fe(NO3)2, AgNO3.          
  • B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.      
  • C. Fe(NO3)2,AgNO3,Fe(NO3)3.    
  • D. Fe(NO3)3, AgNO3.
Câu 26
Mã câu hỏi: 283993

Trong các thí nghiệm sau:

(1) Thêm một lượng nhỏ bột  MnO2 vào dung dịch hiđro  peoxit

(2) Sục khí  SO2 vào dung dịch  Br2  rồi đun nóng.

(3) Cho khí  NH3 tác dụng với CuO đốt nóng.

(4) Cho  KClO3 tác dụng với dung dịch HCl  đặc.

(5) Cho khí  O3 tác dụng với dung dịch  KI.

(6) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch  AlCl3

(7) Cho dung dịch  Na2S vào dung dịch AlCl3

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

  • A. 3
  • B. 6
  • C. 4
  • D. 5
Câu 27
Mã câu hỏi: 283994

Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và a mol khí H2. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị m là.

  • A. 21,4 gam     
  • B. 22,4 gam      
  • C. 24,2 gam       
  • D. 24,1 gam
Câu 28
Mã câu hỏi: 283995

Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol  khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá  trị của m là

  • A. 0,81 gam   
  • B. 8,1 gam      
  • C. 13,5 gam 
  • D. 1,35 gam.
Câu 29
Mã câu hỏi: 283996

Phản ứng giữa dung dịch HNO3 loãng, dư và Fe3O4 tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tổng các hệ số (nguyên, tối giản) trong phương trình của phản ứng oxi - hóa khử này bằng:

  • A. 55. 
  • B. 17.
  • C. 13.   
  • D. 20.
Câu 30
Mã câu hỏi: 283997

Từ m kg quặng hematit (chứa 75% Fe2O3 còn lại là tạp chất không chứa sắt) sản xuất được 140 kg gang chứa 96% sắt. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất là 80 %. Giá trị của m là (cho Fe = 56, O =16):

  • A. 256.    
  • B. 320.   
  • C. 512. 
  • D. 640.
Câu 31
Mã câu hỏi: 283998

Lấy 3,48 gam Fe3O4 cho tác dụng hoàn toàn với 100ml dung dịch HCl 1,28M thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, sản phẩm khử N+5 là NO (nếu có). Xác định m?

  • A. 18,368 gam       
  • B. 19,988 gam   
  • C. 19,340 gam 
  • D. 18,874 gam
Câu 32
Mã câu hỏi: 283999

Lấy 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 (với số mol bằng nhau) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HI dư thu được dung dịch X. Cô cạn X được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dụng dịch AgNO3 dư được m gam kết tủa. Xác định m?

  • A. 17,34 gam.  
  • B. 19,88 gam.  
  • C. 14,10 gam.   
  • D. 18,80 gam.
Câu 33
Mã câu hỏi: 284000

Hòa tan hết 15,2 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lit khí NO (đktc). Thêm từ từ 3,96 gam kim loại Mg vào hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 224 ml khí NO (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là:

  • A. 9,6.    
  • B. 12,4.      
  • C. 15,2.   
  • D. 6,4.
Câu 34
Mã câu hỏi: 284001

Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu có tỉ lệ số mol là 1:1 tác dụng với 1,8 lít dung dịch HNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A (không chứa muối amoni) và 13,44 lít hỗn hợp khí NO và NO2 ở (đktc) và 4m/15 gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • A. 72.    
  • B. 60.     
  • C. 35,2.   
  • D. 48.
Câu 35
Mã câu hỏi: 284002

Thực hiện lên men ancol từ glucozo (H = 80%) được etanol và khí CO2. Dẫn khí thu được vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 40g kết tủa. Lượng glucozo ban đầu là:

  • A. 45g    
  • B. 36g    
  • C. 28,8g    
  • D. 43,2g
Câu 36
Mã câu hỏi: 284003

Đem 18g một amin đơn no A trung hòa đủ với dung dịch HCl 2M thu được 32,6g muối. CTPT của A và thể tích dung dịch axit cần là:

  • A. C3H9N và 200 ml  
  • B. CH5N và 200 ml 
  • C. C2H7N và 100 ml 
  • D. C2H7N và 200 ml
Câu 37
Mã câu hỏi: 284004

X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là

  • A. 98,9 gam.      
  • B. 94,5 gam. 
  • C. 87,3 gam.   
  • D. 107,1 gam.
Câu 38
Mã câu hỏi: 284005

Hỗn hợp X gồm: HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) sau phản ứng thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sp cháy vào nước vôi trong dư được 30 gam kết tủa. Vậy giá trị của V tương ứng là

  • A. 7,84 lít    
  • B. 6,72 lít   
  • C. 8,40 lít     
  • D. 5,60 lít
Câu 39
Mã câu hỏi: 284006

Khi đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức X, người ta thu được 12,6 g H2O, 8,96 lít khí CO2 và 2,24 lít N2 (các thể tích khí đo được ở đktc). X có công thức phân tử là (N=14, C=12, H=1, O=16):

  • A. C3H9N     
  • B. C2H7N    
  • C. C4H11N     
  • D. C5H13N
Câu 40
Mã câu hỏi: 284007

Điện phân dung dịch X gồm FeCl2 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) với điện cực trơ màng ngăn xốp thu được dung dịch Y chứa hai chất tan, biết khối lượng dung dịch X lớn hơn khối lượng dịch Y là 4,54 gam. Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,54 gam Al. Mặt khác dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa. Giá trị m là

  • A. 14,35.   
  • B. 17,59.      
  • C. 17,22.  
  • D. 20,46.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ