Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Đại Ngãi

15/04/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 117233

Một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động αT = 52,6.10-6V/K, một đầu mối hàn được nhúng vào nước đá đang tan, đàu còn lại đưa vào trong lò điện ở nhiệt độ 600oC. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện bằng

  • A. 31,2V
  • B. 31,2.10-3V
  • C. 15,5V
  • D. 155V
Câu 2
Mã câu hỏi: 117234

Điều nào sau đây là không đúng. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong một chất điện môi

  • A. Có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn của hai điện tích
  • B. Là lực hút nếu hai điện tích cùng dấu
  • C. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
  • D. Có độ lớn phụ thuộc vào bản chất của điện môi
Câu 3
Mã câu hỏi: 117235

Một tụ điện có điện dung C, được mắc vào một hiệu điện thế U thì điện tích trên tụ điện là Q. Biểu thức liên hệ giữa chúng là:

  • A. C = Q/U
  • B. Q = C/U
  • C. C = QU/2
  • D. Q = CU/2
Câu 4
Mã câu hỏi: 117236

Một điện tích điểm q = -10-6C dịch chuyển dọc theo đường sức của một điện trường đều, chiều chuyển động cùng chiều đường sức điện. Biết cường độ điện trường E = 300 V/m. Công của lực điện trường thực hiện được khi điện tích đi được quãng đường 5cm là

  • A. -15.10-6J
  • B. 15.10-6J
  • C. -15.10-4J
  • D. 15.10-4J
Câu 5
Mã câu hỏi: 117237

Công suất điện được đo bằng đơn vị nào?

  • A. Ampe kế (A)
  • B. Culong (C)
  • C. Oát (W)
  • D. Jun (J)
Câu 6
Mã câu hỏi: 117238

Một dòng điện có cường độ I = 2A chạy qua một vật dẫn có điện trở R = 200Ω thì nhiệt lượng toả ra trong 40s là

  • A. 16kJ
  • B. 32kJ
  • C. 20kJ
  • D. 30kJ
Câu 7
Mã câu hỏi: 117239

Dòng điện kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các

  • A. electron
  • B. ion dương
  • C. electron và “lỗ trống”
  • D. ion dương, ion âm và electron
Câu 8
Mã câu hỏi: 117240

Dòng chuyển dời có hướng của các ion dưới tác dụng của điện trường là bản chất của dòng điện trong

  • A. kim loại
  • B. chất điện phân
  • C. chất khí
  • D. chất bán dẫn
Câu 9
Mã câu hỏi: 117241

Đương lượng điện hoá của niken là 3.10-4g/C. Khi cho một điện lượng q = 10C chạy qua bình điện phân có anot bằng niken thì khối lượng niken tan khỏi anot là

  • A. 3.10-3g
  • B. 3.10-4g
  • C. 0,3.10-5g
  • D. 0,3.10-4g
Câu 10
Mã câu hỏi: 117242

Tia lửa điện được ứng dụng trong

  • A. Hàn điện
  • B. Động cơ nổ để đốt hỗn hợp khi nổ
  • C. Làm đèn chiếu sáng
  • D. Nấu chảy kim loại
Câu 11
Mã câu hỏi: 117243

So với bản chất của dòng điện trong chất khi, dòng điện trong chất điện phân không có

  • A. ion dương
  • B. ion âm
  • C. electron
  • D. ion dương và ion âm
Câu 12
Mã câu hỏi: 117244

Cho đoạn mạch có sơ đồ như hình ĐI.1, R1 = 2Ω, R3 = 3,2Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 12V, cường độ dòng điện qua R2 là 0,5A. Điện trở R2 có giá trị là

  • A. 5,2Ω
  • B.
  • C. 6,4Ω
  • D.
Câu 13
Mã câu hỏi: 117245

Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, biết E1 = 9V; r1 = 0,4Ω; E2 = 4,5V, r2 = 0,6Ω, R1 = 4,8Ω, R2 = R3 = 8Ω, R4 = 4Ω.

Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là

  • A. 4,8V
  • B. 12V
  • C. 2,4V
  • D. 3,2V
Câu 14
Mã câu hỏi: 117246

Năng lượng của nguồn điện cung cấp cho mạch trong 15 phút bằng

  • A. 90J
  • B. 5400J
  • C. 63J
  • D. 3780J
Câu 15
Mã câu hỏi: 117247

Một hạt mang điện tích dương từ điểm A đến điểm B trên một đường sức của một điện trường đều chỉ do tác dụng của lực điện trường thì động năng của hạt tăng. Chọn nhận xét đúng:

  • A. Điện thế tại điểm A nhỏ hơn điện thế tại điểm B
  • B. Đường sức điện có chiều từ B đến A
  • C. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B có giá trị dương
  • D. Lực điện trường sinh công âm
Câu 16
Mã câu hỏi: 117248

Dưới tác dụng của lực điện trường, điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường thẳng s trong điện trường đều, theo phương hợp với véctơ cường độ điện trường E một góc α. Trường hợp nào sau đây, công của lực điện trường là lớn nhất?

  • A. α=0  
  • B. α=45o
  • C. α=60o
  • D. α=90o
Câu 17
Mã câu hỏi: 117249

Khi có n nguồn giống nhau mắc nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r. Công thức đúng là:

  • A. Eb = E; rb = r
  • B. Eb = E; rb = r/n
  • C. Eb = nE; rb = n.r
  • D. Eb = n.E; rb = r/n
Câu 18
Mã câu hỏi: 117250

Có n nguồn giống nhau mắc song song, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r. Công thức đúng là:

  • A. Eb = E; rb = r
  • B. Eb = E; rb = r/n
  • C. Eb = nE; rb = n.r
  • D. Eb = n.E; rb = r/n
Câu 19
Mã câu hỏi: 117251

Cho bộ nguồn gồm 12 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 2V và điện trở trong 0,5Ω mắc như hình vẽ. Có thể thay 12 pin bằng một nguồn có suất điện động Eb và điện trở trong rb có giá trị là:

  • A. Eb = 24V; rb = 12Ω
  • B. Eb = 16V; rb = 12Ω
  • C. Eb = 24V; rb =12Ω
  • D. Eb = 16V; rb = 3Ω.
Câu 20
Mã câu hỏi: 117252

Những chất nào dưới đây không phải là chất bán dẫn?

  • A. Silic (Si)
  • B. Gecmani (Ge)
  • C. Lưu huỳnh (S)
  • D. Sunfua chì (PbS)
Câu 21
Mã câu hỏi: 117253

Điều kiện tác động làm xuất hiện cặp electron-lỗ trống trong chất bán dẫn là

  • A. độ ẩm của môi trường
  • B. âm thanh
  • C. ánh sáng thích hợp
  • D. siêu âm
Câu 22
Mã câu hỏi: 117254

Chọn câu đúng. Tranzito:

  • A. Là một chuyển tiếp p – n hay n – p
  • B. Có khả năng khuếch đại tín hiệu điện
  • C. Cường độ dòng điện qua cực colecto IC bằng cường độ dòng điện qua cực bazo IB
  • D. Tranzito hoạt động khi chuyển tiếp E – B giữa cực emito và cực bazo phân cực ngược và chuyển tiếp B – C giữa cực bazo và cực colecto phân cực thuận.
Câu 23
Mã câu hỏi: 117255

Cho đương lượng điện hoá của niken là k = 3.10-4g/C. Khi cho một điện lượng 10C chạy qua bình điện phân có anot làm bằng niken, thì khối lượng niken bám vào catot là:

  • A. 0,3.10-4g
  • B. 3.10-3g
  • C. 0,3.10-3g
  • D. 10,3.10-4g
Câu 24
Mã câu hỏi: 117256

Dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây biến đổi hoàn toàn điện năng thành nhiệt năng?

  • A. Quạt điện
  • B. Ấm điện
  • C. Acquy đang nạp điện
  • D. Bình điện phân
Câu 25
Mã câu hỏi: 117257

Hai bóng đèn có công suất lần lượt là: P1 và P2 với P1 < P2 đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của mỗi bóng đèn có mối liên hệ:

  • A. I1 < I2 và R1 > R2
  • B. I1 > I2 và R1 > R2
  • C. I1 < I2 và R1 < R2
  • D. I1 > I2 và R1 < R2
Câu 26
Mã câu hỏi: 117258

Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 6V. Điện năng tiêu thụ trên dây dẫn khi có dòng điện cường 2A chạy qua trong 1 giờ là

  • A. 12J
  • B. 43200J
  • C. 10800J
  • D. 1200J
Câu 27
Mã câu hỏi: 117259

Một đèn ống loại 40W được chế tạo để có công suất chiếu sang bằng đèn dây tóc loại 75W. Nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 6 giờ, thì trong 30 ngày số tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc nói trên sẽ giảm được bao nhiêu? (biết giá tiền điện là 1500 đồng/kW.h)

  • A. 7875 đồng
  • B. 1575 đồng
  • C. 26,5 đồng
  • D. 9450 đồng
Câu 28
Mã câu hỏi: 117260

Một ấm điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện qua ấm có cường độ là 5A. Biết rằng giá tiền điện là 1500 đồng/kW.h, nếu mỗi ngày sử dụng ấm để đun nước 10 phút, thì trong một tháng (30 ngày) tiền điện phải trả cho việc này là

  • A. 8250 đồng
  • B. 275 đồng
  • C. 825 đồng
  • D. 16500 đồng
Câu 29
Mã câu hỏi: 117261

Trên vỏ một tụ điện có ghi 50µF-100V. Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là:

  • A. 5.10-4C
  • B. 5.10-3C
  • C. 5000C
  • D. 2C
Câu 30
Mã câu hỏi: 117262

Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì

  • A. Điện tích của tụ điện không thay đổi.
  • B. Điện tích của tụ điện tăng lên hai lần.
  • C. Điện tích của tụ điện giảm đi hai lần.
  • D. Điện tích của tụ điện tăng lên bốn lần.
Câu 31
Mã câu hỏi: 117263

rong các chất sau đây:

I. Dung dịch muối NaCl; II. Sứ; III. Nước nguyên chất; IV. Than chì.

Những chất điện dẫn là:

  • A. I và II
  • B. III và IV
  • C. I và IV
  • D. II và III.
Câu 32
Mã câu hỏi: 117264

Trong các cách nhiễm điện:

I. do cọ xát;

II. Do tiếp xúc;

III. Do hưởng ứng.

Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?

  • A. I
  • B. II
  • C. III
  • D. cả 3 cách
Câu 33
Mã câu hỏi: 117265

Trong các chất nhiễm điện : I. Do cọ sát; II. Do tiếp xúc; II. Do hưởng ứng. NHững cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:

  • A. I và II
  • B. III và II
  • C. I và III
  • D. Chỉ có III
Câu 34
Mã câu hỏi: 117266

Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác
  • B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton
  • C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương
  • D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương
Câu 35
Mã câu hỏi: 117267

Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện:

I. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt

II. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ

III. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh

IV. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng

Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B

  • A. I và III
  • B. III và IV
  • C. II và IV
  • D. I và IV
Câu 36
Mã câu hỏi: 117268

Khi nói về hiện tượng phản xạ toàn phần. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Khi có phản xạ toàn phần thì hầu như toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường chứa chùm ánh sáng tới.
  • B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn.
  • C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần
  • D. Góc giới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số chiết suất giữa môi trường chiết quang kém với môi trường chiết quang hơn.
Câu 37
Mã câu hỏi: 117269

Chiếu một chùm tia sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì

  • A. Cường độ ánh sáng của chùm khúc xạ gần bằng cường độ sáng của chùm tới
  • B. Cường độ ánh sáng của chùm tia phản xạ gần bằng cường độ sáng của chùm tới.
  • C. cường độ sáng của chùm tia phản xạ lớn hơn cường độ sáng của chùm tia tới
  • D. cường độ sáng của chùm tia tới, chùm tia phản xạ và chùm tia khúc xạ bằng nhau
Câu 38
Mã câu hỏi: 117270

Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?

  • A. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
  • B. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
  • C. Tia sáng tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
  • D. Tia sáng tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
Câu 39
Mã câu hỏi: 117271

Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
  • B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt cong dần lên
  • C. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống.
  • D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống.
Câu 40
Mã câu hỏi: 117272

Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho

  • A. Độ tụ của mắt luôn giảm xuống
  • B. Ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc
  • C. Độ tụ của mắt luôn tăng lên
  • D. Ảnh của vật nằm giữa thuỷ tinh thể và võng mạc

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ