Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
khanh nguyen
Vật Lý 11 30/04/2022
Trước thấu kính hội tụ \(\left( {{L}_{1}} \right)\) đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính (A ở trên trục chính).

a) Biết rằng ảnh \({{A}_{1}}{{B}_{1}}\) của AB là thật, lớn gấp 3 lần vật và cách vật 160cm. Xác định khoảng cách từ AB đến thấu kính và tiêu cự thấu kính.

b) Giữa AB và \)\left( {{L}_{1}} \right)\) đặt thêm thấu kính (L2) giống hệt \(\left( {{L}_{1}} \right)\) có cùng trục chính với \(\left( {{L}_{1}} \right)\). Khoảng cách từ AB đến (L2) là 10cm. Xác định ảnh cuối cùng của AB cho bởi hệ hai thấu kính.

Câu trả lời của bạn

img
Hoàng Anh
15/04/2022

ảng cách từ AB đến thấu kính và tiêu cự thấu kính

- Vì ảnh A1B1 của AB là ảnh thật, lớn gấp 3 lần vật nên ta có:

\(k=-\frac{{{d}'}}{d}=-\frac{160-d}{d}=-3\Rightarrow d=40\,\,cm\) và \({d}'=160-d=160-40=120\,\,cm\)

- Tiêu cự của thấu kính: \(f=\frac{d{d}'}{d+{d}'}=\frac{40.120}{40+120}=30\,\,cm\)

Vậy: Khoảng cách từ AB đến thấu kính là \(d=40\,\,cm\) và tiêu cự thấu kính là \(f=30\,\,cm.\)

b) Vẽ và xác định ảnh cuối cùng của AB cho bởi hệ hai thấu kính

- Sơ đồ tạo ảnh qua hệ: \(AB \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{d_1}}\\ {{d_1}^\prime } \end{array}} \right.\left( {{L_1}} \right){A_1}{B_1} \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{d_2}}\\ {{d_2}^\prime } \end{array}} \right.\left( {{L_2}} \right){A_2}{B_2}\)

- Xét các quá trình tạo ảnh qua hệ:

+ Với \({{A}_{1}}{{B}_{1}}:\left\{ \begin{align} & {{d}_{1}}=10\,\,cm \\ & {{d}_{1}}^{\prime }=\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}=\frac{10.30}{10-30}=-15\,\,cm \\ \end{align} \right.\)

Khoảng cách giữa hai thấu kính: \(l=40-10=30\,\,cm\) 

+ Với \({{A}_{2}}{{B}_{2}}:\left\{ \begin{align} & {{d}_{2}}=l-{{d}_{1}}'=30+15=45\,\,cm \\ & {{d}_{2}}^{\prime }=\frac{{{d}_{2}}{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}=\frac{45.30}{45-30}=90\,\,cm \\ \end{align} \right.\)

- Số phóng đại của ảnh cuối cùng: \(k=\frac{{{d}_{2}}^{\prime }}{{{d}_{2}}}.\frac{{{d}_{1}}^{\prime }}{{{d}_{1}}}=\frac{90}{45}.\frac{-15}{10}=-3.\)

Vậy: Ảnh cuối cùng là ảnh thật, cách thấu kính (L1) 90 cm, ngược chiều và bằng 3 lần vật.

img
thuy linh
Vật Lý 11 30/04/2022
Cho một hệ gồm hai thấu kính hội tụ L1 và L2 có tiêu cự lần lượt là \({{f}_{1}}=30\) cm và \({{f}_{2}}=20\) cm đặt đồng trục cách nhau \(l=60\) cm. Vật sáng \(AB=3\) cm đặt vuông gốc với trục chính (A ở trên trục chính) trước L1 cách \({{O}_{1}}\) một khoảng \({{d}_{1}}\). Hãy xác định vị trí, tính chất, chiều và độ cao của ảnh cuối cùng \({{A}_{2}}{{B}_{2}}\) qua hệ thấu kính trên:

a) \({{d}_{1}}=45\,\,cm\)

b) \({{d}_{1}}=75\,\,cm\)

Câu trả lời của bạn

img
Đan Nguyên
15/04/2022

a) Xác định vị trí, tính chất, chiều, độ lớn của ảnh \({{A}_{2}}{{B}_{2}}\) cho bởi hệ thấu kính

+ Sơ đồ tạo ảnh: \(AB\xrightarrow{{{L}_{1}}}{{A}_{1}}{{B}_{1}}\xrightarrow{{{L}_{2}}}{{A}_{2}}{{B}_{2}}\)

+ Với \({{A}_{1}}{{B}_{1}}:\left\{ \begin{align} & {{d}_{1}}=45\,\,cm \\ & {{d}_{1}}^{\prime }=\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}=\frac{45.30}{45-30}=90\,\,\left( cm \right) \\ \end{align} \right.\)

+ Với \({{A}_{2}}{{B}_{2}}:\left\{ \begin{align} & {{d}_{2}}=l-{{d}_{1}}'=60-90=-30\,\,cm \\ & {{d}_{2}}^{\prime }=\frac{{{d}_{2}}{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}=\frac{\left( -30 \right).20}{-30-20}=12\,\,\left( cm \right)>0 \\ \end{align} \right.\)

+ Số phóng đại của ảnh qua hệ thấu kính:

\(k=\frac{\overline{{{A}_{2}}{{B}_{2}}}}{\overline{AB}}=\frac{\overline{{{A}_{1}}{{B}_{1}}}}{\overline{AB}}\frac{\overline{{{A}_{2}}{{B}_{2}}}}{\overline{{{A}_{1}}{{B}_{1}}}}=\frac{{{d}_{1}}^{\prime }{{d}_{2}}^{\prime }}{{{d}_{1}}{{d}_{2}}}=\frac{90}{45}.\frac{12}{\left( -30 \right)}=-\frac{4}{5}=-0,8<0\left( 2 \right)\)

+ Độ cao của ảnh A2B2 qua hệ thấu kính: \({{A}_{2}}{{B}_{2}}=\left| k \right|.AB=0,8.3=2,4\,\,\left( cm \right)\left( 3 \right)\)

Từ (1), (2) và (3) suy ra ảnh cuối cùng A2B2 là ảnh thật, cách thấu kính L2 đoạn 12 cm, ngược chiều với AB và có độ lớn bằng 2,4 cm.

b) Xác định vị trí, tính chất, chiều, độ lớn của ảnh \){{A}_{2}}{{B}_{2}}\) cho bởi hệ thấu kính

+ Sơ đồ tạo ảnh: \(AB\xrightarrow{{{L}_{1}}}{{A}_{1}}{{B}_{1}}\xrightarrow{{{L}_{2}}}{{A}_{2}}{{B}_{2}}\)

+ Với \({{A}_{1}}{{B}_{1}}:\left\{ \begin{align} & {{d}_{1}}=75\,\,cm \\ & {{d}_{1}}^{\prime }=\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}=\frac{75.30}{75-30}=50\,\,\left( cm \right) \\ \end{align} \right.\)

+ Với \({{A}_{2}}{{B}_{2}}:\left\{ \begin{align} & {{d}_{2}}=\ell -{{d}_{1}}'=60-50=10\,\,\left( cm \right) \\ & {{d}_{2}}^{\prime }=\frac{{{d}_{2}}{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}=\frac{10.20}{10-20}=-20\,\,\left( cm \right)<0\left( 1 \right) \\ \end{align} \right.\)

+ Số phóng đại của ảnh qua hệ thấu kính:

\(k=\frac{\overline{{{A}_{2}}{{B}_{2}}}}{\overline{AB}}=\frac{\overline{{{A}_{1}}{{B}_{1}}}}{\overline{AB}}\frac{\overline{{{A}_{2}}{{B}_{2}}}}{\overline{{{A}_{1}}{{B}_{1}}}}=\frac{{{d}_{1}}^{\prime }{{d}_{2}}^{\prime }}{{{d}_{1}}{{d}_{2}}}=\frac{50}{75}.\frac{-20}{10}=-\frac{4}{3}<0\left( 2 \right)\)

+ Độ cao của ảnh A2B2 qua hệ thấu kính: \({{A}_{2}}{{B}_{2}}=\left| k \right|.AB=\frac{4}{3}.3=4\,\,\left( cm \right)\left( 3 \right)\)

Từ (1), (2) và (3) suy ra ảnh cuối cùng A2B2 là ảnh thật, cách thấu kính L2 đoạn 20 cm, ngược chiều với AB và có độ lớn bằng 4 cm.

img
Nguyễn Anh Hưng
Vật Lý 11 30/04/2022
Ba dây dẫn thẳng dài song song có khoảng cách \(a=5\) cm. Dây 1 và 3 được giữ cố định, có dòng \({{I}_{1}}=2{{I}_{3}}=4\) A đi qua như hình. Dây 2 tự do, có dòng \({{I}_{2}}=5\) A đi qua. Tìm chiều di chuyển của dây 2 và lực tác dụng lên 1 m dây 2 khi nó bắt đầu chuyển động nếu \({{I}_{2}}\) có chiều:

a) Đi lên

b) Đi xuống

Câu trả lời của bạn

img
truc lam
15/04/2022

- Lực từ tác dụng do 1 m dây thứ hai:

+ Do \({{I}_{1}}\) gây ra: \({{F}_{12}}={{2.10}^{-7}}.\frac{{{I}_{1}}{{I}_{2}}}{a}={{2.10}^{-7}}.\frac{4,5}{0,05}={{8.10}^{-5}}\) N

+ Do \({{I}_{3}}\) gây ra: \({{F}_{32}}={{2.10}^{-7}}.\frac{{{I}_{3}}{{I}_{2}}}{a}={{2.10}^{-7}}.\frac{2,5}{0,05}={{4.10}^{-5}}\) N

Lực từ tổng hợp lên 1 m dây thứ 2: \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}=\overrightarrow{{{F}_{12}}}+\overrightarrow{{{F}_{32}}}\)

a) Khi \({{I}_{2}}\) đi lên khi đó \({{\overrightarrow{F}}_{12}}\uparrow \downarrow {{\overrightarrow{F}}_{32}}\)

\(\Rightarrow {{F}_{2}}=\left| {{F}_{12}}-{{F}_{32}} \right|={{4.10}^{-5}}\) N và \({{\overrightarrow{F}}_{2}}\uparrow \uparrow {{\overrightarrow{F}}_{12}}\) nên dây thứ 2 sẽ di chuyển sang phải

b) Khi \({{I}_{2}}\) đi xuống khi đó \({{\overrightarrow{F}}_{12}}\uparrow \downarrow {{\overrightarrow{F}}_{32}}\)

\(\Rightarrow {{F}_{2}}=\left| {{F}_{12}}-{{F}_{32}} \right|={{4.10}^{-5}}\) N và \({{\overrightarrow{F}}_{2}}\uparrow \uparrow {{\overrightarrow{F}}_{12}}\) nên dây thứ 2 sẽ di chuyển sang trái

img
minh thuận
Vật Lý 11 30/04/2022
Ba dây dẫn thẳng dài đặt song song cách đều nhau, khoảng cách giữa hai dây là 4 cm. Biết \({{I}_{1}}=10\) A, \({{I}_{2}}={{I}_{3}}=20\) A. Tìm lực từ tác dụng lên 1 m của dòng \({{I}_{1}}\).

Câu trả lời của bạn

img
truc lam
15/04/2022

+ Vì 2 dòng điện 1 và 2 ngược chiều nhau nên lực tương tác là lực tương tác đẩy nên vectơ \({{\overrightarrow{F}}_{21}}\) hướng ra ngoài.

+ Vì 2 dòng điện 1 và 3 cùng chiều nhau nên lực tương tác là lực tương tác hút nên vectơ \({{\overrightarrow{F}}_{31}}\) hướng vào trong.

Hợp lực tác dụng \({{\overrightarrow{F}}_{1}}={{\overrightarrow{F}}_{21}}+{{\overrightarrow{F}}_{31}}\)

Ta có \({{I}_{2}}={{I}_{3}},\) \({{r}_{13}}={{r}_{23}}\Rightarrow {{F}_{21}}={{F}_{31}}={{2.10}^{-7}}.\frac{{{I}_{1}}{{I}_{2}}}{r}={{10}^{-3}}\) N

Mặt khác \(\left( {{\overrightarrow{F}}_{21}},{{\overrightarrow{F}}_{31}} \right)=180{}^\circ -60{}^\circ =120{}^\circ \Rightarrow {{F}_{1}}={{F}_{21}}={{F}_{31}}={{10}^{-3}}\) N

img
Hoa Lan
Vật Lý 11 30/04/2022
Dây dẫn thẳn dài có dòng \({{I}_{1}}=5\)A đi qua đặt trong không khí

a) Tính cảm ứng từ tại điểm cách dây 15 cm.

b) Tính lực từ tác dụng lên 1 m dây dòng \({{I}_{2}}=10\) A  đặt song song, cách \({{I}_{1}}\) 15 cm, \({{I}_{2}}\) ngược chiều \({{I}_{1}}\). 

Câu trả lời của bạn

img
My Van
15/04/2022

a) Cảm ứng từ do dây dẫn thẳng dài có dòng điện gây ra tại điểm cách dây 15 cm là:

\(B={{2.10}^{-7}}.\frac{{{I}_{1}}}{r}={{2.10}^{-7}}.\frac{15}{0,15}={{2.10}^{-5}}\) T

b) Lực từ tác dụng lên 1 m dây dòng \({{I}_{2}}\) là:

\(F={{2.10}^{-7}}.\frac{{{I}_{1}}{{I}_{2}}}{r}.l={{2.10}^{-7}}.\frac{15.10}{0,15}.1={{2.10}^{-4}}\) N

img
Bo Bo
Vật Lý 11 30/04/2022
Vẽ ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ và phân kì trong những trường hợp sau:

Câu trả lời của bạn

img
minh vương
15/04/2022

- Vật có vị trí: \(d>2f\) - Vật có vị trí: \(d=f\).

- Vật có vị trí: \(d=2f\) - Vật có vị trí: 0

- Vật có vị trí: f

img
thi trang
Vật Lý 11 30/04/2022
Một lăng kính có chiết suất \(n = \sqrt 2 \). Chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên của lăng kính góc tới \(i = {45^0}\), tia ló ra khỏi lăng kính vuông góc với mặt bên thứ 2 như hình vẽ. Góc chiết quang A của lăng kính?

Câu trả lời của bạn

img
Tieu Giao
22/04/2022

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng tại I, ta có:

\(\begin{array}{l}
\sin {i_1} = n{\rm{sin}}{{\rm{r}}_1} \Leftrightarrow \sin 45 = \sqrt 2 {\rm{sin}}{{\rm{r}}_1}\\
\Rightarrow {\rm{sin}}{{\rm{r}}_1} = \frac{1}{2} \Rightarrow {r_1} = {30^0}
\end{array}\)

Vì tia ló ra khỏi mặt thứ 2 đi vuông góc nên: \({i_2} = 0 \Rightarrow {r_2} = 0\)

Góc chiết quang: \(A = {r_1} + {r_2} = 30 + 0 = {30^0}\)

img
Phạm Phú Lộc Nữ
Vật Lý 11 30/04/2022
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, gọi a là khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 ; D là khoảng cách từ hai khe đến màn ; λ là bước sóng của ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ vân sáng bậc hai đến vân tối thứ 3 ở hai bên đối với vân sáng trung tâm bằng?

Câu trả lời của bạn

img
thu hằng
22/04/2022

Khoảng cách từ vân sáng bậc hai đến vân tối thứ 3 ở hai bên đối với vân sáng trung tâm bằng :

\(\Delta x = \left| {{x_{s2}}} \right| + \left| {{x_{t3}}} \right| = \frac{{2\lambda D}}{a} + \left( {2 + \frac{1}{2}} \right)\frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{9\lambda D}}{{2a}}\)

img
Tram Anh
Vật Lý 11 30/04/2022
Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính lần lượt 18cm và 6cm cho hai ảnh cùng chiều cao. Tiêu cự thấu kính bằng?

Câu trả lời của bạn

img
Bảo Hân
22/04/2022

 Ảnh thật có : \(f = \frac{{{d_1}.{d_1}'}}{{{d_1} + {d_1}'}} = \frac{{18.{d_1}'}}{{18 + {d_1}'}}\) (1)

Ảnh ảo có : \(f = \frac{{{d_2}.{d_2}'}}{{{d_2}' - {d_2}}} = \frac{{6.{d_2}'}}{{{d_2}' - 6}}\) (2)

Hai ảnh cao bằng nhau : \(\frac{{{d_1}'}}{{{d_1}}} = \frac{{{d_2}'}}{{{d_2}}} \Rightarrow {d_1}' = 3{d_2}'\) (3)

Từ (1); (2) và (3) ta có: \(\frac{{18.3.{d_2}'}}{{18 + 3{d_2}'}} = \frac{{6{d_2}'}}{{{d_2}' - 6}} \Rightarrow {d_2}' = 12cm \Rightarrow f = \frac{{6.12}}{{12 - 6}} = 12cm\)

img
Nguyễn Hồng Tiến
Vật Lý 11 30/04/2022
Với \({i_1},{i_2},A\) lần lượt là góc tới, góc ló và góc chiết quang của lăng kính.Công thức xác định góc lệch D của tia sáng qua lăng kính là?

Câu trả lời của bạn

img
Mai Trang
22/04/2022

Góc lệch D của tia sáng qua lăng kính được xác định bởi biểu thức:

\(D = {i_1} + {i_2} - A\)

 
 
Chia sẻ