Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 172340

Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

  • A. 1,80.  
  • B. 2,00.  
  • C. 0,80.    
  • D. 1,25.
Câu 2
Mã câu hỏi: 172341

Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất : tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. số đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2
Câu 3
Mã câu hỏi: 172342

Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng polime thu được là

  • A. 80%; 22,4 gam.
  • B. 90%; 25,2 gam
  • C. 20%; 25,2 gam.
  • D. 10%; 28 gam.
Câu 4
Mã câu hỏi: 172343

Người ta sản xuất cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau: (trong ngoặc là hiệu suất phản ứng của mỗi phương trình)

Gỗ -35%→ glucozơ -80%→ ancol etylic -60%→ Butađien-1,3 -100%→ Cao su Buna.

Tính lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ?

  • A. 35,714 tấn.
  • B. 17,857 tấn.
  • C. 8,929 tấn.
  • D. 18,365 tấn.
Câu 5
Mã câu hỏi: 172344

Tiến hành phản ứng trùng hợp 5,2 gam stiren, sau phản ứng ta thêm 400 ml dung dịch nước brom 0,125M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thấy dư 0,04 mol Br2. Khối lượng polime sinh ra là

  • A. 4,16 gam.     
  • B. 5,20 gam.
  • C. 1,02 gam.  
  • D. 2,08 gam.
Câu 6
Mã câu hỏi: 172345

Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là

  • A. PE     
  • B. PP
  • C. PVC  
  • D. Teflon.
Câu 7
Mã câu hỏi: 172346

Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,69% nitơ. Tỉ lệ số mol buta-1,3-đien và acrilonitrin trong cao su là

  • A. 1:2     
  • B. 1:1
  • C. 2:1    
  • D. 3:1
Câu 8
Mã câu hỏi: 172347

Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)

  • A. 2,55     
  • B. 2,8
  • C. 2,52      
  • D. 3,6
Câu 9
Mã câu hỏi: 172348

Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

  • A. 113 và 152.
  • B. 121 và 114.
  • C. 121 và 152.
  • D. 113 và 114.
Câu 10
Mã câu hỏi: 172349

Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

(a) X + 2NaOH X2 + X + H2O;

(b) X2 + H2SO4→X3 + Na2SO4;

(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O;

(d) 2X2 + X3 →X5 + 2H2O

Phân tử khối của X5 là

  • A. 216.   
  • B. 202. 
  • C. 174    
  • D. 198
Câu 11
Mã câu hỏi: 172350

Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alalin và Axit glutamic thu được 1,4 mol CO2 và 1,45 mol H2O. Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là :

  • A. 58,5 gam     
  • B. 60,3 gam
  • C. 71,1 gam   
  • D. 56,3 gam
Câu 12
Mã câu hỏi: 172351

Cho 3 hoặc 4 giọt chất lỏng X tinh khiết vào một ống nghiệm có sẵn 1 - 2ml nước, lắc đều thu được một chất lỏng trắng đục, để yên một thời gian thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Cho 1 ml dung dịch HCl vào và lắc mạnh lại thu được một dung dịch đồng nhất. Cho tiếp vào đó vài giọt dung dịch NaOH thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Chất X là:

  • A. Hồ tinh bột
  • B. Anilin
  • C. Phenol lỏng
  • D. Lòng trắng trứng
Câu 13
Mã câu hỏi: 172352

Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:

  • A. 81,54    
  • B. 66,44
  • C. 111,74  
  • D. 90,6
Câu 14
Mã câu hỏi: 172353

Để tách phenol ra khỏi hh phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí)

  • A.

    NaOH, HCl.    

  • B.

    H2O, CO2.

  • C. Br2, HCl.    
  • D. HCl, NaOH.
Câu 15
Mã câu hỏi: 172354

Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào sau đây để có dụng cụ thủy tinh sạch ?

  • A. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch kiềm.
  • B. Rửa bằng dung dịch axit sau đó tráng bằng nước.
  • C. Rửa bằng dung dịch kiềm sau đó tráng bằng nước.
  • D. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch axit.
Câu 16
Mã câu hỏi: 172355

Tripeptit X có công thức sau: H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :

  • A. 28,6 gam.    
  • B. 22,2 gam.
  • C. 35,9 gam      
  • D. 31,9 gam
Câu 17
Mã câu hỏi: 172356

Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là

  • A.

    Ala-Ala-Val.

  • B. Ala-Gly-Val.
  • C.

    Gly-Ala-Gly.

  • D. Gly-Val-Ala.
Câu 18
Mã câu hỏi: 172357

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chi có nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tì lệ mo : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 7,66 gam hồn hợp X cần 60 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hòan toàn 7,66 gam hỗn hợp X cần 6,384 lít O2 (đktc). Dần toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là:

  • A. 26 gam.  
  • B. 30 gam.
  • C. 40 gam.    
  • D. 20 gam.
Câu 19
Mã câu hỏi: 172358

Thực hiện phản ứng thuỷ phân 16,2 gam xenlulozơ trong môi trường axit, sau một thời gian phản ứng, đem trung hoà axit bằng kiềm, lấy hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 16,2 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân là

  • A. 50,00%.   
  • B. 75,00%.    
  • C. 66,67%.    
  • D. 80,00%
Câu 20
Mã câu hỏi: 172359

Thuỷ phân 37 gam hai este cùng công thức phân từ C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 140°C, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong Z là

  • A. 40,0 gam.   
  • B. 38,2 gam 
  • C. 34,2 gam.   
  • D. 42,2 gam.
Câu 21
Mã câu hỏi: 172360

Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol este X bàng dung dịch NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hoà tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. CTCT của X là

  • A.

    HCOOCH2CH2CH2OCOH. 

  • B.

    HCOOCH2CH2OCOCH3.

  • C. CH3COOCH2CH2OCOCH3.  
  • D. HCOOCH2CH(CH3)OCOH. 
Câu 22
Mã câu hỏi: 172361

Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dich Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A. 550.    
  • B. 810.    
  • C. 750.     
  • D. 650.
Câu 23
Mã câu hỏi: 172362

Lên men m gam glucozơ với hiệu suốt 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0.1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra 9,85 gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A. 25,00.   
  • B. 12,96.   
  • C. 6,25.    
  • D. 13,00
Câu 24
Mã câu hỏi: 172363

Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X đun nhẹ được m gam Ag. Giá trị của m là :

  • A. 6,75.  
  • B. 13,5.
  • C. 10,8. 
  • D. 7,5.
Câu 25
Mã câu hỏi: 172364

Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Giá trị của m là

  • A.

    30.    

  • B. 15.   
  • C. 17.    
  • D. 34.
Câu 26
Mã câu hỏi: 172365

Thuỷ phân 1 kg sắn chứa 20% tinh.bột trong môi trường axit. Biết hiệu suất phản ứng 85%, lượng glucozơ thu được là

  • A. 261,43 gam. 
  • B. 200,8 gam.  
  • C. 188,89 gam.  
  • D. 192,5 gam.
Câu 27
Mã câu hỏi: 172366

Từ glucozo, có thể điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây :

Glucozơ → ancoi etylic → buta-1,3-dien → cao Su Buna.

Biết hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao Su thì khối lượng glucozơ cần dùng là

  • A. 144 kg.    
  • B. 108 kg.    
  • C. 81 kg.    
  • D. 96 kg.
Câu 28
Mã câu hỏi: 172367

Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là:

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 4
Câu 29
Mã câu hỏi: 172368

Số đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 30
Mã câu hỏi: 172369

Cho 0,1 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 125 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho một lượng vừa đủ dung dịch NaOH vào X để phản ứng xảy ra hoàn toàn số mol NaOH đã phản ứng là

  • A. 0,45.   
  • B. 0,60.    
  • C. 0,35.     
  • D. 0,50.
Câu 31
Mã câu hỏi: 172370

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  • A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng.
  • B. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt,
  • C. Amino axit thuộc loại họp chất hữu cơ tạp chức.
  • D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các p-amino axit.
Câu 32
Mã câu hỏi: 172371

Số đồng phân cấu tạo của amino axit ứng với công thức phân tử C4H9NO2 là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6
Câu 33
Mã câu hỏi: 172372

Phát biểu nào sau đây sai ?

  • A. Trong phân từ đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
  • B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân,
  • C. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
  • D. Protein đorn giản được tạo thành từ các gốc a-amino axit.
Câu 34
Mã câu hỏi: 172373

Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nêu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là

  • A. 100.     
  • B. 178.   
  • C. 500.   
  • D. 200.
Câu 35
Mã câu hỏi: 172374

Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân từ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 27,45 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:

  • A. 60.    
  • B. 30.    
  • C. 15.   
  • D. 45.
Câu 36
Mã câu hỏi: 172375

Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là 

  • A. 28000     
  • B. 30000
  • C. 35000    
  • D. 25000
Câu 37
Mã câu hỏi: 172376

Có 3 chất saccarozơ, mantozơ, andehit axetic. Dùng thuốc thử nào để phân biệt?

  • A.

    AgNO3/NH3     

  • B.

    Cu(OH)2/NaOH

  • C. Dung dịch Br2     
  • D. Na
Câu 38
Mã câu hỏi: 172377

Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:

Z -Cu(OH)2/OH-→ dung dịch xanh lam -to→ kết tủa đỏ gạch.

Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?

  • A. Glucozơ      
  • B. Fructozơ
  • C. Saccarozơ   
  • D. Mantozơ
Câu 39
Mã câu hỏi: 172378

Thuỷ phân hỗn hợp gồm 34,2 gam saccarozơ và 68,4 gam mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng số mol Ag thu được là:

  • A. 0,90 mol    
  • B. 1,00 mol
  • C. 0,85 mol   
  • D. 1,05 mol
Câu 40
Mã câu hỏi: 172379

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozo (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là

  • A. 2,20 tấn. 
  • B. 1,10 tấn.   
  • C. 2,97 tấn.
  • D. 3,67 tấn.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ