Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Dãy nào dưới đây gồm các biểu hiện của không khí bị ô nhiễm:

  • A

    Có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn.

  • B

    Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh về đường hô hấp.

  • C

    Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid,...

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện của không khí bị ô nhiễm:

- Có mùi khó chịu.

- Giảm tầm nhìn.

- Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh về đường hô hấp.

- Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid,...

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đá vôi không được dùng để:

  • A

    làm thực phẩm.

  • B

    đập nhỏ để làm đường, làm bê tông.

  • C

    sản xuất vôi sống.

  • D

    chế biến thành chất độn (bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,…

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đá vôi không được dùng để làm thực phẩm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đặc điểm đề phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào là:

  • A

    Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm là các bào tử

  • B

    Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên

  • C

    Dựa vào đặc điểm bên ngoài

  • D

    Dựa vào môi trường sống

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đề phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 : Nguyên sinh vật di chuyển bằng :

  • A

    Roi

  • B

    Chân giả

  • C

    Tiêm mao (tơ)

  • D

    Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết phần đa dạng nguyên sinh vật

Lời giải chi tiết:

Tùy vào cấu tạo cơ thể, nguyên sinh vật có thể di chuyển bằng roi (trùng roi), chân già (trùng biến hình), bào từ (những nguyên sinh vật sống kí sinh), tiêm mao…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Bệnh lao phổi do tác nhân nào gây ra?

  • A

    Vi khuẩn lao.

  • B

    Virus lao.

  • C

    Trực khuẩn đường ruột.

  • D

    Tụ cầu.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao gây ra

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A

    Rán trứng.

  • B

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C

    Làm nước đá.

  • D

    Đốt que diêm.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Các biển báo màu xanh biểu thị:

  • A

    Cấm thực hiện

  • B

    Bắt buộc thực hiện

  • C

    Cảnh báo nguy hiểm.

  • D

    Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Xem lí thuyết an toàn trong phòng thực hành

Kí hiệu biển báo màu xanh biểu thị bắt buộc thực hiện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Loại thức ăn nào sau đây, không nằm trong nhóm ngũ cốc:

  • A

    Gạo nếp

  • B

    Lúa mì

  • C

    Đậu đen

  • D

    Rau cải

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ngũ cốc là tên gọi của 5 loại lương thực là gạo nếp, gạo tẻ, vừng, mì và các loại đậu.

Rau không phải là ngũ cốc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 : Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ thể

  • A Tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất
  • B

     

    Tế bào thực hiện chức năng sinh trưởng

  • C Tế bào thực hiện chức năng  sinh sản và di truyền
  • D Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

xem lại phần lí thuyết khái niệm tế bào

Lời giải chi tiết:

Đáp án A,B, C là chức năng của tế bào đối với cơ thể

Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Khi đưa que đóm tàn đỏ vào miệng ống nghiệm chứa khí ôxi có hiện tượng gì xảy ra ?

  • A Tàn đóm tắt ngay        
  • B Không có hiện tượng gì
  • C Tàn đóm tắt dần
  • D Tàn đóm bùng cháy

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào dấu hiệu hiện tượng nhận biết ra khí oxi.

Lời giải chi tiết:

Khi đưa que đóm tàn đỏ vào miệng ống nghiệm chứa khí ôxi thì tàn đóm bùng cháy.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đâu không phải cách bảo quản kính lúp

  • A

    Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm

  • B

    Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính để rửa kính

  • C

    Lau chùi kính bằng khăn bẩn

  • D

    Để kính lên bề mặt phẳng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Lau chùi kính bằng khăn bẩn sẽ làm mặt kính bị bẩn, dễ bị xước

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Khi đo độ dài của một vật em phải:

  • A

    Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp

  • B

    Đặt thước và mắt nhìn đúng quy cách

  • C

    Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định

  • D

    Thực hiện cả 3 yêu cầu trên

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có, cách đo độ dài:

1 - Ước lượng độ dài cần đo => Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp

2 - Đặt thước và mắt nhìn đúng cách:

+ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

3 - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Điền vào chỗ trống:

"….là dụng cụ đo thời gian".

  • A

    Cân điện tử

  • B Thước kẻ
  • C Cân đồng hồ
  • D Đồng hồ

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Sự nóng chảy là:

  • B

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • C

    Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

  • D

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Sự nóng chảy là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Kí hiệu GHĐ trên dụng cụ đo nghĩa là:

  • A

    Hiệu giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia

  • B

    Giá trị nhỏ nhất ghi trên vạch chia

  • C

    Giá trị đo ghi trên vạch chia

  • D

    Giá tri lớn nhất ghi trên vạch chia

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

GHĐ là Giá tri lớn nhất ghi trên vạch chia

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Sự sôi là:

  • A

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

  • B

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

  • C

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • D

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sự sôi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí/ hơi, diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Để đo nhiệt độ, người ta dùng

  • A

    Ẩm kế

  • B

    Nhiệt kế

  • C

    Áp kế

  • D

    Lực kế

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Có bao nhiêu bước để xây dựng khóa lưỡng phân

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Có 4 bước xây dựng khóa lưỡng phân

Bước 1. Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện sinh vật trong năm giới.

Bước 2. Dựa vào một đôi đặc điểm đối lập phân chia sinh vật thành hai nhóm.

Bước 3. Tiếp tục phân chia các nhóm trên thành hai cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn một sinh vật.

Bước 4. Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở điều nào sau đây ?

  • A

    Số lượng các loài.

  • B

    Số lượng các cá thể trong mỗi loài.

  • C

    Môi trường sống của mỗi loài.

  • D

    Tất cả các phương án đưa ra.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở số lượng các loài, số lượng các cá thể trong mỗi loài và môi trường sống

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hành động không nên làm trong phòng thực hành:

  • A

    Dùng kẹp để nhặt thủy tinh vỡ

  • B

    Ngửi hóa chất độc hại

  • C

    Mang găng tay cao su dày, ủng cao su, mặt nạ phòng hơi độc, kính bảo vệ mắt, khẩu trang.

  • D

    Nếu hóa chất dính vào người thì cần nhanh chóng thông báo cho thầy cô giáo biết.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B là hành động này có thể gây ra ngộ độc.

Các đáp án còn lại là những hành động an toàn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Cho bảng sau:

  • A

    B < A < D < C < E.

  • B

    A < B < C < D < E.

  • C

    E < C < D < A < B.

  • D

    A < C < B < D < E.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khả năng hoà tan của các chất ở 20 °C: E < C < D < A < B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

  • A

    0,65 kg và 24 kg

  • B

    0,65 kg và 240 kg

  • C

    6,5 kg và 2400 kg

  • D 0,065 kg và 240 kg

Đáp án: B

Phương pháp giải:

1 kg = 1000 g

1 tạ = 100 kg

Lời giải chi tiết:

\(650g = \dfrac{{650}}{{1000}} = 0,65kg\)

2,4 tạ = \(2,4.100 = 240kg\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Phương tiện giao thông nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

  • A

    Xe ô tô

  • B

    Xe buýt

  • C

    Xe tải

  • D

    Xe đạp

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, sách báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết:

Phương tiện giao thông không gây ô nhiễm không khí là xe đạp vì xe đạp chạy được dựa trên sự hoạt động của con người (đạp xe).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, vật mẫu được đặt lên

  • A

    Vật kính

  • B

    Thị kính

  • C

    Bàn kính

  • D

    Giá đỡ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, vật mẫu được đặt lên bàn kính

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Virus gây bệnh cúm có hình gì:

  • A

    Hình que

  • B

    Hình xoắn

  • C

    Hình cầu

  • D

    Hình hỗn hợp

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết phần hình dạng đặc trưng của virus

Lời giải chi tiết:

Virus gây bệnh khảm thuốc lá có hình xoắn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Một thước thẳng có 101 vạch chia đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là

  • A

    GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1cm

  • B

    GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1cm

  • C

    GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1mm

  • D

    GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1mm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

- ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Lời giải chi tiết:

Thước thẳng có 101 vạch chia đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm => Thước có GHĐ là 100 cm.

Do thước có 101 vạch chia => ĐCNN là 1cm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Chọn phương án sai?

  • A

    \(1\mu m = 0,000001m\)

  • B

    \(1\mathop A\limits^0 = 0,0000000001m\)

  • C

    \(1nm = 0,000000001m\)

  • D

    \(1ly = 946,073\) triệu tỉ năm

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

1 ly = 946073 triệu tỉ năm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu?

  • A

    24 kg

  • B

    20 kg 10 lạng

  • C

    22 kg

  • D

    20 kg 20 lạng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

1 lạng = 0,1 kg.

Lời giải chi tiết:

Ban đầu mỗi túi có 1 kg đường => 20 túi có 20 kg đường.

Cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa => Tổng khối lượng đường cho thêm là:

20 = 40 lạng = 4 kg

Vậy khối lượng của 20 túi đường sau khi cho thêm là:

20 + 4 = 24 (kg)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A

    79 ml

  • B

    21 ml 

  • C

    50 ml

  • D

    75 ml

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vì oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên coi trong 100 ml ban đầu trong 2 xi – lanh có khoảng 21 ml oxygen. Từ đó, em hãy suy ra tổng thể tính của khí còn lại.

Lời giải chi tiết:

Do oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên trong 100 ml ban đầu trong 2 xi-lanh có khoảng 21 ml oxygen. Sau khi phản ứng hoàn toàn, oxygen hết nên tổng thể tích khí còn lại trong 2 xi-lanh còn khoảng 79 ml.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Mỗi giờ 1 người lớn trung bình hít vào 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong đó. Vậy thực tế trong 1 ngày đêm, cơ thể người cần 1 lượng khí oxi là:

  • A 4 m3
  • B 12 m3
  • C 0,8 m3
  • D 6 m3

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần của không khí ta có: VO2 = 1/5Vkk

Lời giải chi tiết:

Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí nên trong 0,5 m3 có chứa lượng O2 là: \({V_{{O_2}}} = \frac{{20\% }}{{100\% }}.0,5 = 0,1{m^3}\)

Cơ thể người giữ lại 1/3 lượng oxi nên 1 giờ cơ thể người giữ lại lượng O2 có trong không khí là: \({V_{{O_2}giu\,lai}} = \frac{1}{3}{V_{{O_2}}} = \frac{{0,1}}{3}\,{m^3}\)

1 ngày đêm có 24 giờ nên cơ thể người cần 1 lượng oxi là: \({V_{{O_2}\,can}} = 24 \times {V_{{O_2}giu\,lai}} = 24 \times \frac{{0,1}}{3} = 0,8\,{m^3}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Biện pháp nào có phần khác so với bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.

  • A

    Rửa tay dưới cồn.

  • B

    Đeo khẩu trang.

  • C

    Dùng kháng sinh.

  • D

    Phát quang bụi rậm, vệ sinh sạch sẽ cảnh quang.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Biện pháp có phần khác so với bệnh do vi khuẩn và virus gây ra là dùng kháng sinh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 : Đặc điểm của cấp tổ chức sống :

  • A Theo nguyên tắc thứ bậc
  • B Hệ thống mở và tự điều chỉnh
  • C Liên tục tiến hóa
  • D Các đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

  • Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
  • Hệ thống mở: mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
  • Tự điều chỉnh: Mọi cấp độ tổ chức sống đều có cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống tồn tại và phát triển.
  • Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A

    1 giờ 3 phút

  • B

    1 giờ 27 phút

  • C
    2 giờ 33 phút
  • D 10 giờ 33 phút 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đổi thời gian về cùng một đơn vị.

Khoảng thời gian = Thời gian sau – Thời gian trước.

Lời giải chi tiết:

Ta có: 13 giờ 48 phút = 13.60 + 48 = 828 phút

15 giờ 15 phút = 15.60 + 15 = 915 phút

 Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

\(t = 915 - 828 = 87\) phút = (60 + 27) phút = 1 giờ 27 phút.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Tại sao ở tế bào thực vật, thành tế bào lại quan trọng như vậy

  • A

    Trao đổi chất dễ hơn

  • B

    Tăng hiệu suất quang hợp và hô hấp

  • C

    Do thực vật không có bộ xương, nên cần thành tế bào bảo vệ và nâng đỡ

  • D

    Cả ba đáp án trên

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Do thực vật không có bộ xương, nên thành tế bào vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và nâng đỡ cơ thê

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ