Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất

  • A

    Trên cạn, dưới nước, đầm lầy

  • B

    Đồi núi, trung du, đồng bằng

  • C

    Sa mạc, hàn đới, ôn đới, nhiệt đới

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết đa dạng thực vật

Lời giải chi tiết:

Thực vật sống ở khắp nơi trên trái đất

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đồ thị sau biểu diễn sự phụ thuộc độ tan (kí hiệu là S (g)/ 100 (g) nước) của các chất X, Y, Z, T theo nhiệt độ.

Ở 25 °C, chất có độ tan lớn nhất là:

  • A

    X.

  • B

    Y.

  • C

    Z.        

  • D

    T.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Từ đồ thị ta thấy, chất có độ tan lớn nhất là chất T, độ tan S > 30 g.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Quặng apatite được dùng để sản xuất:

  • A

    phân lân        

  • B

    nhôm 

  • C

    gang, thép

  • D

     sắt

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Quặng apatite được dùng để sản xuất phân lân.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Điện thoại di động ứng dụng vào cuộc sống con người như thế nào

  • A

    Là phương tiện liên lạc nhanh gọn

  • B

    Tra cứu thông tin nhanh chóng

  • C

    Theo dõi sức khỏe

  • D

    Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Điện thoại di động là phương tiện liên lạc nhanh gọn nhất hiện nay, giúp con người tra cứu thông tin một cách nhanh chóng, có thể theo dõi sức khỏe qua ứng dụng...

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Em hãy ghép tên các loại cân (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại cân đó (ở cột bên phải).

Loại cân

Công dụng

1. Cân đồng hồ

A. Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài chục gam đến vài kilôgam

2. Cân Roberval

B. Cân các vật có khối lượng từ vài trăm gam đến vài chục kilôgam

3. Cân điện tử (dùng trong phòng thực hành)

C. Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài miligam đến vài trăm gam với độ chính xác cao

  • A

    1 – B; 2 – C; 3 – A

  • B

    1 – C; 2 – B; 3 – A

  • C

    1 – A; 2 – C; 3 – B

  • D 1 – B; 2 – A; 3 – C

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm, GHĐ, ĐCNN của mỗi loại cân.

Lời giải chi tiết:

Cân đồng hồ: Cân các vật có khối lượng từ vài trăm gam đến vài chục kilôgam

Cân Roberval: Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài chục gam đến vài kilôgam

Cân điện tử (dùng trong phòng thực hành): Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài miligam đến vài trăm gam với độ chính xác cao

=> 1 – B; 2 – A; 3 – C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được một chất lỏng là chất tinh khiết?

  • A

    Không màu, không mùi.

  • B

    Không tan trong nước.

  • C

    Lọc được qua giấy lọc.

  • D

    Có nhiệt độ sôi nhất định.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Mỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định như nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a) ____ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của một vật.

b) Người ta dùng ____ để đo nhiệt độ.

c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là ____.

  • A

    a) nhiệt kế, b) nhiệt độ, c) 0K

  • B

    a) nhiệt độ, b) nhiệt kế, c) 0C

  • C

    a) nhiệt độ, b) nhiệt kế, c) 0K

  • D

    a) nhiệt kế, b) nhiệt độ, c) 0F

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

a) Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của một vật.

b) Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.

c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là 0C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Đâu không phải tác hại của virus

  • A

    Gây bệnh cho con người

  • B

    Gây bệnh cho động vật

  • C

    Sản xuất vaccine chữa bệnh

  • D

    Gây bệnh cho cây trồng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Sản xuất vaccine chữa bệnh là lợi ích của virus

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hai biển báo dưới có đặc điểm gì chung

  • A

    Đều là biển cấm thực hiện

  • B

    Đều là biển bắt buộc thực hiện

  • C

    Đều là biển được thực hiện

  • D

    Đều là biển cảnh báo nguy hiểm

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hai biển báo đều là biển báo cảnh báo nguy hiểm do hóa chất gây ra

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Khi sử dụng kính lúp, chúng ta thực hiện mấy bước

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết kính lúp

Lời giải chi tiết:

Khi sử dụng kính lúp, ta thực hiện theo 2 bước:

  • Cầm kính lúp sát vật, mắt nhìn vào mặt kính
  • Điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Kí hiệu GHĐ trên dụng cụ đo nghĩa là:

  • A

    Hiệu giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia

  • B

    Giá trị nhỏ nhất ghi trên vạch chia

  • C

    Giá trị đo ghi trên vạch chia

  • D

    Giá tri lớn nhất ghi trên vạch chia

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

GHĐ là Giá tri lớn nhất ghi trên vạch chia

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 : Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện được khoảng:

  • A 3000 loại virus
  • B 4000 loại virus
  • C 5000 loại virus
  • D 600 loại virus

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết đa dạng virus

Lời giải chi tiết:

Hiện biết khoảng 3000 loại virus đã được phát hiện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Tác hại của vi khuẩn là

  • A

    Gây bệnh cho con người

  • B

    Gây bệnh cho động vật

  • C

    Gây hư hỏng thực phẩm

  • D

    Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết tác hại của vi khuẩn

Lời giải chi tiết:

Tác hại của vi khuẩn là gây bệnh cho con người, động vật và gây hư hỏng thực phẩm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?

  • A

    Oxygen         

  • B

    Nitrogen

  • C

    Khí hiếm       

  • D

    Carbon dioxide

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Carbon dioxide tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Quan sát hình dưới đây và trả lời câu hỏi:

  • A

    Nhựa

  • B

    Đồng

  • C

    Nhôm

  • D

    Gỗ

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tay cầm của phích cắm điện làm bằng nhựa vì nhựa có tính chất cách điện.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Sắp xếp các bước sau theo đúng thứ tự khi sử dụng cân đồng hồ?

a) Đặt vật cần cân lên đĩa cân

b) Đọc và ghi kết quả đo

c) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp

d) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân

e) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

  • A

    a – b – c – e – d

  • B

    c – e – a – d – b

  • C

    c – e – a – b – d

  • D a – d – c – e – b

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi sử dụng cân đồng hồ, cần thực hiện theo các bước:

Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp

Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân

Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Dãy gồm các tính chất đều thuộc tính chất vật lí là:

  • A

    Sự cháy, khối lượng riêng

  • B

    Nhiệt độ nóng chảy, sự phân hủy

  • C

    Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác

  • D

    Màu sắc, thể rắn – lỏng – khí

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tính chất vật lí là những tính chất đo được, hoặc cảm nhận được bằng giác quan và những biến đổi không xuất hiện chất mới.

Gồm: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng, tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác, tính nóng chảy, sôi của một chất, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Sự sôi là:

  • A

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

  • B

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

  • C

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • D

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sự sôi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí/ hơi, diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A

    Rán trứng.

  • B

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C

    Làm nước đá.

  • D

    Đốt que diêm.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Có 3 cốc nước như hình vẽ. Phải làm thế nào để so sánh được nhiệt độ của ba cốc nước?

  • A

    dùng đồng hồ

  • B

    dùng cân đồng hồ

  • C

    dùng nhiệt kế

  • D

    dùng tốc kế

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Để biết chính xác nhiệt độ của ba cốc nước, ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ, rồi so sánh nhiệt độ của chúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Đâu là ví dụ cho thấy chất rắn không chảy được:

  • A

    Để một vật rắn trên bàn, vật rắn không chảy tràn trên bề mặt (không tự di chuyển).

  • B

    Khi đổ đầy chất lỏng vào bình, rất khó để nén chất lỏng.

  • C

    Bơm không khí làm căng săm xe máy, xe đạp, sau đó dùng tay ta vẫn nén được săm của xe.

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ví dụ cho thấy chất rắn không chảy được là: Để một vật rắn trên bàn, vật rắn không chảy tràn trên bề mặt (không tự di chuyển).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí:

  • A

    nitrogen        

  • B

    oxygen          

  • C

    carbon dioxide

  • D

    khí khác

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, argon (khí hiếm), hơi nước và một số chất khí khác.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 : Tế bào thần kinh có ở

  • A Người
  • B Cây cà chua
  • C Vi khuẩn
  • D Tảo

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lại phần lí thuyết tế bào

 

Lời giải chi tiết:

Tế bào thần kinh có ở tất cả các loai động vật

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  • A

    Phơi củi cho thật khô.

  • B

    Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

  • C

    Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

  • D

    Chẻ nhỏ củi.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Để củi dễ cháy, không nên xếp củi chồng lên nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 : Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ thể

  • A Tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất
  • B

     

    Tế bào thực hiện chức năng sinh trưởng

  • C Tế bào thực hiện chức năng  sinh sản và di truyền
  • D Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

xem lại phần lí thuyết khái niệm tế bào

Lời giải chi tiết:

Đáp án A,B, C là chức năng của tế bào đối với cơ thể

Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Chọn đáp án đúng?

1 đơn vi thiên văn (AU) bằng:

  • A

    946 triệu km

  • B

    304,8 triệu km

  • C

    150 triệu km

  • D

    946,073 triệu km

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có: 1 AU = 150 triệu km

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho biểu đồ dưới đây:

  • A

    Luyện thép

  • C

    Công nghiệp hóa chất

  • D

    Hàn cắt kim loại

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ biểu đồ.

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực tiêu thụ ít oxygen nhất là:

- Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa.

- Hàn cắt kim loại.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Vật thể tự nhiên là:

  • A

    Ao, hồ, sông, suối.

  • B

    Biển, mương, kênh, bể nước.

  • C

    Đập nước, máng, đại dương, rạch.

  • D

    Hồ, thác, giếng, bể bơi.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vật thể tự nhiên là những vật có sẵn trong tự nhiên.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Điền vào chỗ trống đáp án đúng: Người ta dùng cân đo  …

  • A

    Trọng lượng của vật nặng

  • B

    Thể tích của vật nặng

  • C

    Khối lượng của vật nặng

  • D

    Kích thước của vật nặng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dùng cân để đo khối lượng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Chọn đáp án sai?

\(20\mu m\)bằng:

  • A

    0,00002 m

  • B

    0,0002 dm

  • C

    20000 nm

  • D

    0,002 nm

Đáp án: D

Phương pháp giải:

\(\left\{ \begin{array}{l}1\mu m = 0,000001m\\1\mu m = 1000nm\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}1\mu m = 0,000001m\\1\mu m = 1000nm\end{array} \right.\)

Suy ra:

\(\left\{ \begin{array}{l}20\mu m = 0,00002m\\20\mu m = 0,0002{\rm{d}}m\\20\mu m = 20.1000 = 20000nm\end{array} \right.\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

1) Đặt mắt nhìn đúng cách

2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp

3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách

4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định

5) Thực hiện phép đo thời gian

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

  • A

    1, 2, 3, 4, 5

  • B

    3, 2, 5, 4, 1

  • C

    2, 3, 1, 5, 4

  • D

    2, 1, 3, 5, 4

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

- Bước 1: Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp

- Bước 2: Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách

- Bước 3: Đặt mắt nhìn đúng cách

- Bước 4: Thực hiện phép đo thời gian

- Bước 5: Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Chiều dài của phần thủy ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 00C và 22 cm ở 1000C (hình vẽ). Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thủy ngân là 8cm?

  • A

    \({40^0}C\)

  • B

    \({50^0}C\)

  • C

    \({20^0}C\)

  • D

    \({30^0}C\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Tính chiều dài từ 00C đến 1000C.

- Tính nhiệt độ ứng với 1 cm.

Lời giải chi tiết:

Theo đề bài ta có: 2cm ứng với 00C và 22cm ứng với 1000C

Suy ra khoảng cách từ 00C đến 1000C là: 22 – 2 = 20cm

=> 1cm ứng với \(\dfrac{{100.1}}{{20}} = {5^0}C\)

Vậy: Nếu chiều dài cột thủy ngân là 8cm thì nhiệt độ là \(\left( {8 - 2} \right).5 = {30^0}C\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Mỗi giờ 1 người lớn trung bình hít vào 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong đó. Vậy thực tế trong 1 ngày đêm, cơ thể người cần 1 lượng khí oxi là:

  • A 4 m3
  • B 12 m3
  • C 0,8 m3
  • D 6 m3

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần của không khí ta có: VO2 = 1/5Vkk

Lời giải chi tiết:

Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí nên trong 0,5 m3 có chứa lượng O2 là: \({V_{{O_2}}} = \frac{{20\% }}{{100\% }}.0,5 = 0,1{m^3}\)

Cơ thể người giữ lại 1/3 lượng oxi nên 1 giờ cơ thể người giữ lại lượng O2 có trong không khí là: \({V_{{O_2}giu\,lai}} = \frac{1}{3}{V_{{O_2}}} = \frac{{0,1}}{3}\,{m^3}\)

1 ngày đêm có 24 giờ nên cơ thể người cần 1 lượng oxi là: \({V_{{O_2}\,can}} = 24 \times {V_{{O_2}giu\,lai}} = 24 \times \frac{{0,1}}{3} = 0,8\,{m^3}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A

    79 ml

  • B

    21 ml 

  • C

    50 ml

  • D

    75 ml

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vì oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên coi trong 100 ml ban đầu trong 2 xi – lanh có khoảng 21 ml oxygen. Từ đó, em hãy suy ra tổng thể tính của khí còn lại.

Lời giải chi tiết:

Do oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên trong 100 ml ban đầu trong 2 xi-lanh có khoảng 21 ml oxygen. Sau khi phản ứng hoàn toàn, oxygen hết nên tổng thể tích khí còn lại trong 2 xi-lanh còn khoảng 79 ml.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A

    Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.

  • B

    Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.

  • C

    Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • D

    Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Ở người, nếu mũi và miệng bị tổn thương không thể hít thở thì cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp là

  • A

    Phổi

  • B

    Tim

  • C

    Gan

  • D

    Thực quản

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ở người, nếu mũi và miệng bị tổn thương không thể hít thở thì cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp là phổi vì phổi là nơi chứa khí

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Tại sao bác sĩ luôn khuyên chúng ta "ăn chín, uống sôi" để phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây nên.

  • A

    Vi khuẩn thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như: đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng, thức ăn ôi thiu,..

  • B

    Phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao

  • C

    Khi nấu chín thức ăn và đun sôi nước, vi khuẩn phần lớn bị tiêu diệt

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Vi khuẩn thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như: đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng, thức ăn ôi thiu,... Tuy nhiên, phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Vì vậy cần nấu chín thức ăn, nước uống trước khi sử dụng để phòng các bệnh do vi khuẩn gây ra.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A

    1 giờ 3 phút

  • B

    1 giờ 27 phút

  • C
    2 giờ 33 phút
  • D 10 giờ 33 phút 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đổi thời gian về cùng một đơn vị.

Khoảng thời gian = Thời gian sau – Thời gian trước.

Lời giải chi tiết:

Ta có: 13 giờ 48 phút = 13.60 + 48 = 828 phút

15 giờ 15 phút = 15.60 + 15 = 915 phút

 Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

\(t = 915 - 828 = 87\) phút = (60 + 27) phút = 1 giờ 27 phút.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

100 g ngô và  100g gạo đều sinh ra 1528j, tại sao không chọn ngô là lương thực chính

  • A

    Do gạo ngon hơn ngô

  • B

    Do gạo dễ nấu hơn ngô

  • C

    Do gạo dễ tiêu hóa hơn và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn ngô

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

100 g ngô và  100g gạo đều sinh ra 1528j, không chọn ngô là lương thực chính vì gạo dễ tiêu hóa hơn ngô và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn ngô

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ