Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

  • A

    Thuỷ tinh.

  • B

    Thép xây dựng.

  • C

    Nhựa composite.

  • D

    Xi măng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Xi măng là vật liệu không thể tái chế.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chất nào sau đây chiếm khoảng 0,03 % thể tích không khí?

  • A

    Nitrogen.

  • B

    Sulfur dioxide.

  • C

    Oxygen.

  • D

    Carbon dioxide.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nitrogen chiếm 78%, oxygen chiếm 21%, carbon dioxide chiếm 0,03% thể tích không khí.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Mặt kính có tác dụng

  • A

    Bảo vệ kính

  • B

    Nhìn vật

  • C

    Tạo hình cho kính

  • D

    Trang trí cho đẹp

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết kính lúp

Lời giải chi tiết:

Để quan sát vật với kính lúp, chúng ta nhìn vật qua mặt kính 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho biểu đồ dưới đây:

  • A

    Luyện thép

  • B

    Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa

  • C

    Công nghiệp hóa chất

  • D

    Y khoa

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ biểu đồ.

Lời giải chi tiết:

Luyện thép là lĩnh vực tiêu thụ nhiều oxygen nhất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo?

  • A

    Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét

  • B

    Xenlulozơ, kẽm, vàng

  • C

    Cây cối, bút, tập, sách

  • D

    Nước biển, ao, hồ, suối

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dãy chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo là: Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét.

Loại B vì: xenlulozơ, kẽm, vàng là các chất.

Loại C vì : cây cối là vật thể tự nhiên.

Loại D vì : Nước biển, ao, hồ, suối là các vật thể tự nhiên.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong không khí, tỉ lệ về thể tích giữa nitrogen và oxygen tương ứng xấp xỉ là:

  • A

    1: 4    

  • B

    1: 5    

  • C

    4: 1    

  • D

    5:1

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, argon (khí hiếm), hơi nước và một số chất khí khác => Tỉ lệ thể tích giữa nitrogen và oxygen tương ứng xấp xỉ bằng 78% : 21% = 4 : 1.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Những loại nấm sau, nấm nào là nấm sinh sản bằng bào tử mọc trên đảm:

  • A

    Nấm men

  • B

    Nấm mốc

  • C

    Nấm bụng dê

  • D

    Nấm sò

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Đọc lí thuyết sự đa dạng của nấm

Lời giải chi tiết:

Nấm sò là nấm sinh sản bằng bào tử mọc trên đảm (các bào tử nấm mọc phía mũ nấm)

Các loại nấm khác sinh sản bằng bào tử nằm trong túi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Để đo những khoảng cách lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị:

  • A

    dặm

  • B

    hải lí

  • C

    in

  • D

    năm ánh sáng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Lời giải:

Để đo những khoảng cách lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị là năm ánh sáng. Một năm ánh sáng xấp xỉ 9461 tỉ kilômét.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm ….

  • A

    khối lượng

  • B thời gian
  • C nhiệt độ
  • D nhiệt kế

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Các biển báo có viền đỏ biểu thị :

  • A

    Cấm thực hiện

  • B

    Bắt buộc thực hiện

  • C

    Cảnh báo nguy hiểm.

  • D

    Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết an toàn trong phòng thực hành

Lời giải chi tiết:

Các biển báo có viền đỏ biểu thị cấm thực hiện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

  • A

    Tấn > tạ > lạng > kilôgam

  • B

    Tấn > lạng > kilôgam > tạ

  • C

    Tấn > tạ > kilôgam > lạng

  • D

    Tạ > tấn > kilôgam > lạng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có, 1 tấn  = 10 tạ = 100 yến  = 1000 kilôgam

1 lạng = 1/10 kg

Vậy tấn > tạ > kilôgam > lạng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Giới nấm có đặc điểm gì khác với giới thực vật

  • A

    Cơ thể có thể là đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng

  • B

    Có khả năng di chuyển

  • C

    Nhân sơ

  • D

    Không đa dạng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết các giới sinh vật

Lời giải chi tiết:

Giới nấm có thể là cơ thể đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng còn giới thực vật là những sinh vật đa bào, tự dưỡng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Các biển báo màu vàng viền đen biểu thị:

  • A

    Cấm thực hiện

  • B

    Bắt buộc thực hiện

  • C

    Cảnh báo nguy hiểm.

  • D

    Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các biển báo màu vàng viền đen biểu thị cảnh báo nguy hiểm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cho bảng sau:

  • A

    B < A < D < C < E.

  • B

    A < B < C < D < E.

  • C

    E < C < D < A < B.

  • D

    A < C < B < D < E.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khả năng hoà tan của các chất ở 20 °C: E < C < D < A < B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Vật thể tự nhiên là:

  • A

    Ao, hồ, sông, suối.

  • B

    Biển, mương, kênh, bể nước.

  • C

    Đập nước, máng, đại dương, rạch.

  • D

    Hồ, thác, giếng, bể bơi.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vật thể tự nhiên là những vật có sẵn trong tự nhiên.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho hình vẽ, số 2 trong hình là:

 

  • A

    Tế bào

  • B

  • C

    Cơ quan

  • D

    Hệ cơ quan

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lý thuyêt các cấp độ tổ chức cơ thể

Lời giải chi tiết:

  1. Tế bào
  2. Cơ quan
  3. Hệ cơ quan
  4. Cơ thể

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, chúng ta đặt mắt nhìn vật mẫu qua

  • A

    Vật kính

  • B

    Thị kính

  • C

    Chân kính

  • D

    Giá đỡ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết kính hiển vi quang học

Lời giải chi tiết:

Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, chúng ta đặt mắt nhìn vật mẫu qua thị kính

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?

  • A

    Bệnh kiết lị.

  • B

    Bệnh tiêu chảy.

  • C

    Bệnh vàng da.

  • D

    Bệnh thuỷ đậu.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các đáp án A,B,C là bệnh do vi khuẩn gây ra

Đáp án D là bệnh do virus gây ra

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Đặc điểm cấu tạo của virus

  • A

    Chưa có cấu tạo tế bảo, gồm hai phần: lớp vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền

  • B

    Chưa có cấu tạo tế bào, chỉ gồm phần lõi chứa vật chất di truyền

  • C

    Có cấu tạo tế bào, gồm hai phần: lớp vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền

  • D

    Có cấu tạo tế bào, chỉ gồm phần lõi chứa vật chất di truyền

Đáp án: A

Phương pháp giải:

xem lý thuyết phần cấu tạo virus

Lời giải chi tiết:

- Virus chưa có cấu tạo tế bào, chỉ gồm 2 thành phần cơ bản:

+ Lớp vỏ protein

+ Phần lõi chứa vật chất di truyền (AND hoặc ARN)

- Một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Dưa hấu không hạt, quả to, ngọt là kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực nào 

  • A

    Sinh học

  • B

    Hóa học

  • C

    Vật lí học

  • D

    Khoa học Trái Đất

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dưa hấu không hạt, quả to, ngọt là kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực Sinh học (công nghệ gen)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Trong thang nhiệt độ Celsius, hai nhiệt độ được chọn làm nhiệt độ cố định là:

  • A

    \({0^0}C,{180^0}C\)

  • B

    \({20^0}C,{180^0}C\)

  • C

    \({20^0}C,{212^0}C\)

  • D

    \({0^0}C,{100^0}C\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong thang nhiệt độ Celsius, nhiệt độ của nước đá đang tan (00C) và nhiệt độ của hơi nước đang sôi (1000C) được chọn làm hai nhiệt độ cố định.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 : Tế bào thần kinh có ở

  • A Người
  • B Cây cà chua
  • C Vi khuẩn
  • D Tảo

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lại phần lí thuyết tế bào

 

Lời giải chi tiết:

Tế bào thần kinh có ở tất cả các loai động vật

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

 Vật không sống là những vật

  • A

    Mang những đặc điểm tương tự vật sống nhưng không di chuyển được

  • B

    Không mang những đặc điểm của sự sống

  • C

    Không sinh sản nhưng vẫn có khả năng lớn lên

  • D

    Không bao giờ chết

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vật không sống là những vật không có những biểu hiện của sự sống như trao đổi chất, vận động, lớn lên, sinh sản, cảm ứng và chết

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Đơn vị dùng để đo chiều dài của một vật là

  • A

    m2

  • B

    m

  • C

    kg

  • D

    l.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đơn vị dùng để đo chiều dài của một vật là mét (m).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Thực phẩm chứa những chất gì

  • A

    Chất bột

  • B

    Chất béo

  • C

    Chất đạm

  • D

    Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (proteine) hoặc nước mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính bao gồm:

  • A

    Vật kính, thị kính

  • B

    Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu

  • C

    Đèn, gương, màn chắn sáng

  • D

    Ốc to, ốc nhỏ

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết kính hiển vi

Lời giải chi tiết:

Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính bao gồm ốc to, ốc nhỏ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Dụng cụ nào không được sử dụng để đo thể tích chất lỏng

  • A

    Ống chia độ

  • B

    Cốc chia độ

  • C

    Nhiệt kế

  • D

    Pipette

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dụng cụ không để đo thể tích chât lỏng là nhiệt kế

Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?

  • A

    Gỗ.     

  • B

    Bông.

  • C

    Dầu thô.

  • D

    Nông sản.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dầu thô là nguyên liệu không thể tái sinh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Hai biển báo dưới có đặc điểm gì chung

  • A

    Đều là biển cấm thực hiện

  • B

    Đều là biển bắt buộc thực hiện

  • C

    Đều là biển được thực hiện

  • D

    Đều là biển cảnh báo nguy hiểm

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hai biển báo đều là biển báo cảnh báo nguy hiểm do hóa chất gây ra

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Chọn phương án sai?

  • A

    \(1\mu m = 0,000001m\)

  • B

    \(1\mathop A\limits^0 = 0,0000000001m\)

  • C

    \(1nm = 0,000000001m\)

  • D

    \(1ly = 946,073\) triệu tỉ năm

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

1 ly = 946073 triệu tỉ năm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

\({32^0}C\) có giá trị bằng bao nhiêu độ \(^0F\)?

  • A

    \({1^0}F\)

  • B

     \(89,{6^0}F\)

  • C

    \(25,{6^0}F\)

  • D

    \( - 14,{22^0}F\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức đổi nhiệt giai: \(^0C = \frac{5}{9}\left( {t\left( {^0F} \right) - 32} \right)\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(^0C = \frac{5}{9}\left( {t\left( {^0F} \right) - 32} \right)\)

Ta suy ra: \(t\left( {^0F} \right) = \frac{9}{5}\left( {{t^0}C} \right) + 32 = \frac{9}{5}.32 + 32 = 89,{6^0}F\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Mỗi giờ 1 người lớn trung bình hít vào 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong đó. Vậy thực tế trong 1 ngày đêm, cơ thể người cần 1 lượng khí oxi là:

  • A 4 m3
  • B 12 m3
  • C 0,8 m3
  • D 6 m3

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần của không khí ta có: VO2 = 1/5Vkk

Lời giải chi tiết:

Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí nên trong 0,5 m3 có chứa lượng O2 là: \({V_{{O_2}}} = \frac{{20\% }}{{100\% }}.0,5 = 0,1{m^3}\)

Cơ thể người giữ lại 1/3 lượng oxi nên 1 giờ cơ thể người giữ lại lượng O2 có trong không khí là: \({V_{{O_2}giu\,lai}} = \frac{1}{3}{V_{{O_2}}} = \frac{{0,1}}{3}\,{m^3}\)

1 ngày đêm có 24 giờ nên cơ thể người cần 1 lượng oxi là: \({V_{{O_2}\,can}} = 24 \times {V_{{O_2}giu\,lai}} = 24 \times \frac{{0,1}}{3} = 0,8\,{m^3}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Để phân biệt hai chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

  • A

    Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

  • B

    Quan sát màu sắc của hai khí đó.

  • C

    Ngửi mùi của hai khí đó.

  • D

    Dẫn từng khí vào cây nên đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm nến tắt là carbon dioxide.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Oxygen duy trì sự cháy, còn carbon dioxide thì không.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Mẹ của bạn Lan là giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Trong một lần hai mẹ con làm bánh, mẹ bạn đã trộn đường trắng với bột mì, sau đó hỏi Lan: Dùng phương pháp nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì? Em hãy giúp Lan trả lời câu hỏi này?

  • A

    Phương pháp lọc     

  • B

    Phương pháp cô cạn

  • C

    Phương pháp chiết

  • D

    Đầu tiên sử dụng phương pháp lọc, sau đó dùng phương pháp cô cạn.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

- Để tách riêng bột mì và đường ta có thể hoà tan cả hỗn hợp vào nước rồi đổ tất cả lên phễu có chứa giấy lọc, đặt trên cốc thủy tinh ⇒ Phương pháp lọc.

- Vì đường tan trong nước nên sẽ theo nước chảy xuống cốc, bột mì bị giữ lại trên giấy lọc. Cô cạn phần nước đường bằng cách đưa cách thuỷ ta sẽ thu được đường ở dạng rắn ⇒ Phương pháp cô cạn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 : Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới, nếu tế bào này thực hiện 6 lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?

  • A 4
  • B 16
  • C 32
  • D 64

Đáp án: D

Phương pháp giải:

1 tế bào sinh sản 1 lần tạo ra 2 tê bào con, 2 lần tạo ra \({2^n}\) =4 tế bào con, 3 lần tạo ra \({2^3}\) = 8 tế bào con, n lần tạo ra \({2^n}\) tế bào con.

Lời giải chi tiết:

6 lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra \({2^6}\) = 64 tế bào con

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Dấu hiệu bệnh khảm lá ở cây thuốc lá

  • A

    Xuất hiện đầu tiên ở những lá non, gồm các vết đốm xanh, vàng xen kẽ nhau, gân lá nhợt nhạt

  • B

    Lá xuất hiện đốm trắng

  • C

    Lá xuất hiện đốm đen, nổi u

  • D

    Lá xuất hiện những u màu đen

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dấu hiệu bệnh khảm lá ở cây thuốc lá lá xuất hiện các vết đốm xanh, vàng xen kẽ nhau, gân lá nhợt nhạt

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A

    1 giờ 3 phút

  • B

    1 giờ 27 phút

  • C
    2 giờ 33 phút
  • D 10 giờ 33 phút 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đổi thời gian về cùng một đơn vị.

Khoảng thời gian = Thời gian sau – Thời gian trước.

Lời giải chi tiết:

Ta có: 13 giờ 48 phút = 13.60 + 48 = 828 phút

15 giờ 15 phút = 15.60 + 15 = 915 phút

 Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

\(t = 915 - 828 = 87\) phút = (60 + 27) phút = 1 giờ 27 phút.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Sữa chua được lên men từ vi khuẩn nào sau đây:

  • A Vi khuẩn E.coli
  • B Vi khuẩn Lactic
  • D Vi khuẩn acetic

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vi khuẩn E.coli là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột

Vi khuẩn Lactic là vi khuẩn dùng làm sữa chua

Vi khuẩn Probiotic là vi khuẩn dùng làm bia

Vi khuẩn acetic là vi khuẩn dùng làm rượu

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ