Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Hoàng Văn Thụ

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 117113

Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra tại điểm M cách điện tích một khoảng r = 30 cm một điện trường có cường độ E = 40000 V/m. Độ lớn điện tích Q là

  • A. Q = 3.10-8 
  • B. Q = 4.10-7  
  • C. Q = 3.10-6 C
  • D. Q = 3.10-5 
Câu 2
Mã câu hỏi: 117114

Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là

  • A. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.
  • B. bằng 0.
  • C. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.
  • D. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.
Câu 3
Mã câu hỏi: 117115

Cho hai điện tích điểm cùng độ lớn nhưng trái dấu đặt cố định trên đường thẳng nằm ngang cách nhau 2m trong chân không. Cường độ điện trường tại trung điểm hai điện tích có chiều hướng sang phải và độ lớn là 18kV/m. Điện tích dương nằm phía bên:

  • A. Trái và có độ lớn là 2 μ 
  • B. Phải và có độ lớn là 2μC
  • C. Phải và có độ lớn là 1 μ 
  • D. Trái và có độ lớn là 1μC
Câu 4
Mã câu hỏi: 117116

Hai điện tích điểm q = 20nC và q2 = -20nC đặt tại hai điểm A,B cách nhau một đoạn a = 30cm trong không khí. Cho k = 9.109Nm2/C2. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là

  • A. EM = 0,2V/m
  • B. EM = 3464V/m
  • C. EM = 2000V/m
  • D. EM = 1732V/m
Câu 5
Mã câu hỏi: 117117

Một điện tích điểm Q = +4.10-8 C đặt tại một điểm O trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M, cách O một khoảng 2 cm do Q gây ra là  

  • A. 180 V/m.     
  • B. 9.105 V/m.    
  • C. 18.105 V/m.        
  • D. 90 V/m.
Câu 6
Mã câu hỏi: 117118

Cho một hình thoi tâm O, cường độ điện trường tại O triệt tiêu khi tại bốn đỉnh của hình thoi đặt

  • A. các điện tích cùng độ lớn.
  • B. các điện tích ở các đỉnh kề nhau khác dấu nhau.
  • C. các điện tích ở các đỉnh đối diện nhau cùng dấu và cùng độ lớn.
  • D. các điện tích cùng dấu.
Câu 7
Mã câu hỏi: 117119

Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường

  • A. tăng 2 lần
  • B. giảm 2 lần
  • C. không đổi
  • D. giảm 4 lần
Câu 8
Mã câu hỏi: 117120

Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng

  • A. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
  • B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
  • C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
  • D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
Câu 9
Mã câu hỏi: 117121

Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có  cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là

  • A. trung điểm của A  
  • B. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của A
  • C. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
  • D. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
Câu 10
Mã câu hỏi: 117122

Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có  cùng độ lớn, khác dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương

  • A. vuông góc với đường trung trực của A 
  • B. trùng với đường trung trực của A
  • C. trùng với  đường nối của A
  • D. tạo với đường nối AB góc 450
Câu 11
Mã câu hỏi: 117123

Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì

  • A. điện tích của hai quả cầu bằng nhau.
  • B. điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng.
  • C. điện tích của quả cầu rỗng lớn hơn điện tích của quả cầu đặc.
  • D. hai quả cầu đều trở thành trung hoà điện.
Câu 12
Mã câu hỏi: 117124

Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác
  • B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton
  • C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương
  • D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương
Câu 13
Mã câu hỏi: 117125

Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện đặt trong không khí, cách nhau 40 cm. Giả sử có 4.1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Khi đó hai quả cầu sẽ:

  • A. Hút nhau
  • B. Đẩy nhau
  • C. Không thể kết luận
  • D. Không hút, không đẩy
Câu 14
Mã câu hỏi: 117126

Hãy giải thích hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh.

  • A. Khi cánh quạt trần quay, chúng cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện. Vật nhiễm điện có khả năng hút những vật nhẹ nên các hạt bụi sẽ bám chặt vào các cánh quạt
  • B. Khi cánh quạt trần quay, chúng bị nhiễm điện hưởng ứng với không khí. Vật nhiễm điện có khả năng hút những vật nhẹ nên các hạt bụi sẽ bám chặt vào các cánh quạt
  • C. Do bụi có khả năng bám dính vào các vật khác
  • D. Không liên quan đến hiện tượng nhiễm điện
Câu 15
Mã câu hỏi: 117127

Ba quả cầu bằng kim loại A, B, C đặt trên 3 giá cách điện riêng rẽ. Tích điện dương cho quả cầu A. Trường hợp nào sau đây thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện âm.

  • A. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi cho quả cầu A chạm vào quả cầu B, sau đó tách quả cầu A ra
  • B. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C , rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu B, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B
  • C. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu C, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B
  • D. Không có Phương án nào khả thi vì quả cầu A ban đầu được tích điện dương.
Câu 16
Mã câu hỏi: 117128

Đưa một quả cầu Q tích điện dương lại gần đầu M của một khối trụ kim loại MN (hình vẽ). Tại M và N sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chạm tay vào điểm I trung điểm của MN?

  • A. Điện tích ở M và N không thay đổi
  • B. Điện tích ở M và N mất hết
  • C. Điện tích ở M còn, ở N mất
  • D. Điện tích ở M mất, ở N còn
Câu 17
Mã câu hỏi: 117129

Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện:

I. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt

II. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ

III. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh

IV. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng

Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B

  • A. I và III      
  • B. III và IV      
  • C. II và IV      
  • D. I và IV
Câu 18
Mã câu hỏi: 117130

Hai quả cầu giống nhau mang điện tích q1 và qcó |q1| > |q2|. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng

  • A. hút nhau
  • B. đẩy nhau.
  • C. không tương tác với nhau
  • D. có thể hút hoặc đẩy nhau
Câu 19
Mã câu hỏi: 117131

Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì:

  • A. M tiếp tục bị hút dính vào Q.
  • B. M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q.
  • C. M rời Q về vị trí thẳng đứng.
  • D. M bị đẩy lệch về phía bên kia
Câu 20
Mã câu hỏi: 117132

Khi đưa một quả cầu kim loại A không nhiễm điện lại gần một quả cầu B nhiễm điện thì

  • A. không hút mà cũng không đẩy nhau.
  • B. hai quả cầu đẩy nhau.
  • C. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.  
  • D. hai quả cầu hút nhau.
Câu 21
Mã câu hỏi: 117133

Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

  • A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc;
  • B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện;
  • C. Đặt một vật gần nguồn điện;
  • D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
Câu 22
Mã câu hỏi: 117134

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
  • B. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
  • C. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
  • D. Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật đãn đó trong một đơn vị thời gian.
Câu 23
Mã câu hỏi: 117135

Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

  • A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
  • B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
  • C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
  • D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
Câu 24
Mã câu hỏi: 117136

Một bộ tụ gồm 3 tụ giống nhau ghép song song với nhau và nối vào nguồn điện không đổi có hiệu điện thế 20 V. Điện dung của bộ tụ bằng 1,5 µF. Điện tích trên mỗi bản tụ có độ lớn là

  • A. 10-5  
  • B. 9.10-5   
  • C. 3.10-5  
  • D. 0,5.10-7 
Câu 25
Mã câu hỏi: 117137

Tụ điện phẵng, không khí có điện dung 5 nF. Cường độ điện trường lớn nhất mà tụ có thể chịu được là 3.105 V/m, khoảng cách giữa hai bản tụ là 2 mm. Điện tích lớn nhất có thể tích được cho tụ là

  • A. 2.10-6   
  • B. 2,5.10-6  
  • C. 3.10-6   
  • D. 4.10-6 
Câu 26
Mã câu hỏi: 117138

Hai tụ điện có điện dung C1 = 0,4 (µF), C2 = 0,6 (µF) ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60 (V) thì một trong hai tụ điện đó có điện tích bằng 3.10-5 (C). Hiệu điện thế của nguồn điện là:

  • A. U = 75 (V). 
  • B. U = 50 (V).   
  • C. U = 7,5.10-5 (V). 
  • D. U = 5.10-4 (V).
Câu 27
Mã câu hỏi: 117139

Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

  • A. RTM = 75 (Ω).
  • B. RTM = 100 (Ω). 
  • C. RTM = 150 (Ω). 
  • D. RTM = 400 (Ω).
Câu 28
Mã câu hỏi: 117140

Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:

  • A. U = 12 (V).
  • B. U = 6 (V).    
  • C. U = 18 (V)
  • D. U = 24 (V).
Câu 29
Mã câu hỏi: 117141

Tính hiệu suất của một bếp điện nếu sau t = 20phút nó đun sôi được 2l nước ban đầu ở 20oC. Biết rằng cường độ dòng điện chạy qua bếp là I = 3A, hiệu điện thế của bếp là U = 220V

  • A. H = 75% 
  • B. H = 85%    
  • C. H = 95%    
  • D. H = 65%     
Câu 30
Mã câu hỏi: 117142

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

  • A. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
  • B. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
  • C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
  • D. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
Câu 31
Mã câu hỏi: 117143

Hai điện tích điểm được đặt cố  định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau bằng 1 lực là 21 N. Nếu đổ  đầy dầu hỏa có hằng số  điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó hút nhau bằng lực có độ lớn

  • A. 2,1 N 
  • B. 1 N 
  • C. 20 N 
  • D. 10 N.
Câu 32
Mã câu hỏi: 117144

Hai quả cầu kim loại mang điện tích q1 = -2.10–9 C và q2 = 4.10–9 C khi đặt trong không khí cách nhau một khoảng d thì chúng hút nhau bằng lực 4.10–5 N. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi sau đó tách ra một khoảng d như lúc ban đầu thì chúng sẽ

  • A. Hút nhau bằng lực 5,0.10–5 N  
  • B. Hút nhau bằng lực 0,5.10–5 N
  • C. Đẩy nhau bằng lực 0,5.10–5 N 
  • D. Đẩy nhau bằng lực 5,0.10–5 N
Câu 33
Mã câu hỏi: 117145

Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng.

  • A. q1> 0 và q2 < 0.            
  • B. q1< 0 và q2 > 0.              
  • C. q1.q2 > 0.      
  • D. q1.q2 < 0.
Câu 34
Mã câu hỏi: 117146

Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là

  • A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau. 
  • B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.
  • C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
  • D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.
Câu 35
Mã câu hỏi: 117147

Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi

  • A. tăng 2 lần.
  • B. vẫn không đổi. 
  • C. giảm 2 lần.
  • D. giảm 4 lần.
Câu 36
Mã câu hỏi: 117148

Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F, giảm mỗi điện tích đi một nửa, và khoảng cách cũng giảm đi một nửa thì lực tương tác giữa chúng

  • A. không đổi.               
  • B. tăng gấp đôi.              
  • C. giảm một nửa.   
  • D. giảm bốn lần.
Câu 37
Mã câu hỏi: 117149

Một thanh nhựa và một thanh đồng (có tay cầm cách điện) có kích thước bằng nhau. Lần lượt cọ sát hai thanh vào một miếng dạ, với lực bằng nhau và số lần cọ sát bằng nhau, rồi đưa lại gần một quả cầu bấc không mang điện, thì

  • A. hai thanh hút như nhau.   
  • B. thanh nhựa hút mạnh hơn.
  • C. không thể xác định được thanh nào hút mạnh hơn. 
  • D. thanh kim loại hút mạnh hơn.
Câu 38
Mã câu hỏi: 117150

Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4 cm, chúng hút nhau một lực 10-5 N. Để lực hút giữa chúng là 2,5.10-6 N thì chúng phải đặt cách nhau một khoảng

  • A. 8 cm.   
  • B. 5 cm.       
  • C. 2,5 cm.
  • D. 6 cm.
Câu 39
Mã câu hỏi: 117151

Hai điện tích điểm được đặt cố  định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau bằng 1 lực là 21 N. Nếu đổ  đầy dầu hỏa có hằng số  điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó hút nhau bằng lực có độ lớn

  • A. 2,1 N 
  • B. 1 N 
  • C. 20 N 
  • D. 10 N.
Câu 40
Mã câu hỏi: 117152

Hai quả cầu kim loại mang điện tích q1 = -2.10–9 C và q2 = 4.10–9 C khi đặt trong không khí cách nhau một khoảng d thì chúng hút nhau bằng lực 4.10–5 N. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi sau đó tách ra một khoảng d như lúc ban đầu thì chúng sẽ

  • A. Hút nhau bằng lực 5,0.10–5 N  
  • B. Hút nhau bằng lực 0,5.10–5 N
  • C. Đẩy nhau bằng lực 0,5.10–5 N  
  • D. Đẩy nhau bằng lực 5,0.10–5 N

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ