Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Quý Đôn

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 172180

Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?

  • A. 1,78 kg   
  • B.  0,184 kg
  • C. 0,89 kg    
  • D. 1,84 kg
Câu 2
Mã câu hỏi: 172181

Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alalin và Axit glutamic thu được 1,4 mol CO2 và 1,45 mol H2O. Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là?

  • A. 58,5 gam     
  • B. 60,3 gam
  • C. 71,1 gam  
  • D. 56,3 gam
Câu 3
Mã câu hỏi: 172182

Cho 3 hoặc 4 giọt chất lỏng X tinh khiết vào một ống nghiệm có sẵn 1 - 2ml nước, lắc đều thu được một chất lỏng trắng đục, để yên một thời gian thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Cho 1 ml dung dịch HCl vào và lắc mạnh lại thu được một dung dịch đồng nhất. Cho tiếp vào đó vài giọt dung dịch NaOH thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Chất X là:

  • A. Hồ tinh bột
  • B. Anilin
  • C. Phenol lỏng
  • D. Lòng trắng trứng
Câu 4
Mã câu hỏi: 172183

Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:

  • A. 81,54 
  • B. 66,44
  • C. 111,74
  • D. 90,6
Câu 5
Mã câu hỏi: 172184

Để tách phenol ra khỏi hh phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí)

  • A. NaOH, HCl.   
  • B. H2O, CO2.
  • C. Br2, HCl.  
  • D. HCl, NaOH.
Câu 6
Mã câu hỏi: 172185

Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào sau đây để có dụng cụ thủy tinh sạch ?

  • A. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch kiềm.
  • B. Rửa bằng dung dịch axit sau đó tráng bằng nước.
  • C. Rửa bằng dung dịch kiềm sau đó tráng bằng nước.
  • D. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch axit.
Câu 7
Mã câu hỏi: 172186

Tripeptit X có công thức sau: H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :

  • A. 28,6 gam.   
  • B. 22,2 gam.
  • C. 35,9 gam  
  • D. 31,9 gam
Câu 8
Mã câu hỏi: 172187

Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là

  • A. Ala-Ala-Val.
  • B. Ala-Gly-Val.
  • C. Gly-Ala-Gly.
  • D. Gly-Val-Ala.
Câu 9
Mã câu hỏi: 172188

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chi có nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tì lệ mo : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 7,66 gam hồn hợp X cần 60 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hòan toàn 7,66 gam hỗn hợp X cần 6,384 lít O2 (đktc). Dần toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là:

  • A. 26 gam.    
  • B. 30 gam.  
  • C. 40 gam. 
  • D. 20 gam.
Câu 10
Mã câu hỏi: 172189

Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH, thu được 26,55 gam muối, số nguyên tử hiđro trong phân tử X là:

  • A. 9
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 8
Câu 11
Mã câu hỏi: 172190

Cho 24,25 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

  • A. 33,38.  
  • B. 16,73.    
  • C. 42,50.   
  • D. 13,12.
Câu 12
Mã câu hỏi: 172191

Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nêu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là

  • A. 100.     
  • B. 178.  
  • C. 500.    
  • D. 200.
Câu 13
Mã câu hỏi: 172192

Thủy phân 21,9 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A. 25,2.  
  • B. 31,2.  
  • C. 27,9.    
  • D. 30,9.
Câu 14
Mã câu hỏi: 172193

Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân từ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 27,45 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:

  • A. 60.   
  • B. 30.     
  • C. 15.  
  • D. 45.
Câu 15
Mã câu hỏi: 172194

Đốt cháy hoàn toàn 6,6 gam Gly-Gly, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A. 20.   
  • B. 10.  
  • C. 30. 
  • D. 40.
Câu 16
Mã câu hỏi: 172195

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là:

  • A. 20,15.  
  • B. 31,30.    
  • C. 23,80.    
  • D. 16,95.
Câu 17
Mã câu hỏi: 172196

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  • A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng.
  • B. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt,
  • C. Amino axit thuộc loại họp chất hữu cơ tạp chức.
  • D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các p-amino axit.
Câu 18
Mã câu hỏi: 172197

Số đồng phân cấu tạo của amino axit ứng với công thức phân tử C4H9NO2 là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6
Câu 19
Mã câu hỏi: 172198

Cho 0,1 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 125 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho một lượng vừa đủ dung dịch NaOH vào X để phản ứng xảy ra hoàn toàn số mol NaOH đã phản ứng là

  • A. 0,45.    
  • B. 0,60.   
  • C. 0,35.     
  • D. 0,50.
Câu 20
Mã câu hỏi: 172199

Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là

  • A. 9,524%.    
  • B. 10,687%.
  • C. 10,526%. 
  • D. 11,966%.
Câu 21
Mã câu hỏi: 172200

Số đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 22
Mã câu hỏi: 172201

Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là:

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 4
Câu 23
Mã câu hỏi: 172202

Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư). Thể tích còn khí lại là 350 ml. Các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là

  • A. C2H4 và C3H6
  • B. C3H6 và C4H8.
  • C. C2H6 và C3H8
  • D. C3H8 và C4H10.
Câu 24
Mã câu hỏi: 172203

Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X. Cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là

  • A. 53,16.  
  • B. 57,12.   
  • C. 60,36.    
  • D. 54,84.
Câu 25
Mã câu hỏi: 172204

Một este đơn chức có % O = 37,21%. Số đồng phân của este mà sau khi thủy phân chỉ cho một sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 26
Mã câu hỏi: 172205

Khi cho 45,6 gam anhiđric axetic tác dụng với 64,8 gam p-crezol thu được bao nhiêu gam este nếu hiệu suất của phản ứng đạt 80%.

  • A. 82,23gam    
  • B. 83,32gam
  • C. 60 gam  
  • D. 53,64 gam
Câu 27
Mã câu hỏi: 172206

Xà phòng hóa 36,4 kg một chất béo có chỉ số axit bằng 4 thì cần dùng vừa đúng 7,366 kg KOH. Nếu hiệu suất của các phản ứng đều đạt là 100% thì khối lượng của xà phòng thu được là:

  • A. 39,765kg   
  • B. 39,719kg
  • C. 31,877kg    
  • D. 43,689 kg
Câu 28
Mã câu hỏi: 172207

Este nào sau đây khi bị thủy phân cho ra một muối duy nhất và một ancol.

  • A. HO-CH2CH2COOCH2CH2COOCH3
  • B. CH3COOC6H5.
  • C. CH3COOCH2COOCH3.
  • D. CH3COOCH2OOCC2H5.
Câu 29
Mã câu hỏi: 172208

Hai este A và B có CTPT CH3COOR và CH3COOR' và có khối lượng 5,56 gam tác dụng vừa đủ với NaOH thu được 4,92 gam muối và hai ancol, hai ancol thu được đem oxi hóa bởi CuO thu được hai anđêhit, lượng anđêhit này tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa 17,28 gam kết tủa. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este trên thì tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:

  • A. 16,12 gam     
  • B. 13,64 gam
  • C. 17,36 gam     
  • D. 32,24 gam
Câu 30
Mã câu hỏi: 172209

Cho lá kẽm lần lượt vào từng dung dịch muối tan sau: CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, Mg(NO3)2, FeCl2, FeCl3, NaNO3, AgNO3 . Sau một thời gian nhấc thanh kẽm ra cân lại. Số trường hợp khối lượng lá kẽm giảm đi là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 7
Câu 31
Mã câu hỏi: 172210

Cho các phản ứng sau:

(a) X+ + Y2+ → X + Y3+

(b) 3Y3+ + Z → Z3+ + 3Y2+

(c) 3Y + 2Z3+ → 3Y2+ + 2Z

Trong đó X, Y, Z là các kim loại

Căn cứ vào các phản ứng trên có thể suy ra kết luận nào sau đây?

  • A. Tính oxi hóa X+ > Y2+ > Z3+
  • B. Tính oxi hóa Y3+ > Y2+ > Z3+
  • C. Tính khử Z > Y > X
  • D. Tính khử Z > Y2+ > X
Câu 32
Mã câu hỏi: 172211

Cho a mol Mg vào dung dịch có chứa 0,01 mol CuSO4 và 0,01 mol FeSO4. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A có 2 muối. Vậy a có giá trị trong khoảng nào sau đây ?

  • A. 0 < a ≤ 0,01    
  • B. 0,01 ≤ a ≤ 0,02
  • C. 0,01 ≤ a < 0,01   
  • D. a ≥ 0,02
Câu 33
Mã câu hỏi: 172212

Hoà tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp muối gồm ACO3 ; BCO3 ; R2CO3 (A, B là kim loại nhóm IIA ; R là kim loại IA) bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thu được 8,96 lít khí ở đktc. Khối lượng muối trong dung dịch thu được là

  • A. 63,2 gam.   
  • B. 70,4 gam.   
  • C. 38,4 gam.   
  • D. 84,2 gam.
Câu 34
Mã câu hỏi: 172213

Điện phân 200 ml dung dịch chứa 2 muối Cu(NO3)2 xM và AgNO3 yM với cường độ dòng đíện 0,804A, thời gian điện phân là 2 giờ, người ta thấy khối lượng catot tăng thêm 3,44 gam. Giá trị của y là:

  • A. 0,1.    
  • B. 0,02.  
  • C. 0,04.    
  • D. 0,05.
Câu 35
Mã câu hỏi: 172214

Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, X mol H2O và y mol N2. Các giá trị X, y tương ứng là

  • A. 7 và 1,5.  
  • B. 8 và 1,0.  
  • C. 7 và 1,0.  
  • D. 8 và 1,5.
Câu 36
Mã câu hỏi: 172215

Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hổn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là

  • A. 0,26. 
  • B. 0,30.   
  • C. 0,33.    
  • D. 0,40.
Câu 37
Mã câu hỏi: 172216

Thủy phân hết một lượng tripeptit Ala-Gly-Ala (mạch hở), thu được hỗn hợp gồm 97,9 gam Ala ; 22,5 gam Gly ; 29,2 gam Ala-Gly và m gam Gly-Ala. Giá trị của m là

  • A. 49,2. 
  • B. 43,8.   
  • C. 39,6.   
  • D. 48,0.
Câu 38
Mã câu hỏi: 172217

Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, ứng với công thức phân tử C7H9N là:

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 4
Câu 39
Mã câu hỏi: 172218

Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala mạch hở bằng dung dịch KOH (vừa đủ), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là:

  • A. 1,64.   
  • B. 1,22.
  • C. 1,46.   
  • D. 1,36.
Câu 40
Mã câu hỏi: 172219

Cho các chất : axit glutamic, saccarozo, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, nóng là

  • A. 3
  • B. 6
  • C. 5
  • D. 4

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ