Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2021-2022 - KNTT - Trường THCS Nghĩa Hà

08/07/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 232390

Đô thị nào dưới đây là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng của Vương quốc Phù Nam?

  • A. Pa-lem-bang.
  • B. Pi-rê.
  • C. Óc Eo.
  • D. Trà Kiệu.
Câu 2
Mã câu hỏi: 232391

Chức quan nào đứng đầu An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường?

  • A. Thái thú.
  • B. Thứ sử.
  • C. Tiết độ sứ.
  • D. Huyện lệnh.
Câu 3
Mã câu hỏi: 232392

Chữ Môn cổ được sáng tạo ra dựa trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?

  • A. Chữ Phạn.
  • B. Chữ Pa-li.
  • C. Chữ La-tinh.
  • D. Chữ Hán.
Câu 4
Mã câu hỏi: 232393

Năm 248, bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở đâu?

  • A. núi Tùng (Thanh Hóa).
  • B. Hát Môn (Hà Nội).
  • C. Cổ Loa (Hà Nội).
  • D. núi Nưa (Thanh Hóa).
Câu 5
Mã câu hỏi: 232394

 Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở đâu?

  • A. cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
  • B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
  • C. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
  • D. Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).
Câu 6
Mã câu hỏi: 232395

Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời Bắc thuộc?

  • A. Người Việt vẫn bảo tồn và nói tiếng Việt.
  • B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì.
  • C. Lễ cày tịch điền vẫn được nhân dân duy trì.
  • D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,... được bảo tồn.
Câu 7
Mã câu hỏi: 232396

Người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và giành thắng lợi năm 931 là ai?

  • A. Ngô Quyền.
  • B. Khúc Hạo.
  • C. Khúc Thừa Dụ.
  • D. Dương Đình Nghệ.
Câu 8
Mã câu hỏi: 232397

Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

  • A. Bắc Bộ.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Nam Bộ.
  • D. Nam Trung Bộ.
Câu 9
Mã câu hỏi: 232398

Nội dung nào phản ánh đúng về Vương quốc Chăm-pa?

  • A. Ra đời sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống lại ách đô hộ của nhà Hán.
  • B. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là khai thác thủy – hải sản.
  • C. Cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Khơ-me cổ.
  • D. Phật giáo là tôn giáo duy nhất được cư dân Chăm-pa sùng mộ.
Câu 10
Mã câu hỏi: 232399

Vương quốc Phù Nam phát triển, trở thành đế chế hùng mạnh ở Đông Nam Á trong khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ I.
  • B. Thế kỉ III – V.
  • C. Thế kỉ VI.
  • D. Thế kỉ VI – VII.
Câu 11
Mã câu hỏi: 232400

Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng bao lâu?

  • A. 3 năm.
  • B. 20 năm.
  • C. 10 năm.
  • D. Hơn 60 năm.
Câu 12
Mã câu hỏi: 232401

Từ thế kỉ IV, người Chăm-pa đã cải biên chữ viết của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ nào dưới đây?

  • A. Chữ Mã Lai cổ.
  • B. Chữ Khơ-me cổ.
  • C. Chữ Môn cổ.
  • D. Chữ Chăm cổ.
Câu 13
Mã câu hỏi: 232402

Nội dung nào phản ánh chính xác về Vương quốc Chăm-pa?

  • A. Ra đời sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống lại ách đô hộ của nhà Đường.
  • B. Vương quốc Chăm-pa không có sự giao lưu kinh tế với các quốc gia khác.
  • C. Người Chăm-pa có tín ngưỡng đa thần, như: thần Mặt Trời, thần Núi…
  • D. Xã hội Chăm-pa bao gồm các tầng lớp: quý tộc, nông dân, nô lệ.
Câu 14
Mã câu hỏi: 232403

Vương quốc Phù Nam được hình thành trong khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ I.
  • B. Thế kỉ III – V.
  • C. Thế kỉ VI.
  • D. Thế kỉ VI – VII.
Câu 15
Mã câu hỏi: 232404

Hoàn thành nội dung: Khởi nghĩa Bà Triệu đã ..........

  • A. lật đổ ách cai trị của nhà Hán, giành lại nền độc lập, tự chủ.
  • B. mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập tự chủ của người Việt.
  • C. giành và giữ chính quyền độc lập tự chủ trong khoảng gần 10 năm.
  • D. làm rung chuyển chính quyền đô hộ, góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc.
Câu 16
Mã câu hỏi: 232405

Việc chính quyền đô hộ phương Bắc bắt người Việt cống nạp nhiều hương liệu, sản vật quý đã để lại hậu quả gì?

  • A. Người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ.
  • B. Các nguồn tài nguyên, sản vật của Việt Nam dần bị vơi cạn.
  • C. Người Việt không có sắt để rèn, đúc công cụ lao động và vũ khí chiến đấu.
  • D. Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam.
Câu 17
Mã câu hỏi: 232406

Việc chính quyền đô hộ phương Bắc chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân Âu Lạc đã để lại hậu quả gì?

  • A. Người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ.
  • B. Các nguồn tài nguyên, sản vật của đất nước dần bị vơi cạn.
  • C. Người Việt không có sắt để rèn, đúc công cụ lao động và vũ khí chiến đấu.
  • D. Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam.
Câu 18
Mã câu hỏi: 232407

Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?

  • A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
  • B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.
  • C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.
  • D. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.
Câu 19
Mã câu hỏi: 232408

Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

  • A. Tây Bắc và Đông Bắc.
  • B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
  • D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Câu 20
Mã câu hỏi: 232409

Điểm giống nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là gì?

  • A. Tổ chức bộ máy nhà nước.
  • B. Quân đội được tổ chức quy củ.
  • C. Có vũ khí tốt (nỏ Liên Châu).
  • D. Nhà nước đã có luật pháp thành văn.
Câu 21
Mã câu hỏi: 232410

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở đâu?

  • A. chí tuyến.
  • B. ôn đới.
  • C. Xích đạo.
  • D. cận cực.
Câu 22
Mã câu hỏi: 232411

Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?

  • A. Tích tụ.
  • B. Thảm mùn.
  • C. Đá mẹ.
  • D. Hữu cơ.
Câu 23
Mã câu hỏi: 232412

Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang rừng gì sau đây?

  • A. rừng lá kim (tai-ga).
  • B. rừng mưa nhiệt đới.
  • C. rừng cận nhiệt đới.
  • D. rừng mưa ôn đới lạnh.
Câu 24
Mã câu hỏi: 232413

Chức năng hoạt động kinh tế ở đô thị chủ yếu là gì?

  • A. dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.
  • B. dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp.
  • C. công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
  • D. nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Câu 25
Mã câu hỏi: 232414

Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc gì?

  • A. tạo ra một số loài động mới trong quá trình lai tạo.
  • B. làm tuyệt chủng một số loài động vật và thực vật.
  • C. mở rộng diện tích rừng trồng trên bề mặt Trái Đất.
  • D. di chuyển giống cây trồng từ nơi này tới nơi khác.
Câu 26
Mã câu hỏi: 232415

Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật?

  • A. sự phát triển thực vật thay đổi môi trường sống của động vật.
  • B. thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật.
  • C. thực vật là nơi trú ngụ và bảo vệ của tất cả các loài động vật.
  • D. sự phát tán của thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.
Câu 27
Mã câu hỏi: 232416

Khu vực nào có rừng nhiệt đới điển hình nhất trên thế giới?

  • A. Việt Nam.
  • B. Công-gô.
  • C. A-ma-dôn.
  • D. Đông Nga.
Câu 28
Mã câu hỏi: 232417

Nhận định nào sau đây đúng về sự phân bố lượng mưa không đều trên Trái Đất theo vĩ độ?

  • A. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.
  • B. Mưa nhiều ở cực và cận cực; mưa nhỏ ở vùng nhiệt đới và xích đạo.
  • C. Mưa nhất nhiều ở ôn đới; mưa ít ở vùng cận xích đạo, cực và cận cực.
  • D. Mưa rất lớn ở vùng nhiệt đới; không có mưa ở vùng cực và cận cực.
Câu 29
Mã câu hỏi: 232418

Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

  • A. Hồ Thác Bà.
  • B. Hồ Ba Bể.
  • C. Hồ Trị An.
  • D. Hồ Tây.
Câu 30
Mã câu hỏi: 232419

Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?

  • A. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.
  • B. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.
  • C. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.
  • D. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.
Câu 31
Mã câu hỏi: 232420

Rừng nhiệt đới không có ở khu vực nào sau đây?

  • A. Nam Mĩ.
  • B. Trung Phi.
  • C. Nam Á.
  • D. Tây Âu.
Câu 32
Mã câu hỏi: 232421

Đới nóng có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Chiếm diện tích nhỏ, lượng mưa thấp.
  • B. Nền nhiệt cao, động thực vật đa dạng.
  • C. Nền nhiệt, ẩm cao, động vật nghèo nàn.
  • D. Lượng mưa lớn, có bốn mùa rất rõ nét.
Câu 33
Mã câu hỏi: 232422

Quá trình đô thị hóa có gây ra khó khăn nào sau đây đối với phát triển kinh tế - xã hội?

  • A. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động.
  • B. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • C. Gia tăng người thất nghiệp ở các đô thị.
  • D. Thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân.
Câu 34
Mã câu hỏi: 232423

Môi trường tự nhiên không có đặc điểm nào sau đây? 

  • A. Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người.
  • B. Con người không tác động vào thì các thành phần sẽ bị hủy hoại.
  • C. Có mối quan hệ trực tiếp đến sản xuất, phát triển của con người.
  • D. Phát triển theo quy luật tự nhiên và chịu tác động của con người.
Câu 35
Mã câu hỏi: 232424

Hoạt động nào sau đây của con người không tác động xấu đến tính chất đất?

  • A. Canh tác quá nhiều vụ trong một năm.
  • B. Luân canh, xen canh các loại cây trồng.
  • C. Phá rừng và đốt rừng làm nương rẫy.
  • D. Bón nhiều phân, sử dụng chất hóa học.
Câu 36
Mã câu hỏi: 232425

Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở nước ta không phải do đâu?

  • A. hạn chế phát triển công nghiệp để giảm phát khí thải.
  • B. phát triển đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng.
  • C. đảm bảo công bằng cho nhu cầu hiện tại và tương lai.
  • D. con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.
Câu 37
Mã câu hỏi: 232426

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở đâu?

  • A. vùng cận cực.
  • B. vùng ôn đới.
  • C. hai bên chí tuyến.
  • D. hai bên xích đạo.
Câu 38
Mã câu hỏi: 232427

Nhân tố nào sau đây là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất?

  • A. Đá mẹ.
  • B. Địa hình.
  • C. Khí hậu.
  • D. Sinh vật.
Câu 39
Mã câu hỏi: 232428

Siêu đô thị nào sau đây thuộc khu vực Đông Nam Á?

  • A. Gia-cac-ta.
  • B. Thượng Hải.
  • C. Tô-ky-ô.
  • D. Mum-bai.
Câu 40
Mã câu hỏi: 232429

Nguyên nhân chủ yếu khiến cho diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá do đâu?

  • A. ảnh hưởng của đốt rừng.
  • B. bị rửa trôi xói mòn nhiều.
  • C. thiếu công trình thuỷ lợi.
  • D. không có người sinh sống.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ