Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Bo Bo
Vật Lý 11 28/10/2017
Cường độ điện trường ở tâm một vòng dây dẫn có dạng đường tròn được tích điện đều bằng bao nhiêu?

Ở tâm một vòng dây dẫn có dạng đường tròn được tích điện đều thì cường độ điện trường bằng bao nhiêu? Ở tâm của mặt cầu được tích điện đều là bao nhiêu?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Hồng Tiến
21/03/2018

Trong cả hai trường hợp cường độ bằng không.

img
Thùy Nguyễn
Vật Lý 11 28/10/2017
Công của lực tác dụng lên electron chuyển động trong điện trường đều bằng bao nhiêu?

Một electron chuyển động trong điện trường đều. Công của lực tác dụng lên electron bằng bao nhiêu?

Câu trả lời của bạn

img
Suong dem
21/03/2018

Bằng không. Vì lực tác dụng lên electron luôn vuông góc với độ dịch chuyển của nó.

img
Lan Ha
Vật Lý 11 28/10/2017
Tác dụng chính của cột thu lôi (chống sét) là gì

Cho em hỏi tác dụng chính của cột thu lôi (chống sét) có phải là “vật hứng sét” thay cho các vật khác không ạ?

Câu trả lời của bạn

img
thúy ngọc
21/03/2018
  1. Không, tác dụng chính của cột thu lôi là làm giảm khả năng phat sinh ra sét cho một diện tích rộng xung quanh cột thu lôi.

Cột thu lôi là một cột kim loại nhọn được nối cẩn thận với đất và gắn chặt lên chỗ cao nhất của công trình cần được bảo vệ. Cột thu lôi có thể bảo vệ cho một diện tích rộng xung quanh nó (kích thước gấp đôi chiều cao của cột). Tác dụng chống sét của cột thu lôi dựa trên hiện tượng rò điện từ mũi nhọn. Khi cường độ điện trường ở gần mặt đất lớn, ở đỉnh cột thu lôi xảy ra hiện tượng phóng điện quầng và do sự phát sinh “gió điện” mà không khí ở gần cột thu lôi bị ion hóa mạnh trở lên dẫn điện tốt.

Vì thế cường độ điện trường bên trong cột thu lôi giảm đi, làm giảm khả năng phát sinh ra sét ở khu vực đó.

Tuy nhiên, với những cơn giông lớn, sét vẫn có thể đánh vào cột thu lôi. Nhưng trong trường hợp này, các điện tích của sét sẽ đi qua cột thu lôi xuống đất nên không gây thiệt hại cho công trình cần được bảo vệ.

img
Aser Aser
Vật Lý 11 28/10/2017
Có thể có dòng điện chạy từ nơi điện thế thấp hơn đến nơi điện thế cao hơn hay không?

Có thể có dòng điện chạy từ nơi điện thế thấp hơn đến nơi điện thế cao hơn hay không?

Câu trả lời của bạn

img
Lê Tấn Thanh
22/03/2018

Có thể, dưới tac dụng của ngoại lực có nguồn gốc không phải là điện.

img
Truc Ly
Vật Lý 11 28/10/2017
Tính cường độ dòng điện tương đương của chùm hạt êlectron chuyển động ?

Dạ, cho em hỏi bài điện lớp 11 này 1 chút được ko ạ. Anh chị nào xem đc giúp em,, em cảm ơn nhiều ạ

Một dãy hạt êlectron bay theo một đường thẳng với vận tốc \(v = {10^6}m/s\), các hạt cách nhau 2 nm . Chuyển động của chùm hạt này tương đương với dòng điện có cường độ bằng bao nhiêu? Biết điện tích của êlectron là \(1,{6.10^{ - 19}}C.\)

Câu trả lời của bạn

img
Hoa Hong
27/07/2017

Chào bạn, làm quen nhé, bài này mình đã giải như thế này :

Trên đường bay của chùm hạt êlectron , ta xét tại một điểm nào đó (coi như một tiết diện của một dây dẫn) .

Tại một thời điểm nào đó, giả sử có một êlectron bay qua tiết diện này thì sau thời gian 1s, hạt này bay được quãng đường là 106m . 

Cũng thời gian đó có số hạt êlectron bay qua là :
\(n = \frac{{{{10}^6}}}{{{{2.10}^{ - 9}}}} = 0,{5.10^{15}}\)  (hạt)
Vậy điện lượng mà số hạt này mang theo và chuyển qua tiết diện đang xét, cũng chính là cường độ dòng điện do chùm hạt này tạo ra bằng :
 \(I = {\rm{\Delta }}q = ne = 0,{5.10^{15}}.1,{6.10^{ - 19}} = 0,{8.10^{ - 4}}(A)\)

img
Lê Nhật Minh
27/07/2017

Cảm ơn bài giải của bạn Hồng Trang nhiều nhé 

img
Mai Vàng
27/07/2017

Mọi người có thể hướng dẫn giúp em bài này với được không ạ. Em xin cảm ơn và hậu ta mn nhiều nhiều !

Hai quả cầu nhỏ có điện tích và khối lượng lần lượt là \({q_1},{m_1}\) và \({q_2},{m_2}\). Ban đầu chúng có vận tốc giống nhau về hướng và độ lớn. Chúng bắt đầu chuyển động vào trong một điện trường đều, sau một khoảng thời gian người ta thấy hướng chuyển động của quả cầu 1 quay đi một góc 600 và độ lớn vận tốc giảm 2 lần, còn hướng chuyển động quả cầu 2 thì quay đi 900
a) Hỏi vận tốc quả cầu 2 thay đổi bao nhiêu lần ?
b) Xác định các tỉ số  \({K_2} = \frac{{{q_2}}}{{{m_2}}}\) theo \({K_1} = \frac{{{q_1}}}{{{m_1}}}\)

img
thanh hằng
27/07/2017

bn xem cách giải của mình thứ nhé :

Gọi \(\overrightarrow {{v_0}} \) là vận tốc ban đầu của quả càu 1 và 2.

Theo đề bài \(\overrightarrow {{v_1}} \) là vận tốc quả cầu 1 khi \((\overrightarrow {{v_1}} ,\overrightarrow {{v_0}} ) = {60^0}\)
\(\overrightarrow {{v_2}} \) là vận tốc quả cầu 2 khi \((\overrightarrow {{v_2}} ,\overrightarrow {{v_0}} ) = {90^0}\)
với  \({v_1} = \frac{{{v_0}}}{2}\)
- Xét quả cầu 1 :
 \({a_{1x}} = \frac{{{q_1}{E_x}}}{{{m_1}}} = \frac{{ - \frac{{{v_0}}}{2}\cos {{60}^0} + {v_0}}}{{{\rm{\Delta }}t}}(1)\)
 \({a_{1y}} = \frac{{{q_1}{E_y}}}{{{m_1}}} = \frac{{\frac{{{v_0}}}{2}\cos {{60}^0}}}{{{\rm{\Delta }}t}}(2)\)
- Xét quả cầu 2 :
 \({a_{2x}} = \frac{{{q_2}{E_x}}}{{{m_2}}} = \frac{{0 - ( - {v_0})}}{{{\rm{\Delta }}t}}(3)\)
 \({a_{2y}} = \frac{{{q_2}{E_y}}}{{{m_2}}} = \frac{{{v_2} - 0}}{{{\rm{\Delta }}t}}(4)\)
Lấy \(\frac{{(1)}}{{(2)}}\) và \(\frac{{(2)}}{{(4)}}\) ta có :
 \(\frac{{{E_x}}}{{{E_y}}} = \frac{{{v_0} - \frac{{{v_0}}}{2}\cos {{60}^0}}}{{\frac{{{v_0}}}{2}\cos {{60}^0}}} = \frac{{{v_0}}}{{{v_2}}}\)
Suy ra :  \({v_2} = \frac{{{v_0}}}{{\sqrt 3 }}\)

Vậy vận tốc quả cầu 2 giảm \({\sqrt 3 }\) lần 

b) Lấy  \(\frac{{(1)}}{{(2)}}\)  ta có :
  
\(\frac{{{K_1}}}{{{K_2}}} = \frac{{{v_0} - \frac{{{v_0}}}{2}\cos {{60}^0}}}{{{v_0}}} = \frac{3}{4}\)
Vậy  \({K_2} = \frac{4}{3}{K_1}\)

img
A La
27/07/2017

hay quá , xs quá, cảm ơn bánh mì nhiều nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

img
thúy ngọc
Vật Lý 11 28/10/2017
Xác định điện lượng của thanh thép nhiễm điện ?

Bài tập thuyết electron- giúp em với ạh

Một thanh thép mang điện tích -2,5.10-6 C, sau đó nó lại được nhiễm điện để có điện tích 5,5.10-6 C. Trong quá trình nhiễm điện lần sau, xác định điện lượng của thanh thép .

Câu trả lời của bạn

img
Lan Anh
10/09/2017

em cảm ơn nhiều ạ !!!

img
bach hao
08/09/2017

Thanh thép đang mang điện tích \( - 2,{5.10^{ - 6}}C\) để có điện tích \(5,{5.10^{ - 6}}C\) thì thanh thép đã mất đi

\(\left[ {5,5 - \left( { - 2,5} \right)} \right]{10^{ - 6}} = {8.10^{ - 6}}C\).

⇒ Thanh thép đã nhường đi \(\frac{{{{8.10}^{ - 6}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = {5.10^{13}}\) electron.

img
Đan Nguyên
Vật Lý 11 28/10/2017
Xác định điện tích nguyên tử khi nhận thêm 2 electron ?

Giúp em với, chọn cái nào đây mọi người ơi !! huhu

Nếu nguyên tử đang thừa –1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó

      A. sẽ là ion dương.                                                  B. vẫn là 1 ion âm.

      C. trung hoà về điện.                                               D. có điện tích không xác định được.

Câu trả lời của bạn

img
Sam sung
08/09/2017

Mình nghĩ là B

img
Bo Bo
08/09/2017

Nhưng mà làm sao để biết được nó là ion dương vậy bạn ?

img
Hoàng My
08/09/2017

Bn Ngọc:

À, mình nghĩ là nếu nguyên tử đang thừa \( - 1,{6.10^{ - 19}}C\) điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó có điện tích  \( - 1,{6.10^{ - 19}} + 2.\left( { - 1,6} \right){.10^{ - 19}} =  - 4,{8.10^{ - 19}}C\)

img
Quách Huyền Khánh Đoan
Vật Lý 11 28/10/2017
Tính khoảng cách giữa 2 điện tích điểm

vật lý lớp 11 bài 2

Bài 1: Hai điện tích điểm cách nhau 1 khoảng r tương tác nhau 1 lực F1 = 0.16N. Nếu tăng khoảng cách giữa 2 điện tích đó lên thêm 4cm thì lực tương tác giữa chúng là F2 = 0.04N. Tìm r?
 

Câu trả lời của bạn

img
hoàng duy
28/08/2017

Hi Đoan ơi, bài này mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm như sau nhé, thực ra cũng đơn giản thôi à

Ban đầu :

\({F_1} = {9.10^9}.\frac{{\left| {{q^2}} \right|}}{{r_1^2}} = 0,16N\)

Sau đó: F2=0,04N và r2=r1+0,04 (m)

\({F_2} = {9.10^9}.\frac{{\left| {{q^2}} \right|}}{{r_2^2}} = 0,04N\)

Thay số tính toán là ra Đoan nhé. Good luck !! <3 <3

img
Mai Đào
Vật Lý 11 28/10/2017
Tính lực tương tác tĩnh điện giữa 2 quả cầu kim loại ?

Cứu em bài này với cả nhà mình ơiiiii

Hai quả cầu nhỏ, giống nhau, bằng kim loại. Quả cầu A mang điện tích 4,50 µC; quả cầu B mang điện tích –2,40 µC. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi đưa chúng ra cách nhau 1,56 cm.

Tính lực tương tác tĩnh điện giữa chúng.

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Lệ Diễm
28/07/2017

chào bạn, dạng bài tính lực tươn tác tĩnh điện này đơn giản lắm

bạn chỉ cần áp dụng đúng công thức là dc

Ta có:  \(q_A=4,5.10^-^6C\)  và \(q_B=-2,4.10^-^6C\)

Sau khi tiếp xúc nhau: \(q_A\)' =  \(q_B\)' = 0,5(\(q_A\) + \(q_B\))  \(=3,45.10^-^6C\)

\(F=9.10^9.\frac{\left |q_A'q_B' \right |}{r_1^2} =40,8N\)

img
Nguyễn Vũ Khúc
28/07/2017

hiahiahia, cảm ơn cả nhà mình nhiều nhé !!!!!!!!!!!!

img
Nguyễn Hạ Lan
Vật Lý 11 28/10/2017
Tìm điều kiện để 2 vật nhiễm điện trái dấu?

Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Để B và C nhiễm điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì cần phải đặt 3 vật như thế nào đây ạ ??? 

Câu trả lời của bạn

img
Lê Tấn Thanh
08/09/2017

Đầu tiên, bạn nối C với B thì B và C được coi như là một vật dẫn.

Khi vật BC đặt gần A thì nhiềm điện do hưởng ứng, điện tích trong BC sẽ phân bố lại

Cắt dây nối thì được B và C mang điện tích trái dấu và có độ lớn bằng nhau

 
 
Chia sẻ