Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi tham khảo THPT QG 2018 môn Hóa Học lần 4

13/07/2022 - Lượt xem: 31
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 292265

Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Hấp thụ hết lượng khí sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 , thu được 150 g kết tủa. hiệu suất của quá trình lên men đạt 60%. Giá trị của m là 

  • A. 112,5      
  • B. 180,0        
  • C. 225,0      
  • D. 120,0
Câu 2
Mã câu hỏi: 292266

Cho các thí nghiệm sau:

(1) cho etanol tác dụng với Na kim loại

(2) cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói

(3) cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2

(4) cho etanol tác dụng với CH3COOH có H2SO4 đặc xúc tác

Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol 

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 1
Câu 3
Mã câu hỏi: 292267

Nhúng thanh kim loại Mg có khối lượng m gam vào dung dịch chứa 0,2 mol CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, thấy khối lượng CuSO4đã tham gia phản ứng là 80%. Thanh kim loại sau khi lấy ra đem đốt cháy trong O2dư, thu được (m + 12,8) gam chất rắn (cho rằng Cu giải phóng bám hết vào thanh Mg). Khối lượng thanh kim loại sau khi lấy ra khỏi dung dịch CuSO4 là 

  • A. 10,24 gam    
  • B. 12,00 gam       
  • C. 16,00 gam    
  • D. 9,60 gam
Câu 4
Mã câu hỏi: 292268

Trong phòng thí nghiệm, khí Y được điều chế và thu vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước như hình vẽ bên.

Khí Y được tạo từ phản ứng hóa học nào sau đây? 

  • A. KNO3 → KNO2+O2
  • B. NH4NO3+NaOH → NH3(k)+NaNO3+H2O
  • C. NH4Cl → NH3+HCl
  • D. CH3NH3Cl+NaOH → CH3NH2(k)+NaCl+H2O
Câu 5
Mã câu hỏi: 292269

Cho 4,5 gram etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C2H5NH3Cl) thu được là 

  • A. 7,65 gam.    
  • B.  8,10 gam      
  • C. 8,15 gam          
  • D.  0,85 gam.
Câu 6
Mã câu hỏi: 292270

Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH; CH3COOH, HCl; C6H5OH(phenol) và pH của các dung dịch trên được ghi trong bảng sau

Chất

X

Y

Z

T

pH dd nồng độ 0,01M, 250C

6,48

3,22

2,00

3,45

Nhận xét nào sau đây đúng? 

  • A. T cho được phản ứng tráng bạc.       
  • B. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic.
  • C. Y tạo kết tủa trắng với nước brom. 
  • D. Z tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3
Câu 7
Mã câu hỏi: 292271

Nguyên tử nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1 . Nhận xét nào không đúng về M? 

  • A. Có thể điều chế M bằng các phương pháp: nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân.
  • B. M thuộc chu kì 4 nhóm IA
  • C. Hidroxit của M là một bazơ mạnh
  • D. Hợp chất của M với clo là hợp chất ion
Câu 8
Mã câu hỏi: 292272

Anilin (C6H5NH2 ) có phản ứng với dung dịch: 

  • A. HCl.      
  • B. NaCl.            
  • C.  Na2CO3.             
  • D. NaOH.
Câu 9
Mã câu hỏi: 292273

Trong các nhận xét sau, nhận xét nào sai

  • A. Các đồng đẳng của etilen dễ phản ứng cộng với HCl hơn etilen
  • B. Tất cả các ank – 1- in đều phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong NH3 .
  • C. Trong toluen dễ tham gia phản ứng thế với Cl2 (có xúc tác Fe, đun nóng ) hơn benzen.
  • D. Toluen dễ tham gia phản ứng với Cl2 có chiếu sáng hơn metan.
Câu 10
Mã câu hỏi: 292274

Cho 5 mẫu chất rắn: CaCO3,Fe(NO3)2,FeS,CuS,NaCl và 2 dung dịch HCl, H2SO4 loãng. Nếu cho lần lượt từng mẫu chất rắn vào lần lượt từng dung dịch axit thì bao nhiêu trường hợp có phản ứng xảy ra? 

  • A. 7
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 6
Câu 11
Mã câu hỏi: 292275

Cho 14,7 gam axit glutamic vào dung dịch H2SO4 0,5M và HCl 1M, thu được dung dịch X chứa 19,83 gam chất tan. Thể tích dung dịch NaOH 1M và KOH 0,6M cần lấy để phản ứng vừa đủ với chất tan trong dung dịch X là: 

  • A. 160,0 ml  
  • B. 225,0 ml  
  • C. 180,0 ml   
  • D. 200,0 ml
Câu 12
Mã câu hỏi: 292276

Cho một lượng dung dịch X chứa hỗn hợp HCHO và HCOOH tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 32,4 gam Ag. Cũng lượng dung dịch X này tác dụng với lượng dư nước brom thấy có x mol Br2 phản ứng. Giá trị x là 

  • A.  0,300          
  • B. 0,075      
  • C.  0,200   
  • D.  0,150
Câu 13
Mã câu hỏi: 292277

Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lương dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hidro (ở đktc). Giá trị của V là 

  • A. 4,48 lít.            
  • B. 3,36 lít      
  • C. 6,72 lít.  
  • D. 2,24 lít.
Câu 14
Mã câu hỏi: 292278

Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là: 

  • A. Al,Mg,Fe   
  • B. Fe,Mg,Al   
  • C. Fe,Al,Mg.            
  • D. Mg,Fe,Al.
Câu 15
Mã câu hỏi: 292279

Để thu được dung dịch C có pH = 7 cần phải trộn VA ml dung dịch A chứa (HCl 1M + HNO3 1M + H2SO4 1M) và VB ml dung dịch B chứa (KOH 1M + NaOH 2M) với tỉ lệ thể tích là 

  • A. V:VA = 3:4         
  • B. V:VB = 3:4      
  • C. V:VA = 1:2         
  • D.  V:VB = 1:2
Câu 16
Mã câu hỏi: 292280

Cho các chất: HCHO, HCOOH, HCOONH4, CH3CHO và C2H2. Số chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là 

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 17
Mã câu hỏi: 292281

Polivinyl clorua(PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng: 

  • A. axit- bazơ.
  • B.  trùng hợp.       
  • C. trao đổi.     
  • D. trùng ngưng.
Câu 18
Mã câu hỏi: 292282

Phát biểu nào sau đây đúng? 

  • A. Amoni nitrat là một loại phân đạm có khả năng làm chua đất
  • B. Nitrophotka là phân phức hợp
  • C. Supephotphat đơn có công thức là Ca(H2PO4)2
  • D. Ure còn được gọi là đạm hai lá
Câu 19
Mã câu hỏi: 292283

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

 

  • A. Na2SO3       
  • B. NaHSO3        
  • C. Na2SO4           
  • D. NaHSO4
Câu 20
Mã câu hỏi: 292284

Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được thể tích khí H2 (ở đktc) là 

  • A. 2,24lít.      
  • B. 1,12lít.       
  • C. 6,72 lít.        
  • D. 4,48 lít
Câu 21
Mã câu hỏi: 292285

Tên IUPAC của ancol isoamylic là 

  • A. 2 – metylbutan – 1 – ol       
  • B. 2 – metylbutan – 2- ol
  • C. 3 – metylbutan – 1- ol         
  • D. 3,3 – đimetylpropan – 1 – ol
Câu 22
Mã câu hỏi: 292286

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? 

  • A. NaCl       
  • B. CH3COOH    
  • C. H2O      
  • D. HF
Câu 23
Mã câu hỏi: 292287

Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, dun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là 

  • A. protit.        
  • B. tinh bột    
  • C. saccarozơ      
  • D. xenluzơ
Câu 24
Mã câu hỏi: 292288

Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 10,0 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 0,3M, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,64 gam chất rắn khan. Vậy tên gọi của X là 

  • A. vinyl propionat.    
  • B. anlyl axetat.    
  • C. etyl acrylat.          
  • D. metyl metacrylat
Câu 25
Mã câu hỏi: 292289

Đốt cháy 1 hidrocacbon A thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 2 :1. . Nếu lượng O2 dùng để đốt cháy A nhiều hơn 20% lượng cần thiết, thì hỗn hợp khí thu được sau phản ứng để nguội (ngưng tụ hết hơi nước) bằng 2,5 lần thể tích của A ở cùng điều kiện. Vậy A là 

  • A. C2H2          
  • B. C6H6      
  • C. C4H4          
  • D. C4H6
Câu 26
Mã câu hỏi: 292290

Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24g chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng  thu được khối lượng xà phòng là      

  • A. 18,38g      
  • B.  16,68g          
  • C. 18,24g        
  • D. 17,80g
Câu 27
Mã câu hỏi: 292291

Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là 

  • A.  2,7gam. 
  • B. 5,4gam. 
  • C. 16,2gam.     
  • D. 10,4gam.
Câu 28
Mã câu hỏi: 292292

Nung m gam Mg(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO2 và O2. Giá trị của m là 

  • A. 18,5    
  • B. 14,8         
  • C. 11,1        
  • D. 7,4
Câu 29
Mã câu hỏi: 292293

Tất cả các kim loại trong nhóm: Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch nào sau đây 

  • A. KOH.               
  • B. HNO3 loãng.   
  • C. H2SO4 loãng.
  • D. HCl.
Câu 30
Mã câu hỏi: 292294

Cho các phát biểu sau:

(1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nghuyên tố nitơ.

(2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.

(3) Trong phân tử đipeptit mạch hở có chứa hai liên kết peptit.

(4) Trong phân tử metylamoni clorua, cộng hóa trị cuả nitơ là IV.

(5) Dung dịch anilin làm mất màu nước brom.

Những phát biểu đúng là 

  • A. (1), (3), (5)      
  • B. (2), (4), (5) 
  • C. (1), (4), (5)     
  • D. (1), (2), (3)
Câu 31
Mã câu hỏi: 292295

Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và rượu etyliC. Công thức của X là 

  • A. CH3COOC2H5.    
  • B. C2H5COOCH3.   
  • C. CH3COOCH3
  • D. C2H3COOC2H5.
Câu 32
Mã câu hỏi: 292296

Chất chỉ có tính khử là 

  • A. FeBr3.        
  • B.  FeCl3.        
  • C. Fe(OH)3.   
  • D. Fe.
Câu 33
Mã câu hỏi: 292297

Cho 14,2 gam P2O5 vào 500 ml dung dịch NaOH 1M, thì sau phản ứng khối lượng muối thu được là 

  • A. 37,1 gam      
  • B. 73,1 gam     
  • C. 71,3 gam         
  • D. 30,6 gam
Câu 34
Mã câu hỏi: 292298

Oxi hóa 4,0 gam ancol đơn chức X bằng O2 (xúc tác, to ) thu được 5,6 gam hỗn hợp Y gồm andehit, ancol dư và nước. Tên của X và hiệu suất phản ứng là 

  • A. Metanol; 75%    
  • B.  Etanol, 75%  
  • C. Metanol; 80%    
  • D. Propan – 1- ol; 80%
Câu 35
Mã câu hỏi: 292299

Hòa tan a gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để thu được 400 ml dung dịch A. Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch A, thu được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của a là 

  • A.  20,13    
  • B. 13,20         
  • C. 10,60              
  • D. 21,03
Câu 36
Mã câu hỏi: 292300

X là axit cacboxylic đơn chức; Y là este của một ancol đơn chức với một axit cacboxylic hai chức. Cho m gam hỗn hợp M gồm X, Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau đó cô cạn được ancol Z và rắn khan T trong đó có chứa 28,38 gam hỗn hợp muối. Cho hơi ancol Z qua ống đựng lượng dư CuO nung nóng được hỗn hợp hơi W gồm anđehit và hơi nước. Dẫn hơi W qua bình đựng lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 95,04 gam bạc. Mặt khác, nung rắn khan T với CaO được 4,928 lít (đkc) một ankan duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là 

  • A. 26,92     
  • B.  29,38        
  • C. 20,24              
  • D. 24,20
Câu 37
Mã câu hỏi: 292301

Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. X tan  hoàn toàn trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2, tỉ khối của Z so với H2 là 11,4. Giá trị  m gần nhất là 

  • A. 80              
  • B. 82.                     
  • C.  74.      
  • D. 72. 
Câu 38
Mã câu hỏi: 292302

Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH, x mol KOH và y mol Ba(OH)2 . Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau :

Giá trị của x, y, z lần lượt là : 

  • A. 0,6 ; 0,4 và 1,5 
  • B. 0,3 ; 0,6 và 1,4   
  • C. 0,2 ; 0,6 và 1,25
  • D. 0,3 ; 0,6 và 1,2
Câu 39
Mã câu hỏi: 292303

Thủy phân tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp các α-amino axit (no, mạch hở, phân tử đều chứa 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm −COOH). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng CuO dư, đun nóng thấy khối lượng CuO giảm 3,84 gam. Cho hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng vào dung dịch NaOH đặc, dư thấy thoát ra 448 ml khí N2 (đktc). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl dư, đun nóng thu được muối có khối lượng là: 

  • A. 4,74     
  • B.  4,84     
  • C. 4,52         
  • D.  5,12
Câu 40
Mã câu hỏi: 292304

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần:

Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).

Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn.

Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là 

  • A. Fe2O3 và 28,98.
  • B. Fe3O4 và 19,32.
  • C. Fe3O4  và 28,98.   
  • D. FeO và 19,32.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ