Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2021-2022 - CD - Trường THCS Nguyễn Trung Trực

08/07/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 232430

Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

  • A. Gió Mậu dịch.
  • B. Gió Đông cực.
  • C. Gió mùa.
  • D. Gió Tây ôn đới.
Câu 2
Mã câu hỏi: 232431

Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò nào?

  • A. Nguồn nguyên liệu sản xuất.
  • B. Bảo vệ mùa màng, nhà cửa.
  • C. Chứa đựng các loại rác thải.
  • D. Cung cấp, lưu trữ thông tin.
Câu 3
Mã câu hỏi: 232432

Đô thị hóa tự phát không gây ra hậu quả nào sau đây?

  • A. Ách tắc giao thông đô thị, nhiều bụi.
  • B. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.
  • D. Ô nhiễm môi trường: nước, không khí.
Câu 4
Mã câu hỏi: 232433

Đới ôn hòa có loại gió thổi thường xuyên là gì?

  • A. Gió Tín phong.
  • B. Gió Đông cực.
  • C. Gió Tây ôn đới.
  • D. Gió Tây Nam.
Câu 5
Mã câu hỏi: 232434

Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào?

  • A. Châu Âu.
  • B. Châu Mĩ.
  • C. Châu Á.
  • D. Châu Phi.
Câu 6
Mã câu hỏi: 232435

Thành phần nào sau đây của nước ngọt chiếm tỉ trọng lớn nhất?

  • A. Băng.
  • B. Nước mặn.
  • C. Nước ngầm.
  • D. Nước khác.
Câu 7
Mã câu hỏi: 232436

Các chất khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu là gì?

  • A. H2O, CH4, CF
  • B. N2O, O2, H2, CH4.
  • C. CO2, N2O, O2.
  • D. CO2, CH4, CF
Câu 8
Mã câu hỏi: 232437

Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

  • A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  • B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  • C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
  • D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
Câu 9
Mã câu hỏi: 232438

Đặc điểm các tầng cao của khí quyển là gì?

  • A. Nằm phía trên tầng đối lưu.
  • B. Các tầng không khí cực loãng.
  • C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.
  • D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Câu 10
Mã câu hỏi: 232439

Ở trên thế giới tỉ lệ người sống trong các đô thị có xu hướng thay đổi thế nào?

  • A. tăng dần.
  • B. khó xác định.
  • C. giảm dần.
  • D. không thay đổi.
Câu 11
Mã câu hỏi: 232440

Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

  • A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
  • B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.
  • C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.
  • D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.
Câu 12
Mã câu hỏi: 232441

Cây trồng nào sau đây tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm?

  • A. Nho, củ cải đường.
  • B. Chà là, xương rồng.
  • C. Thông, tùng, bách.
  • D. Cà phê, cao su, tiêu.
Câu 13
Mã câu hỏi: 232442

Nguyên nhân chính nào gây ra sóng thần?

  • A. động đất ngầm dưới đáy biển.
  • B. chuyển động của dòng khí xoáy.
  • C. sự thay đổi áp suất của khí quyển.
  • D. bão, lốc xoáy trên các đại dương.
Câu 14
Mã câu hỏi: 232443

Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?

  • A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
  • B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
  • C. Các hoạt động sản xuất của con người.
  • D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.
Câu 15
Mã câu hỏi: 232444

Nước trên Trái Đất chủ yếu phân bố ở đâu?

  • A. ao, hồ, vũng vịnh.
  • B. các dòng sông lớn.
  • C. biển và đại dương.
  • D. băng hà, khí quyển.
Câu 16
Mã câu hỏi: 232445

Vì sao trong Hệ Mặt Trời chỉ duy nhất Trái Đất tồn tại sự sống?

  • A. Có nước
  • B. Nhiệt độ phù hợp
  • C. Bầu khí quyển chứa oxy
  • D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17
Mã câu hỏi: 232446

Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì diễn ra hiện tượng gì?

  • A. Hình thành độ ẩm tuyệt đối.
  • B. Tạo thành các đám mây.
  • C. Sẽ diễn ra hiện tượng mưa.
  • D. Diễn ra sự ngưng tụ.
Câu 18
Mã câu hỏi: 232447

Vùng nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất?

  • A. Chí tuyến.
  • B. Ôn đới.
  • C. Xích đạo.
  • D. Cận cực.
Câu 19
Mã câu hỏi: 232448

Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến đâu?

  • A. Cao nguyên
  • B. Đồng bằng
  • C. Đồi
  • D. Núi
Câu 20
Mã câu hỏi: 232449

Quốc gia nào thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?

  • A. Thái Lan.
  • B. Việt Nam.
  • C. Nhật Bản.
  • D. Anh.
Câu 21
Mã câu hỏi: 232450

Thương cảng nào nổi tiếng nhất ở Vương quốc Phù Nam?

  • A. Pa-lem-bang.
  • B. Đại Chiêm.
  • C. Trà Kiệu.
  • D. Óc Eo.
Câu 22
Mã câu hỏi: 232451

Nội dung nào dưới đây đúng khi tìm hiểu về Vương quốc Chăm-pa?

  • A. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
  • B. Cư dân đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn.
  • C. Ra sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống ách đô hộ của nhà Ngô.
  • D. Xã hội phân chia thành các tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, nô lệ.
Câu 23
Mã câu hỏi: 232452

Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?

“Đố ai trên Bạch Đằng Giang

Phá quân Nam Hán giữ an quê nhà?”

  • A. Dương Đình Nghệ.
  • B. Ngô Quyền.
  • C. Khúc Hạo.
  • D. Khúc Thừa Dụ.
Câu 24
Mã câu hỏi: 232453

Dưới thời Bắc thuộc, tư tưởng, tôn giáo nào được tiếp nhận một cách tự nhiên cùng với văn hoá truyền thống của người Việt?

  • A. Phật giáo và Đạo giáo.
  • B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
  • C. Nho giáo và Thiên Chúa giáo.
  • D. Đạo giáo và Thiên Chúa giáo.
Câu 25
Mã câu hỏi: 232454

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa thế nào?

  • A. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ bền bỉ của người Việt.
  • B. lật đổ ách cai trị của nhà Đường, giành lại nền độc lập, tự chủ của dân tộc.
  • C. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
  • D. đánh đổ chính quyền đô hộ của nhà Lương, dựng nước Vạn Xuân.
Câu 26
Mã câu hỏi: 232455

Sau khi đánh đổ ách cai trị của nhà Lương, mùa Xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, lập ra nhà nước nào?

  • A. Âu Lạc.
  • B. Vạn Xuân.
  • C. An Nam.
  • D. Đại Việt.
Câu 27
Mã câu hỏi: 232456

Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, tình hình phát triển của Vương quốc Phù Nam thế nào?

  • A. dần suy yếu.
  • B. lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
  • C. bị Chân Lạp tấn công và thôn tính.
  • D. trở thành đế chế mạnh nhất Đông Nam Á.
Câu 28
Mã câu hỏi: 232457

Nội dung nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hoá của Chăm-pa?

  • A. Cư dân Chăm-pa chỉ sùng mộ Phật giáo.
  • B. Tín ngưỡng đa thần (Núi, Nước, Lúa,...).
  • C. Sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm cổ. 
  • D. Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật.
Câu 29
Mã câu hỏi: 232458

Vương quốc Chăm-pa ra đời vào khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ VII TCN.
  • B. Thế kỉ III TCN.
  • C. Thế kỉ I.
  • D. Thế kỉ II.
Câu 30
Mã câu hỏi: 232459

Những tôn giáo nào được các triều đại phong kiến Trung Quốc truyền bá vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

  • A. Nho giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
  • B. Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
  • C. Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.
  • D. Đạo giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
Câu 31
Mã câu hỏi: 232460

Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan có ý nghĩa thế nào?

  • A. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ bền bỉ của người Việt.
  • B. lật đổ ách cai trị của nhà Lương, giành lại nền độc lập, tự chủ của dân tộc.
  • C. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
  • D. tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
Câu 32
Mã câu hỏi: 232461

Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ nào ở Đông Nam Á?

  • A. Phù Nam, Chân Lạp.
  • B. Sri Kse-tra, Pa-gan.
  • C. Sri Vi-giya-a, Ca-lin-ga.
  • D. Chân Lạp, Pa-gan.
Câu 33
Mã câu hỏi: 232462

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn, nên Đông Nam Á thích hợp cho sự phát triển loại cây trồng gì?

  • A. Lúa nước.
  • B. Chà là.
  • C. Nho.
  • D. Ô-liu.
Câu 34
Mã câu hỏi: 232463

Màu vàng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thể hiện điều gì?

  • A. Tượng trưng cho sự hoà bình, bền vững, đoàn kết và năng động của ASEAN.
  • B. Thể hiện động lực và can đảm.
  • C. Nói lên sự thuần khiết.
  • D. Tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Câu 35
Mã câu hỏi: 232464

 Từ khoảng thế kỉ I, thương nhân Ấn Độ tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á làm gì?

  • A. Trao đổi hàng hóa, đặc biệt là vàng, bạc.
  • B. Đánh chiếm Đông Nam Á.
  • C. Xây dựng một vương quốc hùng mạnh mới về kinh tế.
  • D. Trồng lúa gạo.
Câu 36
Mã câu hỏi: 232465

Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, Vương quốc cổ nào ra đời trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay?

  • A. Tha-tơn.
  • B. Pê-gu.
  • C. Chăm-pa.
  • D. Ma-lay-a.
Câu 37
Mã câu hỏi: 232466

Người nào có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi?

  • A. Hùng Vương.
  • B. Thục Phán.
  • C. Mai Thúc Loan.
  • D. Ngô Quyền.
Câu 38
Mã câu hỏi: 232467

Thành cổ nào trở thành trung tâm của nước Âu Lạc?

  • A. Thành Vạn An.
  • B. Thành Tống Bình.
  • C. Thành Long Biên.
  • D. Thành Cổ Loa.
Câu 39
Mã câu hỏi: 232468

Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay?

  • A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 40
Mã câu hỏi: 232469

Quyền hành và tổ chức nhà nước thời An Dương Vương thay đổi như thế nào so với thời vua Hùng?

  • A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau.
  • B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau.
  • C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
  • D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ