Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Toán 9 năm 2021 Trường THCS Tô Hoàng

15/04/2022 - Lượt xem: 32
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 57602

Cho biểu thức \(A = \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  - 2}} + \dfrac{5}{{\sqrt x  + 2}} - \dfrac{{11\sqrt x  - 14}}{{x - 4}}\) với \(x \ge 0;x \ne 4\). Rút gọn \(A.\)

  • A. \(A = \dfrac{{\sqrt x  - 1}}{{\sqrt x  + 1}}\)
  • B. \(A = \dfrac{{\sqrt x  + 1}}{{\sqrt x  - 1}}\)
  • C. \(A = \dfrac{{\sqrt x  - 2}}{{\sqrt x  + 2}}\)
  • D. \(A = \dfrac{{\sqrt x  + 2}}{{\sqrt x  - 2}}\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 57603

Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{3x + y - 5}}{{x - y}} = 2\\x - 3y =  - 1\end{array} \right..\)

  • A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {2;1} \right)\)
  • B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {3;1} \right)\)
  • C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;2} \right)\)
  • D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;3} \right)\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 57604

Trong vườn trường người ta xây một bồn hoa gồm hai hình tròn tâm \(A\)  và tâm \(B\) tiếp xúc ngoài với nhau, có \(AB = 3m\). Tính bán kính của mỗi hình tròn biết diện tích bồn hoa bằng \(4,68\pi {m^2}\) và bán kính hình tròn tâm \(A\) lớn hơn bán kính đường tròn tâm \(B.\)

  • A. \(1,6m\) và \(1,2m\) 
  • B. \(1,8m\) và \(1,2m\) 
  • C. \(1,2m\) và \(1,8m\) 
  • D. \(1,4m\) và \(1,6m\) 
Câu 4
Mã câu hỏi: 57605

Cho \(a,b,c\) là các số thực dương thỏa mãn: \(ab + bc + ac = 3abc.\) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

\(K = \dfrac{{{a^2}}}{{c\left( {{c^2} + {a^2}} \right)}} + \dfrac{{{b^2}}}{{a\left( {{a^2} + {b^2}} \right)}} \)\(\,+ \dfrac{{{c^2}}}{{b\left( {{b^2} + {c^2}} \right)}}\,.\)

  • A. \(\dfrac{3}{2}\)
  • B. \(\dfrac{2}{3}\)
  • C. \(\dfrac{5}{2}\)
  • D. \(\dfrac{2}{5}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 57606

Một ô tô đi từ A đến B cách nhau 90 km với vận tốc dự định. Khi từ B trở về A, ô tô đi với vận tốc nhanh hơn vận tốc lúc đi là 5 km/giờ. Do đó thời gian về ít hơn thời gian đi là 15 phút. Tính vận tốc dự định của ô tô khi đi từ A đến B.

  • A. \(50\,\,km/h\)
  • B. \(60\,\,km/h\)
  • C. \(40\,\,km/h\)
  • D. \(30\,\,km/h\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 57607

Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}\sqrt {x - 2}  + 2\left( {x - y} \right) = 8\\2\sqrt {x - 2}  + 5\left( {x - y} \right) = 19\end{array} \right..\) 

  • A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {3;6} \right)\) 
  • B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {6;2} \right)\) 
  • C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {2;3} \right)\) 
  • D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {6;3} \right)\) 
Câu 7
Mã câu hỏi: 57608

Một hộp sữa hình trụ có đường kính đáy là 12 cm, chiều cao là 10 cm. Tính diện tích vật liệu dùng để tạo nên một vỏ hộp như vậy (không tính phần mép nối).

  • A. \(192\pi \left( {c{m^2}} \right)\) 
  • B. \(190\pi \left( {c{m^2}} \right)\) 
  • C. \(182\pi \left( {c{m^2}} \right)\) 
  • D. \(180\pi \left( {c{m^2}} \right)\) 
Câu 8
Mã câu hỏi: 57609

Một hộp sữa hình trụ có đường kính đáy là 12 cm, chiều cao là 10 cm. Tính diện tích vật liệu dùng để tạo nên một vỏ hộp như vậy (không tính phần mép nối).

  • A. \(192\pi \left( {c{m^2}} \right)\) 
  • B. \(190\pi \left( {c{m^2}} \right)\) 
  • C. \(182\pi \left( {c{m^2}} \right)\) 
  • D. \(180\pi \left( {c{m^2}} \right)\) 
Câu 9
Mã câu hỏi: 57610

Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là:

  • A. Giao điểm 3 đường phân giác của tam giác
  • B. Giao điểm 3 đường cao của tam giác
  • C. Giao điểm 3 đường trung tuyến của tam giác
  • D. Giao điểm 3 đường trung trực của tam giác
Câu 10
Mã câu hỏi: 57611

Đường tròn tâm A có bán kính 3cm là tập hợp các điểm:

  • A. Có khoảng cách đến điểm A nhỏ hơn hoặc bằng 3cm
  • B. Có khoảng cách đến A bằng 3cm
  • C. Cách đều A
  • D. Có hai câu đúng
Câu 11
Mã câu hỏi: 57612

Tìm số dương m để phương trình \(2x-(m-2)^2y=5\) nhận cặp số (- 10; - 1) làm nghiệm.

  • A. 5
  • B. 7
  • C. -3
  • D. 7; -3
Câu 12
Mã câu hỏi: 57613

Tìm m để phương trình \(\sqrt {m - 1} x - 3y = - 1\) nhận cặp số (1;1) làm nghiệm.

  • A. 5
  • B. 2
  • C. -5
  • D. -2
Câu 13
Mã câu hỏi: 57614

Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{x} - \dfrac{1}{y} = 1\\\dfrac{5}{x} + \dfrac{4}{y} = 5\end{array} \right.\) là:

  • A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{8};\dfrac{7}{3}} \right)\)
  • B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{9};\dfrac{7}{3}} \right)\)
  • C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{8};\dfrac{7}{2}} \right)\)
  • D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{9};\dfrac{7}{2}} \right)\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 57615

Xác đinh a và b để đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đi qua hai điểm \(A\left( {\sqrt 3 \,;\,2} \right)\) và B(0 ; 2)

  • A. a = -2; b = 0
  • B. a = 0; b = -2
  • C. a = 2; b = 0
  • D. a = 0; b = 2
Câu 15
Mã câu hỏi: 57616

Chọn khẳng định đúng. Góc ở tâm là góc

  • A. Có đỉnh nằm trên đường tròn 
  • B. Có đỉnh trùng với tâm đường tròn
  • C. Có hai cạnh là hai đường kính của đường tròn
  • D. Có đỉnh nằm trên bán kính của đường tròn
Câu 16
Mã câu hỏi: 57617

Nghiệm của phương trình \(\dfrac{4}{{x + 1}} = \dfrac{{ - {x^2} - x + 2}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)}}\) là 

  • A. x = -3
  • B. x = -2
  • C. x = -3 hoặc x = -2
  • D. Đáp án khác
Câu 17
Mã câu hỏi: 57618

Nghiệm của phương trình \(\dfrac{{x + 2}}{{x - 5}} + 3 = \dfrac{6}{{2 - x}}\) là:

  • A. x = 4
  • B. \(x=\dfrac{1}{4}.\)
  • C. \(x = 4;x =   \dfrac{1}{4}.\)
  • D. \(x = 4;x =  - \dfrac{1}{4}.\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 57619

Chọn khẳng định đúng.  Cho đường tròn (O) có dây AB > CD khi đó

  • A. Cung AB lớn hơn cung CD
  • B. Cung AB nhỏ hơn cung CD
  • C. Cung AB bằng cung CD
  • D. Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung CD
Câu 19
Mã câu hỏi: 57620

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O. Biết ∠A = 50o , ∠B = 65o. Kẻ OH ⊥ AB; OI ⊥ AC; OK ⊥ BC. So sánh OH, OI, OK ta có: 

  • A.

    OH = OI = OK

  • B. OH = OI > OK
  • C. OH = OI < OK
  • D. Một kết quả khác
Câu 20
Mã câu hỏi: 57621

Trong hình bên, biết BC=8cm, OB=5cm.Độ dài AB bằng:

  • A. 20cm
  • B. √6cm
  • C. 2√5cm
  • D. Một kết quả khác
Câu 21
Mã câu hỏi: 57622

Tìm các giá trị của m để phương trình \(x^2- mx + m^2- m - 3 = 0\) có hai nghiệm x1, x2 là độ dài các cạnh góc vuông của tam giác ABC tại A, biết độ dài cạnh huyền BC=2

  • A.  \( m = 2 + \sqrt 3 \)
  • B.  \(\sqrt3\)
  • C.  \( m = 1 + \sqrt 3 \)
  • D.  \( m = 1-\sqrt 3 \)
Câu 22
Mã câu hỏi: 57623

Cho phương trình \( {x^2} - 4x = 2\left| {x - 2} \right| - m - 5\) với m là tham số. Xác định m để phương trình có bốn nghiệm phân biệt.

  • A. m<1         
  • B. −1
  • C. 0
  • D. m>0
Câu 23
Mã câu hỏi: 57624

Một thửa ruộng hình tam giác có diện tích 120m2. Tính chiều dài cạnh đáy thửa ruộng, biết rằng nếu tăng cạnh đáy lên 5m và chiều cao tương ứng giảm đi 4m thì diện tích giảm 20m2

  • A. 10
  • B. 20
  • C. 12
  • D. 24
Câu 24
Mã câu hỏi: 57625

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của AB, AC. Biết HM = 15cm, HN = 20cm. Tính HB, HC, AH.

  • A. HB = 12cm ; HC = 28cm ; AH = 20cm
  • B. HB = 15cm ; HC = 30cm ; AH = 20cm
  • C. HB = 16cm ; HC = 30cm ; AH = 22cm
  • D. HB = 18cm ; HC = 32cm ; AH = 24cm
Câu 25
Mã câu hỏi: 57626

Một hình quạt có chu vi bằng 28cm và diện tích bằng 49cm2. Bán kính của hình quạt bằng? 

  • A. R=5(cm)
  • B. R=6(cm)
  • C. R=7(cm)
  • D. R=8(cm)
Câu 26
Mã câu hỏi: 57627

Biết độ dài cung 60° bằng 6π (cm). Tính bán kính đường tròn

  • A. R =10 cm
  • B. R = 8cm
  • C. R =12cm
  • D. R = 18cm
Câu 27
Mã câu hỏi: 57628

Số nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} -x-\sqrt{2} y=\sqrt{3} \\ \sqrt{2} x+2 y=-\sqrt{6} \end{array}\right.\) là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. Vô số nghiệm.
  • D. Vô nghiệm.
Câu 28
Mã câu hỏi: 57629

Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} x-2 y=12 \\ 2 x+3 y=3 \end{array}\right.\) là:

  • A. (-1;2)
  • B. (6;-3)
  • C. (-2;1)
  • D. (3;0)
Câu 29
Mã câu hỏi: 57630

Phương trình 5x + 4y = 8 nhận cặp số nào sau đây làm nghiệm?

  • A. (−2;1)
  • B. (−1;0)
  • C. (1,5;3)
  • D. (4;−3)
Câu 30
Mã câu hỏi: 57631

Cho phương trình: 5x – 10y = 25. Tìm nghiệm tổng quát của phương trình đã cho?

  • A. y = 2x - 5
  • B. y = 2x + 5
  • C.  \(y = \frac{1}{2}x - \frac{5}{2}\)
  • D.  \(y = \frac{1}{2}x + \frac{5}{2}\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 57632

Xác đinh a và b để đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đi qua hai điểm A(2 ; 2) và B(-1 ; 3).

  • A. \(a =  \dfrac{5}{3};b = \dfrac{4}{3}\)
  • B. \(a =  - \dfrac{5}{3};b = \dfrac{4}{3}\)
  • C. \(a =  - \dfrac{5}{3};b = -\dfrac{4}{3}\)
  • D. \(a =   \dfrac{5}{3};b = -\dfrac{4}{3}\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 57633

Ta biết rằng: Một đa thức bằng đa thức 0 khi và chỉ khi tất cả các số của nó bằng 0. Hãy tìm các giá trị của m và n để đa thức sau đây (với số x) bằng đa thức 0: \(P(x) = (3m - 5n + 1)x + (4m - n - 10)\)

  • A. Hãy tìm các giá trị của m và n để đa thức sau đây (với số x) bằng đa thức 0: \(P(x) = (3m - 5n + 1)x + (4m - n - 10)\)
  • B. m = 3; n = -2.
  • C. m = -3; n = 2.
  • D. m = -3; n = -2.
Câu 33
Mã câu hỏi: 57634

Phương trình \(2{x^4} - 3{x^2} - 2 = 0\) có nghiệm là:

  • A. \(x = \sqrt 3 ;x =  - \sqrt 3 .\)
  • B. \(x = \sqrt 2 ;x =  - \sqrt 2 .\)
  • C. \(x = \sqrt 5 ;x =  - \sqrt 5 .\)
  • D. \(x = \sqrt 7 ;x =  - \sqrt 7 .\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 57635

Cho đường tròn (O; R) và điểm A bên ngoài đường tròn. Từ A xẽ tiếp tuyến AB( B là tiếp điểm) và cát tuyến AMN đến (O). Trong các kết luận sau , kết luận nào đúng?

  • A.

    AM.AN = 2R2

  • B.

    AB2= AM.MN

  • C.

    AO2= AM.AN

  • D.

    AM.AN = AO2 - R2

Câu 35
Mã câu hỏi: 57636

Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn(O). Biết ∠BOD = 124o thì số đo ∠BAD là:

  • A.

    56o

  • B. 118o
  • C. 124o
  • D.

    62o

Câu 36
Mã câu hỏi: 57637

Phân tích đa thức \(f( x ) = x^4- 2mx^2 - x + m^2 - m \) thành tích của hai tam thức bậc hai ẩn x

  • A.  \(f\left( x \right) = \left( {m + {x^2} - x - 1} \right)\left( {m + {x^2} + x} \right)\)
  • B.  \( f\left( x \right) = \left( {m - {x^2} - x - 2} \right)\left( {m - {x^2} + x} \right)\)
  • C.  \( f\left( x \right) = \left( {m - {x^2} - x - 1} \right)\left( {m - {x^2} + x+1} \right)\)
  • D.  \( f\left( x \right) = \left( {m - {x^2} - x - 1} \right)\left( {m - {x^2} + x} \right)\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 57638

Cho phương trình x2 - 4x + m + 1= 0 . Tìm m để phương trình trên có nghiệm và x1. x= 4. Tìm m ?

  • A. m = - 3
  • B. Không có giá trị nào
  • C. m =3
  • D. m = 2
Câu 38
Mã câu hỏi: 57639

Lập phương trình nhận hai số \(3-\sqrt5\) và \(3+\sqrt5\) làm nghiệm.

  • A.  \( {x^2} - 6x - 4 = 0\)
  • B.  \( {x^2} - 6x + 4 = 0\)
  • C.  \( {x^2} + 6x + 4 = 0\)
  • D.  \( -{x^2} - 6x + 4 = 0\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 57640

Cho hình chữ nhật ABCD( AB=2a; BC=a). Quay hình chữ nhật đó xung quanh BC thì được hình trụ có thể tích V1; quay quanh AB thì được hình hình trụ có thể tích V2. Khi đó ta có:

  • A.

    V1 = V2

  • B. V1 = 2V2
  • C. V2 = 2V1
  • D. V1 = 4V2
Câu 40
Mã câu hỏi: 57641

Cho tam giác ABC vuông tại A biết AB=3cm, AC=2cm, người ta quay tam giác ABC quanh quanh cạnh AC được hình nón, khi đó thể tích hình nón bằng:

  • A. 6π 
  • B. 12
  • C.
  • D. 18

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ