Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2021-2022 - CD - Trường THCS Võ Thị Sáu

08/07/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 232310

Đâu không phải là vai trò của rừng?

  • A. Điều hòa khí hậu
  • B. Gây nhiều sóng to gió lớn
  • C. Cung cấp gỗ, dược liệu
  • D. Bảo vệ nguồn gen quý hiếm
Câu 2
Mã câu hỏi: 232311

Nhóm đất nào được phân bố chủ yếu ở nước ta?

  • A. Đất đen thảo nguyên ôn đới
  • B. Đất potzon
  • C. Đất phù sa
  • D. Đất đỏ vàng nhiệt đới
Câu 3
Mã câu hỏi: 232312

Hãy xác định biểu hiện của biến đổi khí hậu?

  • A. quy mô kinh tế thế giới tăng.
  • B. dân số thế giới tăng nhanh.
  • C. thiên tai bất thường, đột ngột.
  • D. thực vật đột biến gen tăng.
Câu 4
Mã câu hỏi: 232313

Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây?

  • A. Nhiệt đới.
  • B. Cận nhiệt đới.
  • C. Ôn đới
  • D. Hàn đới.
Câu 5
Mã câu hỏi: 232314

Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây?

  • A. Cận nhiệt.
  • B. Hàn đới.
  • C. Nhiệt đới.
  • D. Ôn đới.
Câu 6
Mã câu hỏi: 232315

Gió Mậu dịch có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Nóng ẩm.
  • B. Mát ẩm.
  • C. Nóng khô.
  • D. Mát khô.
Câu 7
Mã câu hỏi: 232316

Nhân tố nào sau đây làm cho vùng Bắc Á mật độ dân số rất thấp?

  • A. Rừng rậm.
  • B. Băng tuyết.
  • C. Núi cao.
  • D. Hoang mạc.
Câu 8
Mã câu hỏi: 232317

Thiên nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết cho con người không có yếu tố nào?

  • A. Ánh sáng.
  • B. Nguồn nước.
  • C. Không khí.
  • D. Nguồn vốn.
Câu 9
Mã câu hỏi: 232318

Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua nội dung nào?

  • A. Mật độ dân số.
  • B. Tổng số dân.
  • C. Gia tăng tự nhiên.
  • D. Tháp dân số.
Câu 10
Mã câu hỏi: 232319

Ở trên thế giới tỉ lệ người sống trong các đô thị  thay đổi theo xu hướng nào?

  • A. Tăng dần.
  • B. Khó xác định.
  • C. Giảm dần.
  • D. Không thay đổi.
Câu 11
Mã câu hỏi: 232320

Các nước có nền kinh tế phát triển chậm, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo thường có đặc điểm dân số như thế nào?

  • A. Dân số ít và tăng chậm.
  • B. Dân số ít và tăng nhanh.
  • C. Dân số đông và tăng chậm.
  • D. Dân số đông và tăng nhanh.
Câu 12
Mã câu hỏi: 232321

Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các khu vực nào?

  • A. Châu Âu, châu Á, châu Mĩ.
  • B. Châu Âu, châu Á, châu Phi.
  • C. Châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh.
  • D. Châu Á, châu Mĩ, châu Phi.
Câu 13
Mã câu hỏi: 232322

Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang kiểu rừng nào?

  • A. Rừng lá kim (tai-ga).
  • B. Rừng mưa nhiệt đới.
  • C. Rừng cận nhiệt đới.
  • D. Rừng mưa ôn đới lạnh.
Câu 14
Mã câu hỏi: 232323

Cảnh quan ở đới nóng thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố nào? 

  • A. vị trí địa lí.
  • B. dạng địa hình.
  • C. chế độ gió.
  • D. chế độ mưa.
Câu 15
Mã câu hỏi: 232324

Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào sau đây làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất?

  • A. Cày bừa.
  • B. Làm cỏ.
  • C. Bón phân.
  • D. Gieo hạt.
Câu 16
Mã câu hỏi: 232325

Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước phát triển và phân bố trên loại đất nào sau đây?

  • A. Đất phù sa ngọt.
  • B. Đất feralit đồi núi.
  • C. Đất chua phèn.
  • D. Đất ngập mặn.
Câu 17
Mã câu hỏi: 232326

Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào?

  • A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
  • B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
  • C. Các hoạt động sản xuất của con người.
  • D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.
Câu 18
Mã câu hỏi: 232327

Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Mặt nước đóng băng quanh năm, nhiều hình thú, rất sâu.
  • B. Thường sâu, có nhiều hình thù và thủy hải sản phong phú.
  • C. Chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao.
  • D. Nguồn cung cấp nước đa dạng, chảy trực tiếp ra đại dương.
Câu 19
Mã câu hỏi: 232328

Vòng tuần hoàn nhỏ của nước bao gồm những giai đoạn nào sau đây?

  • A. Bốc hơi và nước rơi.
  • B. Bốc hơi và dòng chảy.
  • C. Thấm và nước rơi.
  • D. Nước rơi và dòng chảy.
Câu 20
Mã câu hỏi: 232329

Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là hoạt động nào?

  • A. Tiết kiệm điện, nước.
  • B. Trồng nhiều cây xanh.
  • C. Sử dụng nhiều điện.
  • D. Giảm thiểu chất thải.
Câu 21
Mã câu hỏi: 232330

Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc là ai?

  • A. nông dân công xã, hào trưởng người Việt.
  • B. địa chủ người Hán và nông dân lệ thuộc.
  • C. hào trưởng người Việt và nô tì, lạc dân.
  • D. địa chủ người Hán và nông dân công xã.
Câu 22
Mã câu hỏi: 232331

Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa ai với ai?

  • A. người Việt với chính quyền đô hộ.
  • B. địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt.
  • C. nông dân với địa chủ phong kiến.
  • D. nông dân công xã với hào trưởng người Việt.
Câu 23
Mã câu hỏi: 232332

Nội dung nào không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

  • A.  Án ngữ ở vị trí “ngã tư” đường giao thông quốc tế.
  • B. Gồm 2 khu vực riêng biệt là: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
  • C. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn.
  • D. Đất đai ít, cằn khô nên chỉ thích hợp trồng các cây lâu năm như: nho, ô liu.
Câu 24
Mã câu hỏi: 232333

Một trong những hải cảng sầm uất ở Đông Nam Á những thế kỉ đầu công nguyên là gì?

  • A. Am-xtét-đam.
  • B. Mác-xây.
  • C. Ta-cô-la.
  • D. Pi-rê.
Câu 25
Mã câu hỏi: 232334

Khoảng thế kỉ VII TCN – thế kỉ VII,ở khu vực Đông Nam Á xuất hiện một số quốc gia sơ kì nào?

  • A. Văn Lang, Chăm-pa, Phù Nam.
  • B. Ăng-co, Sri Vi-giay-a, Đại Việt.
  • C. Ma-ta-ram, Pa-gan, Đại Việt.
  • D. Ăng-co, Ma-ta-ram, Pa-gan.
Câu 26
Mã câu hỏi: 232335

Nhà nước Văn Lang được chia làm bao nhiêu bộ?

  • A. 16 bộ.
  • B. 15 bộ.
  • C. 17 bộ.
  • D. 18 bộ.
Câu 27
Mã câu hỏi: 232336

Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp quận?

  • A. Thái thú.
  • B. Thứ sử.
  • C. Huyện lệnh.
  • D. Tiết độ sứ.
Câu 28
Mã câu hỏi: 232337

Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng nào?

  • A. tiếng Hán.
  • B. tiếng Việt.
  • C. tiếng Anh.
  • D. tiếng Thái.
Câu 29
Mã câu hỏi: 232338

Vương quốc Phù Nam theo thể chế chính trị nào?

  • A. Dân chủ chủ nô.
  • B. Cộng hoà quý tộc.
  • C. Quân chủ lập hiến.
  • D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 30
Mã câu hỏi: 232339

Nhờ đâu Phù Nam được coi là trạm trung chuyển của các tôn giáo vào Đông Nam Á?

  • A. Cảng biển và giao thông đường thủy phát triển.
  • B. Chính sách phát triển của nhà nước.
  • C. Kinh tế ngoại thương phát triển mạnh mẽ.
  • D. Cư dân trở thành lực lượng truyền đạo.
Câu 31
Mã câu hỏi: 232340

Nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là gì?

  • A. nhà nước chỉ quan tâm phát triển thương nghiệp.
  • B. kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
  • C. điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
  • D. sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
Câu 32
Mã câu hỏi: 232341

Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào cuối thế kỉ II?

  • A. Được sự ủng hộ, giúp sức của nhà Hán.
  • B. Tượng Lâm nằm xa chính quyền đô hộ, địa hình hiểm trở.
  • C. Nhân dân Giao Chỉ, Nhật Nam thường xuyên nổi dậy.
  • D. Chính quyền nhà Đường đang khủng hoảng, suy yếu.
Câu 33
Mã câu hỏi: 232342

Vương quốc Chăm-pa hình thành trên cơ sở của nền Văn hóa gì?

  • A. Óc Eo.
  • B. Sa Huỳnh.
  • C. Đông Sơn.
  • D. Hòa Bình.
Câu 34
Mã câu hỏi: 232343

Điểm độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là gì?

  • A. Dốc toàn lực để tấn công trực diện vào các con thuyền lớn của quân Nam Hán.
  • B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường quân Nam Hán đi qua.
  • C. Đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng, vờ thua để nhử địch vào trận địa mai phục.
  • D. Tiến quân thần tốc, dốc toàn lực để tấn công yieue diệt các căn cứ quân sự của địch.
Câu 35
Mã câu hỏi: 232344

Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào dưới đây?

  • A. Chữ Nôm.
  • B. Chữ hình Nêm.
  • C. Chữ Quốc ngữ.
  • D. Chữ Phạn.
Câu 36
Mã câu hỏi: 232345

Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm chữ nào?

  • A. chữ Phạn.
  • B. nhiều lớp từ Hán và chữ Hán. 
  • C. chữ La-tin.
  • D. chữ Chăm cổ.
Câu 37
Mã câu hỏi: 232346

Tình hình Việt Nam từ năm 179 TCN đến 905 có điểm gì nổi bật?

  • A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
  • B. Chế độ phong kiến Việt Nam được xác lập.
  • C. Nhà nước Âu Lạc ra đời và bước đầu phát triển.
  • D. Người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
Câu 38
Mã câu hỏi: 232347

Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt như thế nào?

  • A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.
  • B. Thu tố thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối.
  • C. Vơ vét sản vật, nắm độc quyền buôn bán thuốc phiện và rượu.
  • D. Cướp đoạt ruộng đất của người Việt để lập các đồn điền cao su.
Câu 39
Mã câu hỏi: 232348

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình quân sự - quốc phòng của nhà nước Âu Lạc?

  • A. Chưa có quân đội.
  • B. Chia quân đội thành quân triều đình và quân ở các lộ.
  • C. Lực lượng quân đội khá đông, vũ khí có nhiều cải tiến.
  • D. Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
Câu 40
Mã câu hỏi: 232349

Đâu không phải nhân tố đưa đến sự tiến bộ trong nông nghiệp và thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc?

  • A. Tinh thần lao động sáng tạo, cần cù của nhân dân.
  • B. Đất nước được độc lập để phát triển ổn định.
  • C. Tiếp thu nhiều kĩ thuật canh tác tiến bộ của Ấn Độ.
  • D.  Kế thừa thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ