Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi tham khảo THPT QG 2018 môn Hóa Học lần 5

13/07/2022 - Lượt xem: 36
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 291985

Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là 

  • A. 6,95.            
  • B. 3,70                   
  • C. 4,85         
  • D. 4,35.
Câu 2
Mã câu hỏi: 291986

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Al vào dung dịch HCl.

(b) Cho Al vào dung dịch AgNO3.

(c) Cho Na vào H2O.

(d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.

(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là 

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 5
Câu 3
Mã câu hỏi: 291987

Đốt cháy hoàn toàn x gam hiđrocacbon X thu được 3x gam CO2 . Công thức phân tử của X là: 

  • A. C3H6         
  • B. C4H10           
  • C. C3H8                  
  • D. C2H6
Câu 4
Mã câu hỏi: 291988

Oxi hóa m gam metanal bằng O2 có xúc tác 1 thời gian thu được 1,4m gam hỗn hợp X gồm andehit và axit cacboxylic. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được 10,8g Ag. Giá trị của m là 

  • A.  3,0             
  • B. 1,2             
  • C.  2,4       
  • D. 1,5
Câu 5
Mã câu hỏi: 291989

Cho các chất sau: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) (CH3)2NH, (4) C6H5NH2, (5) (C6H5)2NH. Thứ tự tăng dần tính bazo của các chất trên là 

  • A.  5< 4< 1< 2< 3       
  • B. 1< 4< 5< 2< 3   
  • C.  4< 5< 1< 2< 3          
  • D. 1< 5< 2< 3< 4
Câu 6
Mã câu hỏi: 291990

Chọn nhận xét sai 

  • A.  Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học.
  • B. Hỗn hợp rắn X gồm KNO3 và Cu (1:1) hòa tan trong dung dịch HCl dư.
  • C. Trong quá trình ăn mòn điện hóa kim loại, luôn có dòng điện xuất hiện.
  • D. Trong 4 kim loại : Fe, Ag, Au, Al . Độ dẫn điện của Al là kém nhất.
Câu 7
Mã câu hỏi: 291991

Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là ? 

  • A. butan-1-ol      
  • B. butan-2-ol    
  • C. propan-1-ol      
  • D.  pentan-2-ol
Câu 8
Mã câu hỏi: 291992

Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm.

Khí Y có thể là khí nào dưới đây? 

  • A. H2.             
  • B. N2.           
  • C. NH3.    
  • D. CH4.
Câu 9
Mã câu hỏi: 291993

Chọn nhận xét sai: 

  • A. Glixerol hòa tan Cu(OH)2 thu được phức đồng (II) glixerat màu xanh lam.
  • B. Cho hỗn hợp but-1-en và but-2-en cộng H2O/H+ thu được tối đa 3 ancol
  • C. Cho CH3OH qua H2SO4 đặc , 1400 C thu được sản phẩm hữu cơ Y thì luôn có dY/X >1
  • D. Từ tinh bột bằng phương pháp sinh hóa ta điều chế được ancol etylic
Câu 10
Mã câu hỏi: 291994

Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Cu vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là 

  • A. 7,23 gam.        
  • B. 5,83 gam.    
  • C.  7,33 gam.       
  • D. 6,00 gam.
Câu 11
Mã câu hỏi: 291995

Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):

(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua.

(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.

(c) Cho dd bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.

(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.

(e) Cho Chì kim loại vào dung dịch HCl .

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là 

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2
Câu 12
Mã câu hỏi: 291996

Cho các thuốc thử sau:

1. dung dịch H2SO4 loãng

2. CO2 và H2O

3. dung dịch BaCl2

4. dung dịch HCl

Số thuốc thử dùng để phân biệt được 4 chất rắn riêng biệt BaCO3,BaSO4, K2CO3, Na2SO4là 

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4
Câu 13
Mã câu hỏi: 291997

Chọn nhận xét sai 

  • A. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
  • B. Độ dinh dưỡng của superphotphat kép lớn hơn của supephotphat đơn
  • C. Kali cacbonat còn được gọi là sô-đa dùng trong công nghiệp sản xuất đồ gốm
  • D.  Không thể dập tắt đám cháy do magie tạo ra bằng cát khô
Câu 14
Mã câu hỏi: 291998

Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin? 

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 7
  • D. 6
Câu 15
Mã câu hỏi: 291999

chọn nhận xét sai 

  • A. Hợp chất amin thơm C7H9N có 5 đồng phân cấu tạo.
  • B. Phenol và anilin đều tác dụng với: dd brom, dung dịch NaOH.
  • C. Amino axit C3H7O2N không làm đổi màu giấy quỳ tím.
  • D. Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin là những chất khí ở điều kiện thường.
Câu 16
Mã câu hỏi: 292000

Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây: 

  • A. CH3=CH−CN.                  
  • B. CH2=CH−CH=CH2
  • C. CH3COO−CH=CH2              
  • D. CH2=C(CH3)−COOCH3.
Câu 17
Mã câu hỏi: 292001

Cho 2 hợp chất hữu cơ X & Y có cùng công thức C3H7NO2. Khi phản ứng với dd NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z & T lần lượt là 

  • A. CH3OH và CH3NH2                          
  • B. C2H5OH và N2
  • C. CH3NH2 và NH3                   
  • D. CH3OH và NH3
Câu 18
Mã câu hỏi: 292002

Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6g ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là 

  • A. HCOOCH2CH2CHOCOH.      
  • B. HCOOCH2CH(CH3)OCOH.
  • C. CH3COOCH2CH2OCOCH3.             
  • D. HCOOCH2CHOCOCH3.
Câu 19
Mã câu hỏi: 292003

Chọn nhận xét đúng: 

  • A. Chất béo là este của glyxerol với axit cacboxylic đơn hoặc đa chức
  • B. Phản ứng thủy phân este luôn là phản ứng 1 chiều.
  • C. Xà phòng là muối của natri hoặc kali với axit béo.
  • D. Este chỉ được tạo ra khi cho axit cacboxylic phản ứng với ancol
Câu 20
Mã câu hỏi: 292004

Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E như sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

A

Dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

B

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng

Kết tủa Cu2O đỏ gạch

C

Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng

Dung dịch xanh lam

D

Nước Brôm

Mất màu dung dịch Br2

E

Quỳ tím

Hóa xanh

Các chất A, B, C, D, E lần lượt là 

  • A. Etanal, axit etanoic, metyl axetat, phenol, etyl amin.
  • B. Metyl fomat, etanal, axit metanoic, glucozơ, metyl amin.
  • C. Metanal, metyl fomat, axit metanoic, metyl amin, glucozơ.
  • D. Metanal, glucozơ, axit metanoic, fructozơ, metyl amin.
Câu 21
Mã câu hỏi: 292005

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3 , CuCl2 , AlCl3 , FeSO4 , BaCl2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là 

  • A. 2
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3
Câu 22
Mã câu hỏi: 292006

Chia 7,22g hổn hợp X (gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi) thành 2 phần bằng nhau:

- Phần I : Tác dụng với dung dịch HCl dư cho ra 2,128 lit H2 (đkc)

- Phần II: Tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư cho ra 1,792 lit NO (sản phẩm khử duy nhất, ở ĐKC).

Kim loại M và % m kim loại M trong hỗn hợp X là 

  • A. Al ; 53,68%     
  • B. Al ; 22,44%     
  • C. Zn ; 48,12 %       
  • D. Cu ; 25,87%
Câu 23
Mã câu hỏi: 292007

Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinylaxetat, phenol, glixerol, gly-gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là 

  • A. 5
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 6
Câu 24
Mã câu hỏi: 292008

Cho 9,2g Natri kim loại vào 30g dung dịch HCl 36,5% . Thể tích khí H2 (đktc) thu được là 

  • A.  4,48 lít          
  • B. 6,72 lít       
  • C. 2,24 lít         
  • D. 3,36 lít
Câu 25
Mã câu hỏi: 292009

Cho 100 ml dung dịch α-amino axit nồng độ 1M tác dụng vừa đủ với 100 g dung dịch gồm NaOH 2% và KOH 2,8 % thu được 11,9g muối . Công thức của X là 

  • A. H2NCH(CH3)COOH       
  • B. CH3CH2CH(NH2)COOH     
  • C. H2NCH2CH2COOH                      
  • D. (NH2)2C4H7COOH
Câu 26
Mã câu hỏi: 292010

Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là 

  • A. C2H6,C2H5OH,CH3CHO,CH3COOH.
  • B. CH3COOH,C2H6,CH3CHO,C2H5OH.
  • C. C2H6,CH3CHO,C2H5OH,CH3COOH. 
  • D. CH3CHO,C2H5OH,C2H6,CH3COOH.   
Câu 27
Mã câu hỏi: 292011

Nung hỗn hợp gồm 0,24 mol Al và 0,08 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dd HCl dư thu được 0,3 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là 

  • A. 54,10.              
  • B. 62,58.      
  • C. 53,39.              
  • D. 63,94
Câu 28
Mã câu hỏi: 292012

Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3/NH3 (to) , không xảy ra phản ứng tráng bạc 

  • A. Saccarozơ.             
  • B. Glucozơ.                
  • C. Fructozơ.           
  • D. metylfomat.
Câu 29
Mã câu hỏi: 292013

Cho các phản ứng sau:

(a) C + H2O (hơi) →

(b) Si + dung dịch NaOH → …

(c) FeO + CO →….

(d) O3 + Ag → …

(e) Cu(NO3)2 →….

(f) KMnO4 →….

Số phản ứng sinh ra đơn chất là 

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 6
Câu 30
Mã câu hỏi: 292014

Từ 81g tinh bột , bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam etanol với hiệu suất 80%. Oxi hóa hoàn toàn 0,1a gam etanol bằng phương pháp lên men giấm với hiệu suất H % thu được hỗn hợp X. Để trung hòa X cần vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 1M, giá trị của H là 

  • A. 60             
  • B. 80       
  • C. 75      
  • D. 50
Câu 31
Mã câu hỏi: 292015

Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đkc) vào dung dịch chứa 0,05 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 , thu được khối lượng kết tủa là 

  • A. 19,7 g         
  • B. 29,55 g        
  • C. 9,85 g            
  • D. 14,775 g
Câu 32
Mã câu hỏi: 292016

Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit khí CO2 ( đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 2 M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 2,5 M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là 

  • A. 120            
  • B. 80           
  • C. 40          
  • D. 60
Câu 33
Mã câu hỏi: 292017

Dãy ion được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là

  • A. \(Z{n^{2 + }},\,F{e^{2 + }},\,{H^ + },\,C{u^{2 + }},\,F{e^{3 + }},\,A{g^ + }\)
  • B. \(A{g^ + },\,F{e^{3 + }},\,{H^ + },\,C{u^{2 + }},\,F{e^{2 + }},\,Z{n^{2 + }}\)
  • C. \(A{g^ + },\,F{e^{3 + }},\,C{u^{2 + }},\,{H^ + },\,F{e^{2 + }},\,Z{n^{2 + }}\)
  • D. \(F{e^{3 + }},\,A{g^ + },\,F{e^{2 + }},\,{H^ + },\,C{u^{2 + }},\,Z{n^{2 + }}\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 292018

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn X gồm: 9,4g K2O ; 26,1g Ba(NO3)2; 10g KHCO3 ; 8g NH4NO3 vào nước dư, rồi đun nhẹ . Sau khi kết thúc phản ứng lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch chứa khối lượng (gam) muối là 

  • A. 35,0         
  • B. 40,4              
  • C. 20,2
  • D. 30,3
Câu 35
Mã câu hỏi: 292019

Có một hỗn hợp X gồm C2H2,C3H6,C2H6 . Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp trên thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác 0,5 mol hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 500 gam dung dịch Br2 20%. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là 

  • A. 50; 20; 30            
  • B. 50; 16,67; 33,33    
  • C. 50; 25; 25     
  • D. 25; 25; 50
Câu 36
Mã câu hỏi: 292020

Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y [không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ] và 30g hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,6 mol CO2 và 0,8 mol H2O . Giá trị của m1 là 

  • A. 21,2.    
  • B. 29,2.    
  • C. 23,2.             
  • D. 32,4.
Câu 37
Mã câu hỏi: 292021

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Vậy tỉ lệ a : b  là 

  • A. 2 : 3.          
  • B. 1 : 2.         
  • C. 1 : 3.          
  • D.  2 : 1.     
Câu 38
Mã câu hỏi: 292022

Hỗn hợp M gồm : Peptit X và pepit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn peptit X cũng như peptit Y được Glyxin và Valin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M chứa X,Y có tỷ lệ mol tương ứng là 1:3 cần dùng vừa đủ 63,36 gam O2 .  Sản phẩm cháy thu được gồm có 4,928 lít khí N2 và 92,96 gam hỗn hợp CO2 và H2O (biết các khí đo ở đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp M gần nhất với giá trị nào sau đây? 

  • A. 20          
  • B. 51      
  • C. 18             
  • D. 60
Câu 39
Mã câu hỏi: 292023

Hỗn hợp T là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (biết rằng A có khả năng tác dụng với dung dịch brom tối đa theo tỉ lệ 1 : 2 ); Z là este được tạo bởi T và etylenglicol.

Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa T, Z cần dùng 11,2 lít khí O2 (ở đktc).

Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ 16 gam dung dịch Br2 .

Nếu đun nóng 13,12 gam E với 400 ml dung dịch KOH 0,5M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm a mol muối A và b mol muối B (MA<MB ). Tỉ lệ của a : b là 

  • A.  2 : 3.         
  • B. 2 : 1.        
  • C. 1 : 3.   
  • D. 1 : 2.   
Câu 40
Mã câu hỏi: 292024

Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (đktc) sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với 

  • A. 39.        
  • B. 37.           
  • C.  40.         
  • D. 38.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ