Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Phí Phương
Vật Lý 11 30/04/2022
Kính hiển vi quang học độ phóng đại lớn nhất là gì?

A. 1000 lầ

B. 500 lần

C. 2000 lần

D. 3000 lần

Câu trả lời của bạn

img
Hoang Vu
10/05/2022

Độ phóng đại lớn nhất của kính hiển vi quang học hiện nay là 3000 lần

Đáp án cần chọn là: D

img
Anh Trần
Vật Lý 11 30/04/2022
Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là gì?

A. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính

B. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính

C. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị

D. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính

Câu trả lời của bạn

img
hi hi
10/05/2022

Ta có: Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = \left| {{k_1}} \right|{G_2} = \frac{{\delta }}{{{f_1}{f_2}}}\)

=> số bội giác tỉ lệ nghịch với  (tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính)

Đáp án cần chọn là: D

img
Tuấn Huy
Vật Lý 11 30/04/2022
Phát biểu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của mắt là đúng?

A. Độ cong của thuỷ tinh thể không thể thay đổi

B. Khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc luôn thay đổi

C. Độ cong của thuỷ tinh thể và khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc đều có thể thay đổi

D. Độ cong của thuỷ tinh thể có thể thay đổi nhưng khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc thì không

Câu trả lời của bạn

img
Anh Hà
10/05/2022

Bộ phận chính của mắt là một thấu kính hội tụ, trong suốt, mềm, gọi là thể thuỷ tinh. Độ cong của hai mặt thuỷ tinh thể có thể thay đổi được nhờ sự co giãn của cơ vòng đỡ, khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc không thay đổi được.

img
Anh Linh
Vật Lý 11 30/04/2022
Một lăng kính có chiết suất \(n = \sqrt 2 \). Chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên của lăng kính góc tới i = 450, tia ló ra khỏi lăng kính vuông góc với mặt bên thứ 2 như hình vẽ. Góc chiết quang A của lăng kính?

Câu trả lời của bạn

img
Trung Phung
10/05/2022

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng tại điểm tới I của mặt thứ nhất, ta có:

\(\sin {i_1} = n{\rm{sin}}{{\rm{r}}_1} \leftrightarrow \sin 45 = \sqrt 2 {\rm{sin}}{{\rm{r}}_1} \to {\rm{sin}}{{\rm{r}}_1} = \frac{1}{2} \to {r_1} = {30^0}\)

Vì tia ló ra khỏi mặt thứ 2 đi vuông góc nên: \({i_2} = 0 \to {r_2} = 0\)

Ta có: \(A = {r_1} + {r_2} = 30 + 0 = {30^0}\)

img
Tran Chau
Vật Lý 11 30/04/2022
P có chiết suất n=1,5. Biết tiết diện thẳng là một tam giác ABC vuông cân tại B. Chiếu vuông góc tới mặt AB một chùm sáng song song SI. Góc D hợp bởi tia ló và tia tới là bao nhiêu?

Câu trả lời của bạn

img
con cai
10/05/2022

Tia SI đi đến mặt vuông góc với AB nên truyền thẳng đến mặt AC tại J với góc tới i.

∆ABC vuông cân tại B nên =>i=450

Góc giới hạn phản xạ toàn phần: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_{kk}}}}{n} = \frac{1}{{1,5}} \to {i_{gh}} = 41,{8^0}\)

nhận thấy i > igh => tại J xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần với góc phản xạ 450 => Tia phản xạ vuông góc với BC

=> Góc hợp bởi tia ló và tia tới là: D=900

img
Ngọc Trinh
Vật Lý 11 30/04/2022
Mắt người và cá cách mặt nước là 40cm, cùng nằm trên một mặt phẳng vuông góc mặt nước. Biết chiết suất của nước là n = 4/3. Cá thấy người cách mình bao nhiêu?

Câu trả lời của bạn

img
Kim Ngan
10/05/2022

Khi cá nhìn thấy người thì tia sáng từ người đến mắt cá (hình vẽ)

+ Gọi M là mắt thật và M’ là ảnh của mắt người mà cá nhìn thấy

 

Từ hình vẽ, ta có: 

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\tan i = \frac{{HI}}{{HM}}}\\
{{\rm{tanr}} = \frac{{HI}}{{HM’}}}
\end{array}} \right.\)

Để nhìn rõ, thì góc r- bé lên i bé

i, r bé 

\( \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\tan i \approx \sin i \approx i}\\
{{\rm{tanr}} \approx {\rm{sinr}} \approx r}
\end{array}} \right.\)

Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{\sin i = n{\rm{sinr}}}\\
{ \Rightarrow \frac{{\sin i}}{{{\rm{sinr}}}} = n \Leftrightarrow \frac{{HM’}}{{HM}} = n}\\
{ \Rightarrow HM’ = HM.n = 40.\frac{4}{3} = \frac{{160}}{3}cm}
\end{array}\)

=> Vậy con cá sẽ nhìn thấy mắt người cách mắt nó đoạn : \(40 + \frac{{160}}{3} \approx 93,33cm\)

img
Choco Choco
Vật Lý 11 30/04/2022
Mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cùng, dùng một kính lúp có độ tụ +20dp. Số bội giác của kính khi người này ngắm chừng không điều tiết là?

Câu trả lời của bạn

img
Sam sung
10/05/2022

+ Tiêu cự của kính lúp là: \(f = \frac{1}{D} = \frac{1}{{20}} = 0,05m = 5cm\)

+ Số bội của bội giác lúp khi ngắm chừng ở vô cực: \(G = \frac{}{f} = \frac{{25}}{5} = 5\)

img
Lan Ha
Vật Lý 11 30/04/2022
Thấu kính có tiêu cự f = -30cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính cho ảnh cách vật 15cm. Vị trí của vật là bao nhiêu?

Câu trả lời của bạn

img
Anh Linh
10/05/2022

Vật thật qua thấu kính phân kì cho ảnh ảo cùng phía vật so với thấu kính và ảnh ở gần thấu kính hơn vật nên:

\(d > d’ \to L = d + d’ > 0 \to d + d’ = 15cm\)

Ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d’}} \to d’ = \frac{{df}}{{d – f}}}\\
{ \to L = d + d’ = d + \frac{{df}}{{d – f}} = 15}\\
{ \leftrightarrow df = \left( {15 – d} \right)\left( {d – f} \right)}\\
{ \leftrightarrow {d^2} – 15d + 15f = 0}\\
{ \leftrightarrow {d^2} – 15d + 15.\left( { – 30} \right) = 0}\\
{ \leftrightarrow {d^2} – 15{\rm{d}} – 450 = 0}\\
{ \to [\begin{array}{*{20}{l}}
{d = 30cm}\\
{d = – 15cm(loai)}
\end{array}}
\end{array}\)

(d=−15cm: loại vì vật thật)

img
Nguyễn Thanh Hà
Vật Lý 11 30/04/2022
Một tia sáng chiếu đến điểm chính giữa mặt trên một khối lập phương trong suốt, chiết suất n = 1,5. Xác định góc tới lớn nhất để tia khúc xạ còn gặp mặt đáy của khối lập phương?

Câu trả lời của bạn

img
Meo Thi
10/05/2022

Gọi độ dài cạnh hình lập phương là a

Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: 1.sini=nsinr

Khi imax thì rmax

Ta có, rmax khi tia khúc xạ đến một đỉnh ở đáy của khối lập phương.

\(\begin{array}{l}
{\rm{sin}}{{\rm{r}}_{{\rm{max}}}} = \frac{{OA}}{{AI}} = \frac{{0,5{\rm{a}}\sqrt 2 }}{{\sqrt {{a^2} + {{(0,5{\rm{a}}\sqrt 2 )}^2}} }} = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\\
 \to \sin {i_{{\rm{max}}}} = n{\rm{sin}}{{\rm{r}}_{{\rm{max}}}} = 1,5.\frac{1}{{\sqrt 3 }} \to {i_{{\rm{max}}}} = {60^0}
\end{array}\)

img
An Nhiên
Vật Lý 11 30/04/2022
Một thấu kính hội tụ (O1) có tiêu cự \({{f}_{1}}=15\,\,cm\) và một thấu kính phân kì (O2) có tiêu cự \({{f}_{2}}=-20\,\,cm\) được đặt cách nhau \(l=7,5\,\,cm\). Trục chính hai thấu kính trùng nhau. Điểm sáng S trên trục chính trước (O1) và cách (O1) đoạn \({{d}_{1}}=45\,\,cm\). Xác định ảnh S’ của S tạo bởi hệ.

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Hiền
15/04/2022

Xác định ảnh S’ của S tạo bởi hệ

- Sơ đồ tạo ảnh: \(S \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{d_1}}\\ {{d_1}^\prime } \end{array}} \right.\left( {{O_1}} \right){S_1} \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{d_2}}\\ {{d_2}^\prime } \end{array}} \right.\left( {{O_2}} \right)S'\)

- Xét các quá trình tạo ảnh qua hệ:

+ Với S1\(\left\{ \begin{align} & {{d}_{1}}=45\,\,cm \\ & {{d}_{1}}^{\prime }=\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}=\frac{45.15}{45-15}=22,5\,\,cm \\ \end{align} \right.\)

+ Với S’: \(\left\{ \begin{align} & {{d}_{2}}=l-{{d}_{1}}^{\prime }=7,5-22,5=-15\,\,cm \\ & {{d}_{2}}^{\prime }=\frac{{{d}_{2}}{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}=\frac{-15.\left( -20 \right)}{-15+20}=60\,\,cm>0 \\ \end{align} \right.\)

Vậy: Ảnh cuối cùng qua hệ là ảnh thật cách (O2) 60 cm.

 
 
Chia sẻ