Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2021-2022 - CD - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 6458

Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?

  • A. Xích đạo.
  • B. Chí tuyến.
  • C. Ôn đới.
  • D. Vòng cực.
Câu 2
Mã câu hỏi: 6459

Hành tinh nào đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời?

  • A. Sao Kim.
  • B. Sao Thủy.
  • C. Trái Đất.
  • D. Sao Hỏa.
Câu 3
Mã câu hỏi: 6460

Nội dung không phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.
  • B. Là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • C. Là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
  • D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 4
Mã câu hỏi: 6461

Khu vực Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào dưới đây?

  • A. Bạch dương.
  • B. Lúa nước.
  • C. Ô-liu.
  • D. Lúa mạch.
Câu 5
Mã câu hỏi: 6462

Tác động của quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trước thế kỉ X đã làm xuất hiện gì?

  • A. thành phố hiện đại.
  • B. thương cảng.
  • C. công trường thủ công.
  • D. trung tâm văn hoá.
Câu 6
Mã câu hỏi: 6463

Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn lại, đêm càng dài ra?

  • A. Mùa đông.
  • B. Mùa hạ.
  • C. Mùa xuân.
  • D. Mùa thu.
Câu 7
Mã câu hỏi: 6464

Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thể xác định phương hướng theo 

  • A. bóng nắng.
  • B. hướng mọc.
  • C. hướng lặn.
  • D. hướng gió.
Câu 8
Mã câu hỏi: 6465

Những khu vực nào ở trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng?

  • A. Hai vòng cực đến hai cực.
  • B. Hai cực trên Trái Đất.
  • C. Khu vực quanh hai chí tuyến.
  • D. Khu vực nằm trên xích đạo.
Câu 9
Mã câu hỏi: 6466

Các kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc đều được ghi số độ là bao nhiêu?

  • A. 00
  • B. 900
  • C. 1800
  • D. 3600
Câu 10
Mã câu hỏi: 6467

Trong các tỉ lệ bản đồ đã cho, bản đồ nào có tỉ lệ nhỏ nhất?

  • A. 1 : 7.500
  • B. 1: 15.000
  • C. 1 : 200.000
  • D. 1 : 800.000
Câu 11
Mã câu hỏi: 6468

Khoảng cách từ Hà Nội đến Nghệ An là 300 km. Trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 5 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?

  • A. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1: 6000.000
  • B. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1: 5000.000
  • C. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1: 600.000
  • D. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1: 300.000
Câu 12
Mã câu hỏi: 6469

Cho biết bản đồ A có tỉ lệ: 1 : 500.000, bản đồ B có tỉ lệ 1 : 2000.0000. So sánh tỉ lệ và mức độ thể hiện các đối tượng địa lí giữa bản đồ A với bản đồ B ?

  • A. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.
  • B. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.
  • C. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.
  • D. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.
Câu 13
Mã câu hỏi: 6470

Mùa trên Trái Đất có đặc điểm gì?

  • A. Mọi nơi đều có 4 mùa xuân, hạ ,thu, đông
  • B. Mùa ngược nhau ở hai nửa cầu
  • C. Mùa giống nhau ở hai nửa cầu
  • D. Các đáp án trên đều đúng
Câu 14
Mã câu hỏi: 6471

Khi khu vực giờ kinh tuyến số 0 là 6h thì ở Thủ đô Hà Nội là bao nhiêu giờ?

  • A. 12 giờ
  • B. 13 giờ
  • C. 14 giờ
  • D. 15 giờ
Câu 15
Mã câu hỏi: 6472

Sự chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời có quỹ đạo hình gì?

  • A. hình chữ nhật.
  • B. hình elip gần tròn.
  • C. hình vuông.
  • D. hình tròn.
Câu 16
Mã câu hỏi: 6473

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng hết bao lâu?

  • A. 365 ngày 3 giờ.
  • B. 365 ngày 4 giờ.
  • C. 365 ngày 6 giờ.
  • D. 365 ngày 5 giờ.
Câu 17
Mã câu hỏi: 6474

Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ thay đổi như thế nào?

  • A. rất nhỏ.
  • B. càng nhỏ.
  • C. trung bình.
  • D. càng lớn.
Câu 18
Mã câu hỏi: 6475

Vĩ độ của một điểm là khoảng cách từ điểm đó đến đâu?

  • A. Vĩ tuyến gốc (xích đạo).
  • B. Hai cực của Trái Đất.
  • C. Kinh tuyến gốc.
  • D. Vĩ tuyến gần nhất.
Câu 19
Mã câu hỏi: 6476

Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định ra sao?

  • A. Theo phương hướng trên bản đồ.
  • B. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.
  • C. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
  • D. Là chỗ giao nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.
Câu 20
Mã câu hỏi: 6477

Đại dương nào là đại dương lớn nhất?

  • A. Đại Tây Dương
  • B. Thái Bình Dương
  • C. Bắc Băng Dương
  • D. Ấn Độ Dương
Câu 21
Mã câu hỏi: 6478

Lõi Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu?

  • A. 1000⁰C
  • B. 7000⁰C
  • C. 5000⁰C
  • D. 3000⁰C
Câu 22
Mã câu hỏi: 6479

Những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết, vở chép tay, ... thuộc loại tư liệu nào?

  • A. Tư liệu hiện vật
  • B. Tư liệu truyền miệng
  • C. Tư liệu gốc
  • D. Tư liệu chữ viết
Câu 23
Mã câu hỏi: 6480

Học Lịch sử để làm gì?

  • A. Giúp chúng ta tìm hiểu qua khứ
  • B. Tìm hiểu được cội nguồn của bản thân ,gia đình và xã hội
  • C. Đúc kết những bài học kinh nghiệm
  • D. Các đáp án trên đều đúng
Câu 24
Mã câu hỏi: 6481

Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng là nhờ tiếp thu điều gì?

  • A. chữ La-tin của người La Mã.
  • B. hệ thống chữ cổ Mã Lai.
  • C. chữ hình nêm của người Lưỡng Hà.
  • D. hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ.
Câu 25
Mã câu hỏi: 6482

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

  • A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
  • B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.
  • C. Thương mại đường biển rất phát triển.
  • D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...
Câu 26
Mã câu hỏi: 6483

Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng?

  • A. Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
  • B. Tiếp giáp với khu vực châu Á gió mùa.
  • C. Nằm giáp Ấn Độ.
  • D. Nằm giáp Trung Quốc.
Câu 27
Mã câu hỏi: 6484

Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, vương quốc cổ nào ra đời trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay?

  • A. Văn Lang.
  • B. Pê-gu.
  • C. Tha-tơn.
  • D. Ma-lay.
Câu 28
Mã câu hỏi: 6485

Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?

  • A. Thiên niên kỉ II TCN.
  • B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
  • C. Thế kỉ VII TCN.
  • D. Thế kỉ X TCN.
Câu 29
Mã câu hỏi: 6486

Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp thực chất là nhà nước gì?

  • A. quân chủ chuyên chế.
  • B. chiếm hữu nô lệ. 
  • C. quân chủ lập hiến.
  • D. đế chế.
Câu 30
Mã câu hỏi: 6487

Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế nào?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Thủ công nghiệp.
  • C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
  • D. Chăn nuôi gia súc.
Câu 31
Mã câu hỏi: 6488

Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là ai?

  • A. Hê-ghen.
  • B. Pô-li-biu-xơ.
  • C. Tu-xi-đít.
  • D. Pi-ta-go.
Câu 32
Mã câu hỏi: 6489

Ai là người nắm quyền hành trong tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã?

  • A. Hội đồng 10 tướng lĩnh.
  • B. Viện Nguyên lão.
  • C. Ô-gu-xtu-xơ.
  • D. Đại hội nhân dân.
Câu 33
Mã câu hỏi: 6490

Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã được hình thành ở đâu?

  • A. Trên lưu vực các dòng sông lớn.
  • B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.
  • C. Trên các đồng bằng.
  • D. Trên các cao nguyên.
Câu 34
Mã câu hỏi: 6491

Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

  • A. Nhà Tần.
  • B. Nhà Thương.
  • C. Nhà Chu.
  • D. Nhà Hán.
Câu 35
Mã câu hỏi: 6492

Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, vương quốc phong kiến nào phát triển ở hạ lưu sông Sê Mun?

  • A. Đva-ra-va-ti.
  • B. Chân Lạp.
  • C. Sri-vi-giay-a.
  • D. Sri Kse-tra.
Câu 36
Mã câu hỏi: 6493

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của các thành bang ở Hi Lạp cổ đại?

  • A. Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau.
  • B. Mỗi thành bang có biên giới, chính quyền, quân đội, luật pháp riêng.
  • C. Các thành bang có hệ thống đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.
  • D. Các thành bang thống nhất lại với nhau hình thành nên một đế chế hùng mạnh.
Câu 37
Mã câu hỏi: 6494

Điều kiện tự nhiên nào có tác động lớn nhất đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã?

  • A. Có nhiều vịnh, hải cảng.
  • B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.
  • C. Hệ động, thực vật.
  • D. Khí hậu khô nóng.
Câu 38
Mã câu hỏi: 6495

Khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, các thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời. Trong đó, hai thành bang lớn nhất là gì?

  • A. Xpác-ta, A-ten.
  • B. Pen-la, Đen-phơ.
  • C. Xpác-ta, Đen-phơ.
  • D. A-ten, Pen-la.
Câu 39
Mã câu hỏi: 6496

Một trong những nhà sử học nổi tiếng ở Hi Lạp cổ đại là ai?

  • A. Pi-ta-go.
  • B. Hê-rô-đốt.
  • C. Ác-si-mét.
  • D. Hê-ghen.
Câu 40
Mã câu hỏi: 6497

Hy Lạp cổ đại có lãnh thổ rộng, bao gồm ..........

  • A. miền đất ven bờ tiểu á, lục địa Hy Lạp và đảo Xi-xin.
  • B. bán đảo In-ta-lia-a và các đảo: Xi-xin, Coóc-xơ và Xác-đe-nhơ.
  • C. lục địa Hy Lạp, miền đất ven bờ Tiểu Á và các đảo trên biển Ê-giê.
  • D. bán đảo In-ta-lia-a và các đảo nhỏ trên biển Ê-giê.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ