Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Mai Thúc Loan

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 172060

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 5 phần, như hình dưới đây.

Các nguyên tố kim loại nằm ở phần

  • A. T, U.    
  • B. X, Y, Z.
  • C. X, Y.      
  • D. Z, T.
Câu 2
Mã câu hỏi: 172061

Cho 4 nguyên tử với cấu hình phân mức năng lượng cao nhất là: \(1{s^2},3{s^2},3{p^1},3{p^5}.\) Số nguyên tử kim loại trong số 4 nguyên tử trên là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 3
Mã câu hỏi: 172062

Chu kỳ 3 của bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố sắp xếp như sau:

Na

Mg

Al

Si

P

S

Cl

Ar

So sánh nào sau đây đúng?

  • A. Bán kính nguyên tử: Na < Cl.
  • B. Điện tích hạt nhân nguyên tử: Mg > P.
  • C. Số lớp electron: Al < Ar.
  • D. Bán kính ion: \(N{a^ + } < {S^{2 - }}\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 172063

Cation của \({M^{2 + }}\) có cấu hình electron là \(\left[ {Ne} \right]3{s^2}3{p^6}.\) M là nguyên tố nào sau đây?

  • A. 20Ca
  • B. 19K
  • C. 17Cl
  • D. 23Na
Câu 5
Mã câu hỏi: 172064

Tinh thể được phân loại thành tinh thể nguyên tử, phân tử, ion, kim loại,... dựa trên đặc điểm nào sau đây?

  • A. Dựa vào bản chất hạt vi mô cấu tạo nên tinh thể.
  • B. Dựa vào bản chất liên kết trong mạng tinh thể.
  • C. Dựa vào cách bố trí các hạt vi mô trong tinh thể.
  • D. Dựa vào tính chất chung của tinh thể.
Câu 6
Mã câu hỏi: 172065

Liên kết kim loại mang bản chất

  • A. sự góp chung các electron tự do giữa hai nguyên tử kim loại liền nhau.
  • B. lực hút tĩnh điện giữa các ion kim loại.
  • C. lực hút giữa ion kim loại và các electron tự do.
  • D. sự sắp xếp chặt chẽ của các nguyên tử kim loại tại các nút mạng.
Câu 7
Mã câu hỏi: 172066

Trong ô mạng cơ sở của tinh thể lập phương tâm khối, số nguyên tử kim loại là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 8
Mã câu hỏi: 172067

Ở \(20^\circ C\), một khối sắt hình lập phương cạnh 1 cm nặng 7,87 gam. Trong đó, nguyên tử sắt là các hình cầu chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe rỗng. Nguyên tử khối của Fe là 55,85 (u), số Avogađro \({N_A} = 6,{02.10^{23}}.\)Thể tích của mỗi nguyên tử Fe là

  • A. 7,422.10-24 cm3.    
  • B. 5,585.10-24 cm3.
  • C. 6,584.10-24 cm3.  
  • D. 8,723.10-24 cm 3.
Câu 9
Mã câu hỏi: 172068

Cho các polime \({\left( {C{H_2} - CHCl} \right)_n};\)\(\,{\left( {NH - {{\left[ {C{H_2}} \right]}_6} - CO} \right)_m}\) Nhận xét nào sau đây đúng?

  • A. Hệ số n, m trong công thức phân tử các polime trên gọi là hệ số trùng hợp.
  • B. Các nhóm \(\left( {C{H_2} - CHCl} \right);\)\(\;\left( {NH - {{\left[ {C{H_2}} \right]}_6} - CO} \right)\) gọi là monome.
  • C. Tên tương ứng của các polime là poli(vinyl clorua) và nilon – 6.
  • D. Các polime trên thuộc loại polime tổng hợp.
Câu 10
Mã câu hỏi: 172069

Trường hợp nào phù hợp giữa polime và kiểu mạch cacbon?

  • A. Polipropilen – Mạch không gian.
  • B. Amilopectin (tinh bột) – Mạch không gian.
  • C. Cao su thiên nhiên – Mạch thẳng.
  • D. Nhựa bakelit – Mạch nhánh.
Câu 11
Mã câu hỏi: 172070

Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Hầu hết polime là chất rắn không bay hơi.
  • B. Một số polime tan trong dung môi phù hợp, cho dung dịch nhớt.
  • C. Tùy thuộc từng loại mà polime có tính dẻo, tính đàn hồi, tính cách điện, bán dẫn,...
  • D. Các polime khi đun nóng thường phân hủy mà không nóng chảy.
Câu 12
Mã câu hỏi: 172071

Polime nào sau đây tan trong dung dịch axit \({H_2}S{O_4}\) loãng, đun nóng?

  • A. Polistiren.
  • B. Poli(phenol – fomanđehit).
  • C. Tơ tằm.      
  • D. Cao su lưu hóa.
Câu 13
Mã câu hỏi: 172072

Phản ứng nào sau đây không làm thay đổi mạch polime?

  • A. Đun nóng xenlulozơ với dung dịch \(HN{O_3}\) đặc\(/{H_2}S{O_4}\) đặc.
  • B. Đun nóng nhựa zerol.
  • C. Đun nóng nilon – 6,6 với dung dịch NaOH loãng.
  • D. Đun nóng polistiren đến \(250^\circ C\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 172073

Đun nóng 0,5 mol axit terephtalic (M = 166 g/mol) với 0,4 mol etylen glicol (M = 62 g/mol) để điều chế poli(etylen terephtalic). Khối lượng polime thu được là ( giả sử H = 100%).

  • A. 105 gam.    
  • B. 91,2 gam.
  • C. 114 gam.    
  • D. 84 gam.
Câu 15
Mã câu hỏi: 172074

Cho 3,24 gam polibuta – 1,3 – đien phản ứng với HCl lấy dư. Khối lượng sản phẩm hữu cơ tạo thành là

  • A. 5,43 gam.     
  • B. 7,62 gam.
  • C. 9,81 gam.      
  • D. 4,335 gam.
Câu 16
Mã câu hỏi: 172075

Một amin no, mạch hở có công thức phân tử \({C_4}{H_{13}}{N_x}\) Giá trị của x là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 17
Mã câu hỏi: 172076

Tính bazơ của amoniac, metylamin, đimetylamin và anilin tăng dần là

  • A. đimetylamin, amoniac, metylamin, anilin.
  • B. amoniac, metylamin, đimetylamin, anilin.
  • C. metylamin, amoniac, anilin, đimetylamin.
  • D. anilin, amoniac, metylamin, đimetylamin.
Câu 18
Mã câu hỏi: 172077

Sau khi làm thí nghiệm với anilin cần rửa dụng cụ bằng cách nào sau dây?

  • A. Rửa bằng dung dịch NaOH rồi tráng nước.
  • B. Rửa bằng nước brom rồi tráng bằng nước.
  • C. Rửa bằng xà phòng rồi tráng bằng nước.
  • D. Rửa bằng dung dịch HCl rồi tráng bằng nước.
Câu 19
Mã câu hỏi: 172078

Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ trong phân tử anilin, nhóm amino ảnh hưởng đến gốc phenyl?

  • A. Anilin + dung dịch HCl.
  • B. Anilin + nước brom.
  • C. Phenylamoni clorua +  dung dịch NaOH.
  • D. axit axetic + anilin.
Câu 20
Mã câu hỏi: 172079

Để phân biệt được axit axetic, anilin, phenol lỏng. Thuốc thử cần dùng là

  • A. dung dịch nước brom.
  • B. dung dịch nước brom và natri kim loại.
  • C. dung dịch NaOH và HCl.
  • D. dung dịch NaOH và dung dịch NaCl.
Câu 21
Mã câu hỏi: 172080

Cho 9,85 gam hỗn hợp hai amin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Khối lượng HCl phải dùng là

  • A. 8,975 gam.   
  • B. 9,025 gam.
  • C. 9,125 gam. 
  • D. 9,125 gam.
Câu 22
Mã câu hỏi: 172081

Khối lượng nitrobenzen (M = 123 g/mol) cần thiết để sản xuất 45,57 gam anilin (M = 93 g/mol) là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng là 70%.

  • A. 86,1 gam.   
  • B. 60,27 gam.
  • C. 93 gam.     
  • D. 42,189 gam.
Câu 23
Mã câu hỏi: 172082

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Saccarozơ thuộc loại polisaccatit.
  • B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân.
  • C. Trong thành phần cấu tạo của saccarozơ, tinh bột, mantozơ đều có đơn vị glucozơ.
  • D. Tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh còn xenlulozơ có cấu trúc mạch thẳng.
Câu 24
Mã câu hỏi: 172083

Xenlulozơ sử dụng làm sợi tơ còn tinh bột thì không thể. Vì chúng khác biệt về

1. độ dài mạch phân tử.       

2. cấu trúc mạch phân tử.

3. khả năng phân tán trong nước.

4. khả năng bị thủy phân.

Nguyên nhân đúng là

  • A. 1, 2, 3.  
  • B. 2, 3.
  • C. 1, 2, 3, 4.  
  • D. 2.
Câu 25
Mã câu hỏi: 172084

Ứng dụng nào sau đây đúng?

  • A. Saccarozơ dùng làm nguyên liệu ban đầu trong kỹ thuật tráng gương.
  • B. Nguyên liệu chứa xenlulozơ (vỏ bào, bông) dùng để điều chế glucozơ trong công ngiệp thực phẩm.
  • C. Tinh bột dùng để sản xuất đường hóa học (đường saccarin).
  • D. Fructozơ dùng để sản xuất mật ong nhân tạo.
Câu 26
Mã câu hỏi: 172085

Tinh bột và xenlulozơ giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

  • A. Công thức đơn giản nhất và cấu trúc mạch polime.
  • B. Đều là sản phẩm của quá trình quang hợp.
  • C. Tan trong dung dịch \(\left[ {Cu{{\left( {N{H_3}} \right)}_4}} \right]{\left( {OH} \right)_2}.\)
  • D. Phản ứng thủy phân và phản ứng với dung dịch \({I_2}.\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 172086

Phân biệt các chất bột sau: bột sắn, bột giấy, saccarozơ. Hóa chất duy nhất cần dùng là

  • A. nước.
  • B. nước brom.
  • C. vôi sữa.   
  • D. \(Cu{\left( {OH} \right)_2}.\)  
Câu 28
Mã câu hỏi: 172087

Cho khối lượng riêng của cồn nguyên chất là D = 0,8 g/ml. Từ 10 tấn vỏ bào (chứa 80% xenlulozơ) có thể điều chế được số lít cồn thực phẩm \(40^\circ \) là (biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 64,8%).

  • A. 294 lít. 
  • B. 920 lít.
  • C. 368 lít. 
  • D. 147,2 lít.
Câu 29
Mã câu hỏi: 172088

Hỗn hợp cùng số mol saccarozơ và mantozơ đun nóng với \(AgN{O_3}/N{H_3}\) dư, thu được 10,8 gam Ag. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp rồi cho sản phẩm thực hiện phản ứng với \(AgN{O_3}/N{H_3}\)dư thì lượng Ag tối đa thu được là

  • A. 10,8 gam.    
  • B. 21,6 gam.
  • C. 34,2 gam.     
  • D. 43,2 gam.
Câu 30
Mã câu hỏi: 172089

Đun nóng hỗn hợp glixerol với axir panmitic và axit oleic số loại trieste trong phân tử chứa cả hai gốc axit béo nói trên là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6
Câu 31
Mã câu hỏi: 172090

Trilauryl glixerit (C3H5(OOCC11H23)3) là chất béo có trong dầu dừa. Tính chất vật lí nào sau đây đúng với

  • A. Ít tan trong nước. 
  • B. Ở trạng thái lỏng.
  • C. Nhẹ hơn nước.
  • D. Có mùi thơm.
Câu 32
Mã câu hỏi: 172091

Thủy phân hoàn toàn 30 gam một loại chất béo cần vừa đủ 3,6 gam NaOH. Từ 1 tấn chất béo trên đem nấu với NaOH thì lượng muối natri thu được để làm xà phòng là

  • A. 1469 kg. 
  • B. 3427 kg.
  • C. 1028 kg.      
  • D. 719,6 kg.
Câu 33
Mã câu hỏi: 172092

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O2, sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác a mol X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là

  • A. 0,03.     
  • B. 0,04.              
  • C. 0,02. 
  • D. 0,012.
Câu 34
Mã câu hỏi: 172093

Để tác dụng hết với x mol triglixerit cần dùng tối đa 7x mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn x mol trên bằng khí O2, sinh ra V lít CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa V với x và y là

  • A. V = 22,4(3x + y). 
  • B. V = 44,8(9x + y). 
  • C. V = 22,4(7x + 1,5y). 
  • D. V = 22,4(9x + y).
Câu 35
Mã câu hỏi: 172094

Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

  • A. kim loại Na.
  • B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
  • C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
  • D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 36
Mã câu hỏi: 172095

Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa

  • A. Glucozo   
  • B. Saccarozo  
  • C. Tinh bột      
  • D. Xenlulozo
Câu 37
Mã câu hỏi: 172096

Tổng số nguyên tử trong một phân tử axit a-aminopropionic là

  • A. 11
  • B. 13
  • C. 12
  • D. 10
Câu 38
Mã câu hỏi: 172097

Cho m gam Alanin tác dụng đủ với 100ml dung dịch HCl 2M thu được 25,1 gam muối khan. Giá trị của m là

  • A. 17,8 gam       
  • B. 18,7 gam  
  • C. 17 gam 
  • D. 18 gam
Câu 39
Mã câu hỏi: 172098

Thủy phân không hoàn toàn tetra peptit X ngoài các α - amino axit còn thu được các đi peptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là:

  • A. Ala-Val-Phe-Gly.     
  • B. Val-Phe-Gly-Ala.   
  • C. Gly-Ala-Phe -Val. 
  • D. Gly-Ala-Val-Phe.
Câu 40
Mã câu hỏi: 172099

Tripeptit M và tetrapeptit Q được tạo ra từ một amino axit X mạch hở (phân tử chỉ chứa 1 nhóm -NH2). Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là

  • A. 4,1945.
  • B. 8,389.
  • C. 12,58.
  • D. 25,167.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ