Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Quang Trung

15/04/2022 - Lượt xem: 35
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 117433

Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

  • A. RTM = 75 (Ω).  
  • B. RTM = 100 (Ω). 
  • C. RTM = 150 (Ω).   
  • D. RTM = 400 (Ω).
Câu 2
Mã câu hỏi: 117434

Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:

  • A. U = 12 (V).      
  • B. U = 6 (V).
  • C. U = 18 (V).
  • D. U = 24 (V)
Câu 3
Mã câu hỏi: 117435

Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:

  • A. U = 12 (V).
  • B. U = 6 (V).    
  • C. U = 18 (V)
  • D. U = 24 (V).
Câu 4
Mã câu hỏi: 117436

Cho mạch điện gồm R1 = 5Ω, ampe kế và dây nối có điện trở nhỏ, vôn kế có điện trở rất lớn, suất điện động của nguồn E = 3V, điện trở trong r, ampe kế chỉ 0,3A và vôn kế chỉ 1,2V. Tìm điện trở trong r?

  • A. 0,5Ω 
  • B. 1Ω  
  • C. 0,75 Ω 
  • D. 0,25 Ω
Câu 5
Mã câu hỏi: 117437

Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là

  • A. nE nà nr.          
  • B. E và r/n.
  • C. nE và r/n.
  • D. E và nr
Câu 6
Mã câu hỏi: 117438

Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp, mỗi pin có suất điện độ 2 V và điện trở trong 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là

  • A. 6V và 3Ω.
  • B. 9V và 1/3Ω.
  • C. 3V và 3Ω.
  • D. 3V và  1/3Ω.
Câu 7
Mã câu hỏi: 117439

Với hai nguồn giống nhau ghép song song thành bộ thì bộ nguồn có suất điện động

  • A. tăng gấp đôi. 
  • B. không thay đổi.   
  • C. giảm một nửa.      
  • D. tăng 4 lần.
Câu 8
Mã câu hỏi: 117440

Một bộ nguồn gồm hai nguồn điện mắc nối tiếp . Hai nguồn có suất điện động lần lượt là 5 V và 7V. Suất điện động của bộ nguồn là

  • A. 6V
  • B. 2V
  • C. 12V
  • D. 7V
Câu 9
Mã câu hỏi: 117441

Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7, 5 V và 3 Ω thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn

  • A. 7,5 V và 1 Ω.
  • B. 7,5 V và 1 Ω. 
  • C. 2,5 V và 1/3 Ω.
  • D. 2,5 V và 1 Ω.
Câu 10
Mã câu hỏi: 117442

Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r, mạch ngoài có một biến trở R. Thay đổi giá trị của biến trở R, khi đó đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn vào cường độ dòng điện trong mạch có dạng:

  • A. Một đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ
  • B. Một phần của đường parabol
  • C. Một phần của đường hypebol
  • D. Một đoạn thẳng không đi qua gốc tọa độ
Câu 11
Mã câu hỏi: 117443

Công thức nào sau đây là đúng của định luật Fa-ra-đây?

  • A. \(I = \dfrac{{m.F.n}}{{t.A}}\)
  • B. \(t = \dfrac{{m.n}}{{I.F}}\)
  • C. v
  • D. \(m = F\dfrac{A}{n}I.t\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 117444

Hai điện tích cùng dấu (cùng loại) khi đặt gần nhau sẽ

  • A. Đẩy nhau rồi sau đó hút nhau
  • B. Hút nhau rồi sau đó đấy nhau 
  • C. Đẩy nhau
  • D. Hút nhau
Câu 13
Mã câu hỏi: 117445

Lực điện giữa \(2\) điện tích điểm đặt trong chân không được tính theo biểu thức nào sau đây?

  • A. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
  • B. \(F = k\dfrac{{{r^2}}}{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}\)
  • C. (F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
  • D. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 117446

Các kim loại đều

  • A. dẫn điện tốt như sau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.
  • B. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.
  • C. dẫn điện tốt như sau, có điện trở suất không thay đổi.
  • D. dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi.
Câu 15
Mã câu hỏi: 117447

Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói dòng điện không đổi là dòng điện:

  • A. Có chiều thay đổi theo thời gian
  • B. Không đổi
  • C. Có cường độ không đổi theo thời gian
  • D. Có chiều không đổi theo thời gian
Câu 16
Mã câu hỏi: 117448

Khi đường kính của khối kim loại đồng chất tăng \(2\) lần thì điện trở của khối kim loại

  • A. giảm \(4\) lần   
  • B. giảm \(2\) lần
  • C. tăng \(2\) lần            
  • D. tăng \(4\) lần
Câu 17
Mã câu hỏi: 117449

Có hai điện tích điểm \({q_1}\) và \({q_2}\), chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. \({q_1} > 0\) và \({q_2} < 0\)
  • B. \({q_1}.{q_2} = 0\)
  • C. \({q_1} < 0\) và \({q_2} > 0\)
  • D. \({q_1}.{q_2} > 0\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 117450

Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên \(2\) lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực

  • A. giảm \(4\) lần     
  • B. tăng \(4\) lần
  • C. không đổi         
  • D. tăng \(2\) lần
Câu 19
Mã câu hỏi: 117451

Chọn phát biểu sai. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

  • A. Tỉ lệ thuận với điện trở
  • B. Tỉ lệ thuận với thời gian.   
  • C. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện.
  • D. Tỉ lệ nghịch với điện trở.
Câu 20
Mã câu hỏi: 117452

Cường độ dòng điện không đổi được xác định theo biểu thức nào sau đây :

  • A. \(I = \dfrac{t}{q}\)    
  • B. \(I = \dfrac{q}{e}\)
  • C. \(I = q.t.\)     
  • D. \(I = \dfrac{q}{t}\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 117453

Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất \(100W,\) trong \(20\) phút nó tiêu thụ một năng lượng là bao nhiêu ?

  • A. \(5J\)    
  • B. \(2000J\)
  • C. \(120KJ\)          
  • D. \(10KJ\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 117454

Cho đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi, khi điện trở trong mạch được điều chỉnh tăng \(2\) lần thì trong cùng khoảng thời gian, điện năng tiêu thụ của mạch sẽ :

  • A. giảm \(2\) lần.   
  • B. tăng \(\dfrac{1}{2}\) lần.
  • C. giảm \(4\) lần.    
  • D. không đổi.
Câu 23
Mã câu hỏi: 117455

Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fa-ra-day ?

  • A. \(I = \dfrac{{m.F.n}}{{t.A}}\)
  • B. \(t = \dfrac{{m.n}}{{I.F}}\)
  • C. \(V\)
  • D. \(m = F\dfrac{A}{n}I.t\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 117456

Khi tăng đồng thời chiều dài của một dây đồng chất lên \(2\) lần và giảm tiết diện của dây đi \(2\) lần thì điện trở của dây kim loại

  • A. Không đổi
  • B. Tăng lên \(2\) lần
  • C. giảm đi \(4\) lần
  • D. tăng lên \(4\) lần
Câu 25
Mã câu hỏi: 117457

Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

  • A. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
  • B. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron.
  • C. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.
  • D. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.
Câu 26
Mã câu hỏi: 117458

Hồ quang điện là

  • A. Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí ở áp suất rất cao.
  • B. Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí ở áp suất thường hay thấp.
  • C. Quá trình phóng điện không tự lực trong chất khí.
  • D. Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí ở áp suất cao.
Câu 27
Mã câu hỏi: 117459

Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế \(50\left( V \right).\) Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì

  • A. Điện dung của tụ điện giảm đi hai lần.
  • B. Điện dung của tụ điện tăng lên bốn lần.
  • C. Điện dung của tụ điện tăng lên hai lần.
  • D. Điện dung của tụ điện không thay đổi.
Câu 28
Mã câu hỏi: 117460

Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm \(2\) lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch

  • A. tăng \(2\) lần.
  • B. giảm \(4\) lần
  • C. tăng \(4\) lần
  • D. Giảm \(\dfrac{1}{2}\) lần.
Câu 29
Mã câu hỏi: 117461

Một nguồn điện có suất điện động \(12V,\) khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ \(0,8A.\) Công của nguồn điện này sinh ra trong \(15\) phút là bao nhiêu ?

  • A. \(8640J\)    
  • B. \(864J\)
  • C. \(180J\)       
  • D. \(144J\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 117462

Một mạch điện gồm nguồn điện có \(\xi  = 6V,\,r = 2\Omega ,\) mạch ngoài có \({R_1} = 5\Omega ,\,{R_2} = 10\Omega ,\,{R_3} = 3\Omega \) mắc nối tiếp với nhau tạo thành mạch kín. Điện trở của toàn mạch là bao nhiêu ?

  • A. \(8\Omega .\)      
  • B. \(20\Omega .\)
  • C. \(18\Omega .\)    
  • D. \(15\Omega .\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 117463

Một điện tích \(q = 1\mu C\) đặt trong điện trường của một điện tích điểm \(Q,\) chịu tác dụng của lực \(F = 0,02N,\) biết rằng hai điện tích đặt cách nhau một khoảng \(r = 18cm.\) Cường độ điện trường \(E\) tại điểm đặt điện tích \(q\) là bao nhiêu ?

  • A. \({4.10^{ - 4}}\left( {V/m} \right).\)
  • B. \({4.10^4}\left( {V/m} \right).\)
  • C. \({2.10^{ - 4}}\left( {V/m} \right).\)
  • D. \({2.10^4}\left( {V/m} \right).\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 117464

Một nguồn điện có suất điện động \(12V,\) khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ \(0,8A.\) Công suất của nguồn điện là bao nhiêu ?

  • A. \(180W\)     
  • B. \(12W\)
  • C. \(15W\)   
  • D. \(9,6{\rm{W}}\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 117465

Khi hai điện trở giống nhau mắc song song vào một hiệu điện thế \(U\) không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là \(20\left( {\rm{W}} \right).\)Nếu mắc chúng nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là

  • A. \(40W\)         
  • B. \(5W\)
  • C. \(8W\)        
  • D. \(10{\rm{W}}\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 117466

Một electron di chuyển được đoạn đường \(1cm,\) dọc theo đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường \(100V/m.\) Tìm công của lực điện

  • A. \(1,{6.10^{20}}J.\)
  • B. \( - 1,{6.10^{20}}J.\)
  • C. \( - 1,{6.10^{ - 20}}J.\)
  • D. \(1,{6.10^{ - 20}}J.\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 117467

Hai dây dẫn, khi mắc nối tiếp thì có điện trở tương đương gấp \(4,5\) lần khi mắc song song. Tỉ số điện trở của hai dây là

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 4
Câu 36
Mã câu hỏi: 117468

Hai điện tích điểm giống nhau đặt cách nhau \(5cm\) trong chân không. Lực hút giữa chúng là \(F = 1,{8.10^{ - 4}}N,\) thì hai điện tích \({q_1},{q_2}\) đó :

  • A. trái dấu, độ lớn là \(5\sqrt 2 {.10^{ - 9}}C\)
  • B. trái dấu, độ lớn là \({2.10^{ - 9}}C\)
  • C. cùng dấu, độ lớn là \(5\sqrt 2 {.10^{ - 9}}C\)
  • D. cùng dấu, độ lớn là \({2.10^{ - 9}}C\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 117469

Một mạch điện gồm nguồn điện có \(\xi  = 12,5V,\,\,r = 0,4\Omega ,\) mạch ngoài có bóng đèn Đ2 có ghi mắc nối tiếp với biến trở \({R_b}.\) Sau đó mắc chúng song song với đèn Đ1 có ghi \(12V - 6W.\) Khi đèn sáng bình thuowngfthif biến trở \({R_b}\) chỉ giá trị \(8\Omega .\). Hiệu suất của nguồn điện là bao nhiêu ?

  • A. \(0,96\% .\)         
  • B. \(96\% .\)
  • C. \(0,8\% .\)            
  • D. \(80\% .\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 117470

Ở 200C điện trở suất của bạc là \(1,{62.10^{ - 8}}\Omega m\). Hệ số nhiệt điện trở của bạc là \(4,{1.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\). Ở 330K thì điện trở suất của bạc là:

  • A. \(1,{866.10^{ - 8}}\Omega .m\)
  • B. \(3,{697.10^{ - 8}}\Omega .m\)
  • C. \(3,{812.10^{ - 8}}\Omega .m\)
  • D. \(4,{151.10^{ - 8}}\Omega .m\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 117471

Điều kiện để có dòng điện là:

  • A. có nguồn điện
  • B. có điện tích tự do
  • C. có hiệu điện thế
  • D. có hiệu điện thế và điện tích tự do
Câu 40
Mã câu hỏi: 117472

Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì

  • A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng
  • B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng
  • C. chất khí chuyển động thành dòng có hướng
  • D. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ