Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2021-2022 - CTST - Trường THCS Lê Lợi

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 6538

Công trình kiến trúc nào dưới đây không do người La Mã cổ đại tạo ra?

  • A. Đền Pác-tê-nông.
  • B. Đền Pan-tê-ông.
  • C. Đấu trường Cô-lô-sê.
  • D. Khải hoàn môn.
Câu 2
Mã câu hỏi: 6539

Vương quốc nào phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng bảy thế kỉ đầu Công nguyên?

  • A. Văn Lang.
  • B. Pê-gu.
  • C. Phù Nam.
  • D. Âu Lạc.
Câu 3
Mã câu hỏi: 6540

Vương quốc nào dưới đây là bá chủ vùng Đông Nam Á hải đảo trong các thế kỉ VIII – X?

  • A. Phù Nam.
  • B. Chăm-pa.
  • C. Sri Vi-giay-a.
  • D. Ka-lin-ga.
Câu 4
Mã câu hỏi: 6541

Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á trước thế kỉ X là gì?

  • A. đền Ăng-co Vát.
  • B. thánh địa Mỹ Sơn.
  • C. đấu trường Cô-lô-sê.
  • D. khải hoàn môn.
Câu 5
Mã câu hỏi: 6542

Các chữ viết: Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ… của cư dân Đông Nam Á được cải biến, sáng tạo dựa trên hệ thống chữ viết của quốc gia nào?

  • A. Trung Quốc cổ đại.
  • B. La Mã cổ đại.
  • C. Ấn Độ cổ đại.
  • D. Hi Lạp cổ đại.
Câu 6
Mã câu hỏi: 6543

Ở Trung Quốc cổ đại, chữ viết được khắc trên mai rùa, xương thú được gọi là gì?

  • A. kim văn.
  • B. thạch cổ văn.
  • C. giáp cốt văn.
  • D. trúc thư.
Câu 7
Mã câu hỏi: 6544

Trong khoảng mười thế kỉ đầu Công nguyên, những vương quốc nào dưới đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hin-đu giáo?

  • A. Văn Lang, Âu Lạc.
  • B. Phù Nam, Pa-gan.
  • C. Âu Lạc, Chăm-pa.
  • D. Chân Lạp, Chăm-pa.
Câu 8
Mã câu hỏi: 6545

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động từ quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á?

  • A. “Con đường gốm sứ” được hình thành trên vùng biển Đông Nam Á.
  • B. Nhiều thương cảng sầm uất được hình thành, như: Óc Eo, Pa-lem-bang…
  • C. Tác động trực tiếp đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
  • D. Thương nhân nhiều nước đã tới Đông Nam Á trao đổi, buôn bán.
Câu 9
Mã câu hỏi: 6546

Nền văn hóa nào có ảnh hưởng nhiều nhất ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên?

  • A. Văn hóa Ấn Độ.
  • B. Văn hóa Trung Quốc.
  • C. Văn hóa Ai Cập.
  • D. Văn hóa Lưỡng Hà.
Câu 10
Mã câu hỏi: 6547

Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là gì?

  • A. Sao Kim.
  • B. Sao Thủy.
  • C. Trái Đất.
  • D. Sao Hỏa.
Câu 11
Mã câu hỏi: 6548

Dòng sông lớn nào ở Trung Quốc được nhân dân trìu mến gọi là “sông mẹ”?

  • A. Sông Ấn.
  • B. Trường Giang.
  • C. Hoàng Hà.
  • D. Sông Hằng.
Câu 12
Mã câu hỏi: 6549

Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới thời kì cai trị của triều đại nào?

  • A. Nhà Hạ.
  • B. Nhà Thương.
  • C. Nhà Chu.
  • D. Nhà Tần.
Câu 13
Mã câu hỏi: 6550

Cơ quan nào dưới đây không thuộc bộ máy tổ chức của nhà nước A-ten?

  • A. Đại hội nhân dân.
  • B. Viện Nguyên lão.
  • C. Hội đồng 500 người.
  • D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.
Câu 14
Mã câu hỏi: 6551

Một trong những thành tựu của cư dân La Mã cổ đại là gì?

  • A. đền Pác-tê-nông.
  • B. sử thi I-li-át.
  • C. bê tông.
  • D. chữ hình nêm.
Câu 15
Mã câu hỏi: 6552

Đông Nam Á tiếp giáp với 2 đại dương nào dưới đây?

  • A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
  • B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  • C. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
  • D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Câu 16
Mã câu hỏi: 6553

Vương quốc nào phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng bảy thế kỉ đầu Công nguyên?

  • A. Chăm-pa.
  • B. Pê-gu.
  • C. Tha-tơn.
  • D. Phù Nam.
Câu 17
Mã câu hỏi: 6554

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

  • A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
  • B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.
  • C. Thương mại đường biển rất phát triển.
  • D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...
Câu 18
Mã câu hỏi: 6555

Những mặt hàng chủ yếu nào được dùng trong trao đổi và buôn bán ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên?

  • A. Dầu ô liu và rượu nho.
  • B. Đồ gốm.
  • C. Hồ tiêu, đậu khấu, trầm hương, san hô, ngọc trai.
  • D. Trầm hương, nước mắm.
Câu 19
Mã câu hỏi: 6556

Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á trước thế kỉ X là gì?

  • A. đền Ăng-co Vát.
  • B. đền Bô-rô-bu-đua.
  • C. cổng I-sơ-ta (thành Ba-bi-lon).
  • D. khải hoàn môn.
Câu 20
Mã câu hỏi: 6557

Các tộc người ở Đông Nam Á đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng, như: ............

  • A. chữ hình nêm, chữ La-tinh…
  • B. chữ La-tinh, giáp cốt văn…
  • C. chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ…
  • D. chung đỉnh văn, giáp cốt văn…
Câu 21
Mã câu hỏi: 6558

Quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á đầu Công nguyên đã ..........

  • A. hình thành nên thương cảng Óc Eo.
  • B. giúp cho người Trung Hoa xuống Đông Nam Á làm ăn buôn bán.
  • C. thúc đẩy những cuộc chiến tranh trong nội bộ khu vực.
  • D. tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ.
Câu 22
Mã câu hỏi: 6559

Nền văn hóa có ảnh hưởng nhiều nhất ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên là gì?

  • A. văn hóa Trung Quốc.
  • B. văn hóa Ấn Độ.
  • C. văn hóa La Mã.
  • D. văn hóa Hi Lạp.
Câu 23
Mã câu hỏi: 6560

Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

  • A. 8
  • B. 9
  • C. 7
  • D. 6
Câu 24
Mã câu hỏi: 6561

Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có thứ tự nào đúng?

  • A. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.
  • B. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.
  • C. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.
  • D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.
Câu 25
Mã câu hỏi: 6562

Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?

  • A. 21 giờ.
  • B. 23 giờ.
  • C. 24 giờ.
  • D. 22 giờ.
Câu 26
Mã câu hỏi: 6563

Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động nào sau đây?

  • A. Chuyển động xung quanh các hành tinh của Trái Đất.
  • B. Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất.
  • C. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
  • D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Câu 27
Mã câu hỏi: 6564

Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

  • A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
  • B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.
  • C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
  • D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.
Câu 28
Mã câu hỏi: 6565

Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

  • A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.
  • B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
  • C. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
  • D. Ngày 21/3 và ngày 22/6.
Câu 29
Mã câu hỏi: 6566

Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 2
Câu 30
Mã câu hỏi: 6567

Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là gì?

  • A. Đại Tây Dương.
  • B. Thái Bình Dương.
  • C. Ấn Độ Dương.
  • D. Địa Trung Hải.
Câu 31
Mã câu hỏi: 6568

So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc bao nhiêu độ?

  • A. 23027’
  • B. 56027'
  • C. 66033'
  • D. 32027'
Câu 32
Mã câu hỏi: 6569

Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do đâu?

  • A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.
  • B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
  • C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.
  • D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.
Câu 33
Mã câu hỏi: 6570

Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

  • A. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
  • B. Nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á, Bắc Mĩ với các mảng xung quanh.
  • C. Nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.
  • D. Nơi tiếp xúc của mảng Nam Mĩ, Âu - Á với các mảng xung quanh.
Câu 34
Mã câu hỏi: 6571

Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.
  • B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
  • C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.
  • D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.
Câu 35
Mã câu hỏi: 6572

Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

  • A. Vòng cực.
  • B. Cực.
  • C. Chí tuyến.
  • D. Xích đạo.
Câu 36
Mã câu hỏi: 6573

Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

  • A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
  • B. Ngày 21/6 và ngày 23/12.
  • C. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
  • D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.
Câu 37
Mã câu hỏi: 6574

Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?

  • A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.
  • B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.
  • C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.
  • D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.
Câu 38
Mã câu hỏi: 6575

Nhờ đâu để chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ?

  • A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
  • B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.
  • D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 39
Mã câu hỏi: 6576

Việt Nam có hệ tọa độ (8034’B, 10209’Đ). Nhận định nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Việt Nam?

  • A. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Tây.
  • B. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.
  • C. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.
  • D. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Đông.
Câu 40
Mã câu hỏi: 6577

Hãy nêu cách đọc bản đồ đúng?

  • A. chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.
  • B. chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu.
  • C. đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.
  • D. chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ