Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A

    Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm.

  • B

    Quặng axpatite được dùng để sản xuất sắt, gang, thép,…

  • C

    Quặng hematite được dùng để sản xuất phân lân.

  • D

    Tất cả các đáp án đều đúng.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Quặng bauxite (chứa nhôm oxide) dùng để sản xuất nhôm – một vật liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, ô tô,…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Sinh vật chia làm bao nhiêu giới

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết các giới sinh vật

Lời giải chi tiết:

Sinh vật chia làm 5 giới: khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học thích hợp để đo độ dài của vật nào nhất:

  • A

    Chiều dài của con đường đến trường

  • B

    Chiều cao của ngôi trường em

  • C

    Chiều rộng của quyển sách vật lí 6

  • D

    Cả 3 câu trên đều sai

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vì thước đo độ dài của học sinh chỉ có GHĐ là 20cm hoặc 30cm nên ta chỉ đo được chiều rộng của quyển vật lý lớp 6 chưa đến 20cm

A, B – không thể dùng thước kẻ học sinh để đo vì chiều dài của con đường đến trường và chiều cao của ngôi trường gấp nhiều lần giới hạn đo của thước học sinh

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đâu không phải đặc điểm của biển báo chỉ dẫn thực hiện

  • A

    Hình chữ nhật

  • B

    Nền đỏ

  • C

    Nền xanh

  • D

    Nền vàng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả?

  • A

    Để tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản.

  • B

    Để tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường.

  • C

    Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cần sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả vì:

- Để tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản.

- Để tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường.

- Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò vi khuẩn?

  • A

    Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

  • B

    Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.

  • C

    Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.

  • D

    Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết vai trò của vi khuẩn

Lời giải chi tiết:

Vi khuẩn có vai trò:

  • Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến
  • Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh
  • Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người là sai vì vi khuẩn cũng có một số tác hại như làm ôi thiu thức ăn, gây bệnh cho con người.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chất ở thể nào dễ bị nén?

  • A

    Thể dẻo.

  • B

    Thẻ rắn.

  • C

    Thể khí.

  • D

    Thể lỏng.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Chất ở thể khí dễ bị nén.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là:

  • A

    xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

  • B

    đều xảy ra quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.

  • C

    đều xảy ra sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.

  • D

    Tất cả các đáp án đều sai.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là: đều xảy ra sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là gì?

  • A 0C
  • B 0K
  • C 0F
  • D m

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đơn vị  đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là độ C (0C).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí:

  • A

    nitrogen        

  • B

    oxygen          

  • C

    carbon dioxide

  • D

    khí khác

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, argon (khí hiếm), hơi nước và một số chất khí khác.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Đâu là dụng cụ đùng để đo khối lượng

  • A

    Cân điện tử

  • B

    Đồng hồ bấm giây

  • C

    Lực kế

  • D

    Nhiệt kế

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết giới thiệu một số dụng cụ đo

Lời giải chi tiết:

Dụng cụ dùng để đo khối lượng là cân điện tử

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Ở điều kiện thường, khí oxygen có màu gì?

  • A

    xanh nhạt      

  • B

    không màu

  • C

    vàng nhạt

  • D

    màu hồng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

  • A

    0,65 kg và 24 kg

  • B

    0,65 kg và 240 kg

  • C

    6,5 kg và 2400 kg

  • D 0,065 kg và 240 kg

Đáp án: B

Phương pháp giải:

1 kg = 1000 g

1 tạ = 100 kg

Lời giải chi tiết:

\(650g = \dfrac{{650}}{{1000}} = 0,65kg\)

2,4 tạ = \(2,4.100 = 240kg\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Tế bào nấm men có hình gì

  • A

    Hình đĩa

  • B

    Hình cầu

  • C

    Hình trụ

  • D

    Hình thoi

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Tế bào nấm men có dạng hình cầu hay hình trứng, có kích thuớc nhỏ, từ 5-6 đến 10-14 µm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

  • A

    Tấn > tạ > lạng > kilôgam

  • B

    Tấn > lạng > kilôgam > tạ

  • C

    Tấn > tạ > kilôgam > lạng

  • D

    Tạ > tấn > kilôgam > lạng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có, 1 tấn  = 10 tạ = 100 yến  = 1000 kilôgam

1 lạng = 1/10 kg

Vậy tấn > tạ > kilôgam > lạng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất

  • A

    Trên cạn, dưới nước, đầm lầy

  • B

    Đồi núi, trung du, đồng bằng

  • C

    Sa mạc, hàn đới, ôn đới, nhiệt đới

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết đa dạng thực vật

Lời giải chi tiết:

Thực vật sống ở khắp nơi trên trái đất

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Mặt kính có tác dụng

  • A

    Bảo vệ kính

  • B

    Nhìn vật

  • C

    Tạo hình cho kính

  • D

    Trang trí cho đẹp

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết kính lúp

Lời giải chi tiết:

Để quan sát vật với kính lúp, chúng ta nhìn vật qua mặt kính 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Các biển báo màu xanh biểu thị:

  • A

    Cấm thực hiện

  • B

    Bắt buộc thực hiện

  • C

    Cảnh báo nguy hiểm.

  • D

    Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Xem lí thuyết an toàn trong phòng thực hành

Kí hiệu biển báo màu xanh biểu thị bắt buộc thực hiện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Độ chia nhỏ nhất của thước là:

  • A

    1mm

  • B

    Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

  • C

    Cả hai câu A,B đều đúng                

  • D

    Cả hai câu A,B đều sai

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

  • A

    Lọc.

  • B

    Dùng máy li tâm.     

  • C

    Chiết.

  • D

    Cô cạn.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phương pháp chiết dùng để tách các chất lỏng khỏi hỗn hợp không đồng nhất ⇒ Dầu ăn và nước là hỗn hợp không đồng nhất nên ta sử dụng phương pháp chiết.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 : Ứng dụng của virus là:

  • B

    Sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein.

  • C

    Sản xuất thuốc trừ sâu virus không gây hại cho môi trường, con người và sinh vật khác

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết phần ứng dụng của virus.

Lời giải chi tiết:

- Lợi ích của virus:

+ Trong nghiên cứu khoa học, sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein…

+ Trong y học,virus được sử đụng để sản xuất vaccine.

+ Trong nông nghiệp, sản xuất thuốc trừ sâu virus không gây hại cho môi trường, con người và sinh vật khác.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Hệ dưới đây có tên là:

  • A

    Hệ tuần hoàn

  • B

    Hệ hô hấp

  • C

    Hệ tiêu hóa

  • D

    Hệ thần kinh

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Hệ tiêu hóa gồm dạ dày, ruột già, ruột non và trực tràng...

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Marie Curie là nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, các nghiên cứu của bà chủ yếu thuộc lĩnh vực gì:

  • A

    Sinh học

  • B

    Hóa học

  • C

    Vật lí học

  • D

    Thiên văn học

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đọc phần tìm hiểu thêm hoặc tự tìm hiểu về tiểu sử của Marie Curie

Lời giải chi tiết:

Các nghiên cứu của bà chủ yếu thuộc lĩnh vực hóa học, bà là người đầu tiên nghiên cứu về phóng xạ và phát triển ra hai nguyên tố hóa học mới và các nghiên cứu về phóng xạ của bà cũng được ứng dụng trong y học để tiêu diệt tế bào ung thư

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Chọn phương án sai?

  • A

    \(1\mu m = 0,000001m\)

  • B

    \(1\mathop A\limits^0 = 0,0000000001m\)

  • C

    \(1nm = 0,000000001m\)

  • D

    \(1ly = 946,073\) triệu tỉ năm

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

1 ly = 946073 triệu tỉ năm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Một thước thẳng có 101 vạch chia đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là

  • A

    GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1cm

  • B

    GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1cm

  • C

    GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1mm

  • D

    GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1mm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

- ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Lời giải chi tiết:

Thước thẳng có 101 vạch chia đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm => Thước có GHĐ là 100 cm.

Do thước có 101 vạch chia => ĐCNN là 1cm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 : Cách biến đổi đơn vị nào sau đây là đúng:

  • A

    1 giờ 20 phút = 3800 giây

  • B

    45 phút = 2700 giây

  • C

    24 giờ = 864000 giây

  • D 1 giờ = 36000 giây

Đáp án: B

Phương pháp giải:

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây

Lời giải chi tiết:

1 giờ 20 phút = 60.60 + 20.60 = 4800 giây => A sai

45 phút = 45.60 = 2700 giây => B đúng

24 giờ = 24.60.60 = 86400 giây => C sai

1 giờ = 60.60 = 3600 giây => D sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Chiều dài của phần thủy ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 00C và 22 cm ở 1000C (hình vẽ). Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thủy ngân là 8cm?

  • A

    \({40^0}C\)

  • B

    \({50^0}C\)

  • C

    \({20^0}C\)

  • D

    \({30^0}C\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Tính chiều dài từ 00C đến 1000C.

- Tính nhiệt độ ứng với 1 cm.

Lời giải chi tiết:

Theo đề bài ta có: 2cm ứng với 00C và 22cm ứng với 1000C

Suy ra khoảng cách từ 00C đến 1000C là: 22 – 2 = 20cm

=> 1cm ứng với \(\dfrac{{100.1}}{{20}} = {5^0}C\)

Vậy: Nếu chiều dài cột thủy ngân là 8cm thì nhiệt độ là \(\left( {8 - 2} \right).5 = {30^0}C\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Mỗi giờ 1 người lớn trung bình hít vào 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong đó. Vậy thực tế trong 1 ngày đêm, cơ thể người cần 1 lượng khí oxi là:

  • A 4 m3
  • B 12 m3
  • C 0,8 m3
  • D 6 m3

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần của không khí ta có: VO2 = 1/5Vkk

Lời giải chi tiết:

Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí nên trong 0,5 m3 có chứa lượng O2 là: \({V_{{O_2}}} = \frac{{20\% }}{{100\% }}.0,5 = 0,1{m^3}\)

Cơ thể người giữ lại 1/3 lượng oxi nên 1 giờ cơ thể người giữ lại lượng O2 có trong không khí là: \({V_{{O_2}giu\,lai}} = \frac{1}{3}{V_{{O_2}}} = \frac{{0,1}}{3}\,{m^3}\)

1 ngày đêm có 24 giờ nên cơ thể người cần 1 lượng oxi là: \({V_{{O_2}\,can}} = 24 \times {V_{{O_2}giu\,lai}} = 24 \times \frac{{0,1}}{3} = 0,8\,{m^3}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A

    79 ml

  • B

    21 ml 

  • C

    50 ml

  • D

    75 ml

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vì oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên coi trong 100 ml ban đầu trong 2 xi – lanh có khoảng 21 ml oxygen. Từ đó, em hãy suy ra tổng thể tính của khí còn lại.

Lời giải chi tiết:

Do oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên trong 100 ml ban đầu trong 2 xi-lanh có khoảng 21 ml oxygen. Sau khi phản ứng hoàn toàn, oxygen hết nên tổng thể tích khí còn lại trong 2 xi-lanh còn khoảng 79 ml.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A

    Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.

  • B

    Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.

  • C

    Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • D

    Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Trong hình sau, hình tròn màu xanh ở tế bào cây rêu là gì?

  • A

    Màng tế bào

  • B

    Nhân tế bào

  • C

    Tế bào chất

  • D

    Lục lạp

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hình tròn màu xanh là các hạt lục lạp. Vì chúng có chứa chất diệp lục, nên có màu xanh lục; chúng thực hiện chức năng quang hợp cho cây.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 : Đối tượng gây nên đại dịch lớn nhất thế giới hiện nay là:

  • A Vi khuẩn
  • B Virus
  • C Thực vật
  • D Nguyên sinh vật

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đại dịch lớn nhất nhất hiện nay là do Virus corona gây nên, Virus corona chủng mới chủ yếu lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi một cá nhân bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi trong phạm vi khoảng 0,91 m đến 1,8 m.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A

    1 giờ 3 phút

  • B

    1 giờ 27 phút

  • C
    2 giờ 33 phút
  • D 10 giờ 33 phút 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đổi thời gian về cùng một đơn vị.

Khoảng thời gian = Thời gian sau – Thời gian trước.

Lời giải chi tiết:

Ta có: 13 giờ 48 phút = 13.60 + 48 = 828 phút

15 giờ 15 phút = 15.60 + 15 = 915 phút

 Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

\(t = 915 - 828 = 87\) phút = (60 + 27) phút = 1 giờ 27 phút.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Tế bào thần kinh sau khi hình thành bao lâu sẽ phân chia thêm.

  • A

    10 – 20 ngày.

  • B

    15 ngày – 30 ngày.

  • C

    1 – 2 năm.

  • D

    Không phân chia nữa.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tế bào thần kinh không phân chia 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Sữa chua được lên men từ vi khuẩn nào sau đây:

  • A Vi khuẩn E.coli
  • B Vi khuẩn Lactic
  • D Vi khuẩn acetic

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vi khuẩn E.coli là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột

Vi khuẩn Lactic là vi khuẩn dùng làm sữa chua

Vi khuẩn Probiotic là vi khuẩn dùng làm bia

Vi khuẩn acetic là vi khuẩn dùng làm rượu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Bước quan trọng nhất trong việc xây dựng khóa lưỡng phân là

  • A

    Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện sinh vật trong năm giới.

  • B

    Dựa vào một đôi đặc điểm đối lập phân chia sinh vật thành hai nhóm.

  • C

    Tiếp tục phân chia các nhóm trên thành hai cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn một sinh vật.

  • D

    Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Bước quan trọng nhất trong việc xây dựng khóa lưỡng phân là xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện sinh vật trong năm giới.

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ