Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Trường Chinh

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 117193

Xét một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động \(E\) , điện trở trong  \(r\) và điện trở mạch ngoài \({R_N}\). Hiệu điện thế mạch ngoài được xác định bởi biểu thức nào sau đây?

  • A. \({U_N} = I.r\)
  • B. \({U_N} = I\left( {{R_N} + r} \right)\)
  • C. \({U_N} = E - I.r\)
  • D. \({U_N} = E + I.r\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 117194

Điện trường là gì?

  • A. môi trường bao quanh điện tích, có thể làm cho bóng đèn sợi đốt nóng sáng.
  • B. môi trường dẫn điện và có rất nhiều các điện tích tự do.
  • C. môi trường chứa các điện tích.
  • D. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Câu 3
Mã câu hỏi: 117195

Hai điện tích điểm được đặt cố định trong một bình không khí thì lực tương tác giữa chúng là 12N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

  • A. 3     
  • B. 9
  • C. 1/9  
  • D. 1/3
Câu 4
Mã câu hỏi: 117196

Tụ điện phẳng không khí có điện dung 5nF. Cường độ điện trường lớn nhất mà tụ có thể chịu được là 3.105 V/m, khoảng cách giữa 2 bản tụ là 2mm. Điện tích lớn nhất có thể tích cho tụ là

  • A. \({2.10^{ - 6}}C\)     
  • B. \({3.10^{ - 6}}C\)
  • C. \(2,{5.10^{ - 6}}C\)
  • D. \({4.10^{ - 6}}C\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 117197

Công của nguồn điện được xác định theo công thức:

  • A. A = EIt.    
  • B. A= UIt.
  • C. A = EI.           
  • D. A = UI.
Câu 6
Mã câu hỏi: 117198

Ba tụ điện C1 = 1 mF, C2 = 2 mF, C3 = 6 mF. Cách ghép nào sau đây cho điện dung của bộ tụ là 9 mF?

  • A. Ba tụ ghép nối tiếp nhau. 
  • B. (C1 song song C3) nối tiếp C2.
  • C. (C2 song song C3) nối tiếp C1.
  • D. Ba tụ ghép song song nhau.
Câu 7
Mã câu hỏi: 117199

Trên vỏ một tụ điện có ghi 20µF - 200 V. Nối hai bản tụ điện với một hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ điện là

  • A. 12.10-4  
  • B. 24.10-4   
  • C. 2.10-3    
  • D. 4.10-3   
Câu 8
Mã câu hỏi: 117200

Một tụ điện có điện  dung 2µF. Khi đặt một hiệu điện thế 4V vào 2 bản của tụ điện thì điện tích của tụ điện là:

  • A. 2.10-6  
  • B. 8.10-6  
  • C. 8.10-6µ   
  • D. 4.10-6
Câu 9
Mã câu hỏi: 117201

Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

  • A. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
  • B. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
  • C. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
  • D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.
Câu 10
Mã câu hỏi: 117202

Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là

  • A. 100 V/m
  • B. 1 kV/m
  • C. 10 V/m.  
  • D. 0,01 V/m.
Câu 11
Mã câu hỏi: 117203

Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 μF, C2 = 30 μF mắc song song với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V). Hiệu điện thế trên mỗi tụ điện là:

  • A. U1 = 60 (V) và U2 = 60 (V). 
  • B. U1 = 15 (V) và U2 = 45 (V).
  • C. U1 = 45 (V) và U2 = 15 (V).  
  • D. U1 = 30 (V) và U2 = 30 (V).
Câu 12
Mã câu hỏi: 117204

Hai tụ điện có điện dung C1 = 0,4 (μF), C2 = 0,6 (μF) ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60 (V) thì một trong hai tụ điện đó có điện tích bằng 3.10-5 (C). Hiệu điện thế của nguồn điện là:

  • A. U = 75 (V). 
  • B. U = 50 (V).     
  • C. U = 7,5.10-5 (V). 
  • D. U = 5.10-4 (V).
Câu 13
Mã câu hỏi: 117205

Chọn đáp án sai. Sau khi ngắt một tụ điện phẳng ra khỏi nguồn điện rồi tịnh tiến hai bản để khoảng cách giữa chúng giảm thì

  • A. điện tích trên hai bản tụ không đổi.   
  • B. hiệu điện thế giữa hai bản tụ giảm.
  • C. điện dung của tụ tăng.         
  • D. năng lượng điện trường trong tụ tăng. 
Câu 14
Mã câu hỏi: 117206

Một tụ điện có điện dung C. Đặt hiệu điện thế U vào hai bản của tụ điện thì điện tích trên một bản tụ điện là Q. Tăng hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện lên 2U, điện tích trên một bản của tụ điện lúc này bằng

  • A. 4Q. 
  • B. 0,5Q. 
  • C. 0.2Q. 
  • D. 2Q
Câu 15
Mã câu hỏi: 117207

Chọn phương án đúng: Cho ba điểm M, N, P trong một điện trường đều. MN = 3 cm, NP = 1 cm; UMN = 2V; UMP = 1V. Gọi cường độ điện trường tại M, N, P là EM, EN, EP

  • A. EN > EM
  • B. EP = 2EN
  • C. EP = 3EN
  • D. EP = EN
Câu 16
Mã câu hỏi: 117208

Chọn câu đúng. Thả một êlectron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì, êlectron sẽ

  • A. chuyển động dọc theo một đường sức điện.
  • B. chuyển động từ một điểmcó điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.
  • C. chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao.
  • D. đứng yên.
Câu 17
Mã câu hỏi: 117209

Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1 (μC) từ M đến N là:

  • A. A = - 1 (μJ)
  • B. A = + 1 (μJ)    
  • C. A = - 1 (J)
  • D. A = + 1 (J)
Câu 18
Mã câu hỏi: 117210

Một proton bay vào trong điện trường. Lúc proton ở điểm A thì tốc độ của nó là 2,5.104  m/s. Khi bay đến B tốc độ của proton bằng không. Điện thế tại A bằng 500V. Điện thế tại B gần với giá trị nào nhất sau đây? Biết proton có khối lượng 1,67.10-27 kg và có điện tích 1,6.10-19 C.

  • A. 403,3 V.      
  • B. 503,3 V.     
  • C. 703,3 V.  
  • D. 603,3 V.
Câu 19
Mã câu hỏi: 117211

Cho ba bản kim loại phẳng tích điện 1,2,3 đặt song song lần lượt cách nhau những khoảng d12 = 5cm, d23 = 8cm, bản 1 và 3 tích điện dương, bản 2 tích điện âm. Biết E12 = 4.104V/m, E23 = 5.104V/m. Tính điện thế V2, V3 của các bản 2 và 3 nếu lấy gốc điện thế ở bản 1

  • A. V2= 2000V; V3= -2000V      
  • B. V2= 2000V; V3= 4000V 
  • C. V2= -2000V; V3= 4000V      
  • D. V2= -2000V; V3= 2000V     
Câu 20
Mã câu hỏi: 117212

Công của lực điện trường khác 0 trong khi điện tích

  • A. dịch chuyển giữa 2 điểm khác nhau cắt các đường sức.
  • B. dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.
  • C. dịch chuyển hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường.
  • D. dịch chuyển hết một quỹ đạo tròn trong điện trường.
Câu 21
Mã câu hỏi: 117213

Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường

  • A. tăng 4 lần
  • B. tăng 2 lần
  • C. không đổi.
  • D. giảm 2 lần.
Câu 22
Mã câu hỏi: 117214

Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây là đúng, khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện ?

  • A. AMN > ANP
  • B. AMN < ANP
  • C. AMN = ANP
  • D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra
Câu 23
Mã câu hỏi: 117215

Xác định công của lực điện khi di chuyên một electron từ điểm A đến điểm B trong điện trường. Biết hiệu điện thế giữa hai điểm AB là Uab = 5V.

  • A. -5eV.   
  • B. 5eV.         
  • C. 8.10-18J.    
  • D. -8.10-18J.
Câu 24
Mã câu hỏi: 117216

Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường

  • A. âm.
  • B. dương. 
  • C. bằng không.  
  • D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 25
Mã câu hỏi: 117217

Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến điểm N, từ điểm N đến điểm P như trên hình vẽ thì công của lực điện trong mỗi trường hợp bằng bao nhiêu ?

  • A. AMN = ANP = 0
  • B. AMN = 1,5ANP 
  • C. AMN > 0; ANP < 0
  • D. AMN < 0; ANP > 0
Câu 26
Mã câu hỏi: 117218

Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng

  • A. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
  • B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
  • C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
  • D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
Câu 27
Mã câu hỏi: 117219

Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:

  • A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.  
  • B. ngược chiều đường sức điện trường.
  • C. vuông góc với đường sức điện trường.
  • D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
Câu 28
Mã câu hỏi: 117220

Xét điểm M nằm trong điện trường của điện tích điểm Q và cách điện tích một khoảng R. Khi dịch m ra xa điện tích Q thêm một đoạn bằng 3R thì cường độ điện trường giảm một lượng  3.105 V/m. Điện trường tại điểm M ban đầu bằng 

  • A. 105 V/m
  • B. \(3,{{2.10}^{5}}V/m\)
  • C. \(\frac{1}{3}{{.10}^{5}}V/m\) 
  • D. \(\frac{1}{9}{{.10}^{5}}V/m\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 117221

Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là

  • A. 9
  • B. 16
  • C. 17
  • D. 8
Câu 30
Mã câu hỏi: 117222

Cho thanh kim loại MN chưa nhiễm điện, hưởng ứng với quả cầu nhiễm điện dương, kết quả là đầu M gần quả cầu nhiễm điện âm, còn đầu N xa quả cầu nhiễm điện dương vì

  • A. các electron di chuyển từ đầu N về đầu M của thanh kim loại
  • B. điện tích dương di chuyển từ đầu N về đầu M của thanh kim loại
  • C. điện tích dương từ quả cầu di chuyển sang đầu M của thanh kim loại
  • D. các electron từ đầu M của thanh kim loại di chuyển sang quả cầu
Câu 31
Mã câu hỏi: 117223

Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

  • A. hai quả cầu đẩy nhau.    
  • B. hai quả cầu hút nhau.
  • C. không hút mà cũng không đẩy nhau.
  • D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.
Câu 32
Mã câu hỏi: 117224

Đưa một cái đũa nhiễm điện lại gần những mẩu giấy nhỏ, ta thấy mẩu giấy bị hút về phía đũa. Sau khi chạm vào đũa thì

  • A. mẩu giấy càng bị hút chặt vào đũa.
  • B. mẩu giấy bị nhiễm điện tích trái dấu với đũa.
  • C. mẩu giấy bị trở lên trung hoà điện nên bị đũa đẩy ra.
  • D. mẩu giấy lại bị đẩy ra khỏi đũa do nhiễm điện cùng dấu với đũa.
Câu 33
Mã câu hỏi: 117225

Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện:

I. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt

II. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ

III. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh

IV. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng

Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B

  • A. I và III      
  • B. III và IV      
  • C. II và IV      
  • D. I và IV
Câu 34
Mã câu hỏi: 117226

Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

  • A. RTM = 75 (Ω).
  • B. RTM = 100 (Ω). 
  • C. RTM = 150 (Ω). 
  • D. RTM = 400 (Ω).
Câu 35
Mã câu hỏi: 117227

Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:

  • A. U = 12 (V).
  • B. U = 6 (V).    
  • C. U = 18 (V)
  • D. U = 24 (V).
Câu 36
Mã câu hỏi: 117228

Cho mạch điện gồm R1 = 5Ω, ampe kế và dây nối có điện trở nhỏ, vôn kế có điện trở rất lớn, suất điện động của nguồn E = 3V, điện trở trong r, ampe kế chỉ 0,3A và vôn kế chỉ 1,2V. Tìm điện trở trong r?

  • A. 0,5Ω 
  • B. 1Ω  
  • C. 0,75 Ω 
  • D. 0,25 Ω
Câu 37
Mã câu hỏi: 117229

Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là

  • A. nE nà nr.        
  • B. E và r/n.
  • C. nE và r/n.
  • D. E và nr.
Câu 38
Mã câu hỏi: 117230

Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì

  • A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
  • B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.
  • C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
  • D. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.
Câu 39
Mã câu hỏi: 117231

Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

  • A. RTM = 75 (Ω).
  • B. RTM = 100 (Ω).
  • C. RTM = 150 (Ω)
  • D. RTM = 400 (Ω).
Câu 40
Mã câu hỏi: 117232

Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là

  • A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau. 
  • B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.
  • C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
  • D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ