Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2021-2022 - CD - Trường THCS Lý Thái Tổ

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 5818

Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng nào sau đây?

  • A. cao nguyên.
  • B. đồng bằng.
  • C. đồi.
  • D. núi.
Câu 2
Mã câu hỏi: 5819

Vận động tạo núi là vận động gì?

  • A. nâng lên - hạ xuống.
  • B. phong hóa - sinh học.
  • C. uốn nếp - đứt gãy.
  • D. bóc mòn - vận chuyển.
Câu 3
Mã câu hỏi: 5820

Biến đổi khí hậu là những thay đổi của yếu tố nào?

  • A. sinh vật.
  • B. sông ngòi.
  • C. khí hậu.
  • D. địa hình.
Câu 4
Mã câu hỏi: 5821

Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra ra sao?

  • A. trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
  • B. lặp đi lặp lại các hiện tượng, khí tượng tự nhiên.
  • C. trong một thời gian dài ở một nơi nhất định.
  • D. khắp mọi nơi và không thay đổi theo thời gian.
Câu 5
Mã câu hỏi: 5822

Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

  • A. Ẩm kế.
  • B. Áp kế.
  • C. Nhiệt kế.
  • D. Vũ kế.
Câu 6
Mã câu hỏi: 5823

Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có bao nhiêu đai áp cao và thấp?

  • A. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp.
  • B. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp.
  • C. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.
  • D. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp.
Câu 7
Mã câu hỏi: 5824

Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

  • A. 3 tầng.
  • B. 4 tầng.
  • C. 2 tầng.
  • D. 5 tầng.
Câu 8
Mã câu hỏi: 5825

Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản không được chia thành ..............

  • A. nhiên liệu.
  • B. kim loại.
  • C. phi kim loại.
  • D. nguyên liệu.
Câu 9
Mã câu hỏi: 5826

Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây gì?

  • A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
  • B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.
  • C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
  • D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 10
Mã câu hỏi: 5827

Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Động đất, núi lửa.
  • B. Sóng thần, xoáy nước.
  • C. Lũ lụt, sạt lở đất.
  • D. Phong hóa, xâm thực.
Câu 11
Mã câu hỏi: 5828

Ở nước ta, tỉnh nào sau đây xảy ra hiện tượng động đất mạnh nhất?

  • A. Yên Bái.
  • B. Sơn La.
  • C. Điện Biên.
  • D. Hà Giang.
Câu 12
Mã câu hỏi: 5829

Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây?

  • A. Bắc Mĩ.
  • B. Á - Âu.
  • C. Nam Mĩ.
  • D. Nam Cực.
Câu 13
Mã câu hỏi: 5830

Các chất khí chủ yếu nào gây hiệu ứng nhà kính?

  • A. H2O, CH4, CF
  • B. N2O, O2, H2, CH4.
  • C. CO2, N2O, O2.
  • D. CO2, CH4, CF
Câu 14
Mã câu hỏi: 5831

Nguyên nhân nào chủ yếu sinh ra ngoại lực?

  • A. động đất, núi lửa, sóng thần.
  • B. hoạt động vận động kiến tạo.
  • C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
  • D. sự di chuyển vật chất ở manti.
Câu 15
Mã câu hỏi: 5832

Yếu tố tự nhiên rất quan trọng có liên quan trực tiếp tới đời sống và sản xuất của con người là gì?

  • A. thổ nhưỡng.
  • B. địa hình.
  • C. sông ngòi.
  • D. khí hậu.
Câu 16
Mã câu hỏi: 5833

Nhiệt độ không khí cao nhất ở khu vực nào sau đây?

  • A. Chí tuyến.
  • B. Cận cực.
  • C. Xích đạo.
  • D. Ôn đới.
Câu 17
Mã câu hỏi: 5834

Nguyên nhân chủ yếu ở các dãy núi cao có sự chênh lệch về nhiệt độ rất lớn giữa chân núi và trên đỉnh núi là do đâu?

  • A. nhiệt độ tăng mạnh khi xuống dốc.
  • B. càng lên cao nhiệt độ càng tăng.
  • C. đỉnh núi nhận được bức xạ lớn hơn.
  • D. càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Câu 18
Mã câu hỏi: 5835

Khối khí lạnh hình thành ở khu vực nào?

  • A. Vùng vĩ độ thấp.
  • B. Vùng vĩ độ cao.
  • C. Biển và đại dương.
  • D. Đất liền và núi.
Câu 19
Mã câu hỏi: 5836

Khoáng sản nhiên liệu không phải là gì?

  • A. mangan.
  • B. khí đốt.
  • C. than bùn.
  • D. dầu mỏ.
Câu 20
Mã câu hỏi: 5837

Dựa vào tiêu chí thời gian hình thành, núi được chia làm mấy loại?

  • A. núi cao và núi thấp.
  • B. núi già và núi trẻ.
  • C. núi thấp và núi trẻ.
  • D. núi cao và núi già.
Câu 21
Mã câu hỏi: 5838

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là gì?

  • A. năng lượng trong lòng Trái Đất.
  • B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  • C. năng lượng của bức xạ mặt trời.
  • D. năng lượng từ biển và đại dương.
Câu 22
Mã câu hỏi: 5839

Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.
  • B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
  • C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.
  • D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.
Câu 23
Mã câu hỏi: 5840

Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp Châu được gọi là gì?

  • A. Thái thú.
  • B. Lạc tướng.
  • C. Bồ chính.
  • D. Thứ sử.
Câu 24
Mã câu hỏi: 5841

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc?

  • A. Xây đắp các thành lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.
  • B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý, như: ngọc trai, sừng tê…
  • C. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, lễ nghi của người Trung Hoa.
  • D. Đưa người Hán sang Việt Nam sinh sống lâu dài, mở trường dạy chữ Hán.
Câu 25
Mã câu hỏi: 5842

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc?

  • A. Nước Âu Lạc không có quân đội, vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu.
  • B. Nước Âu Lạc không xây đắp được thành lũy kiên cố.
  • C. An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác trước âm mưu của Triệu Đà.
  • D. Cuộc chiến đấu chống xâm lược không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Câu 26
Mã câu hỏi: 5843

Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc là gì?

  • A. sản xuất thủ công nghiệp.
  • B. trao đổi, buôn bán qua đường biển.
  • C. sản xuất nông nghiệp.
  • D. trao đổi, buôn bán qua đường bộ.
Câu 27
Mã câu hỏi: 5844

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về nhà nước Văn Lang?

  • A. Chưa có quân đội và luật pháp.
  • B. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.
  • C. Xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố.
  • D. Có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt.
Câu 28
Mã câu hỏi: 5845

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc?

  • A. Xây đắp các thành lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.
  • B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý, như: ngọc trai, sừng tê…
  • C. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, lễ nghi của người Trung Hoa.
  • D. Đưa người Hán sang Việt Nam sinh sống lâu dài, mở trường dạy chữ Hán.
Câu 29
Mã câu hỏi: 5846

So với thời Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác biệt?

  • A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
  • B. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.
  • C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
  • D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 30
Mã câu hỏi: 5847

Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

  • A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 31
Mã câu hỏi: 5848

Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?

  • A. 218 TCN.
  • B. 208 TCN.
  • C. 207 TCN.
  • D. 179 TCN.
Câu 32
Mã câu hỏi: 5849

Nội dung nào dưới đây không phải là tín ngưỡng của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Thờ cúng tổ tiên.
  • B. Tục thờ thần – vua.
  • C. Thờ các vị thần tự nhiên (thần sông, núi,…).
  • D. Thờ cúng các nhân vật có công với cộng đồng.
Câu 33
Mã câu hỏi: 5850

Trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang, người đứng đầu các bộ là ai?

  • A. Hùng Vương.
  • B. Lạc tướng.
  • C. Lạc hầu.
  • D. Bồ chính.
Câu 34
Mã câu hỏi: 5851

Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì?

  • A. Diễn ra qua hai giai đoạn: Khởi nghĩa và kháng chiến.
  • B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.
  • C. Chống ách đô hộ của nhà Đường.
  • D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
Câu 35
Mã câu hỏi: 5852

Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là ai?

  • A. An Dương Vương.
  • B. Thủy Tinh.
  • C. Sơn Tinh.
  • D. Hùng Vương.
Câu 36
Mã câu hỏi: 5853

Thời kì An Dương Vương gắn với truyền thuyết nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc?

  • A. Bánh chưng – bánh giầy.
  • B. Mị Châu – Trọng Thủy.
  • C. Thánh Gióng.
  • D. Âu Cơ – Lạc Long Quân.
Câu 37
Mã câu hỏi: 5854

Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam là gì?

  • A. Chùa Bái Đính (Ninh Bình).
  • B. Chùa Dâu (Bắc Ninh).
  • C. Chùa Hương (Hà Nội).
  • D. Chùa Một Cột (Hà Nội).
Câu 38
Mã câu hỏi: 5855

Vị anh hùng nào từng khảng khái nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông”?

  • A. Phùng Hưng.
  • B. Ngô Quyền.
  • C. Mai Thúc Loan.
  • D. Bà Triệu.
Câu 39
Mã câu hỏi: 5856

Sự tích “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giày” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?

  • A. Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ hội.
  • B. Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.
  • C. Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.
  • D. Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.
Câu 40
Mã câu hỏi: 5857

Thành cổ trở thành trung tâm của nước Âu Lạc là gì?

  • A. Thành Vạn An.
  • B. Thành Tống Bình.
  • C. Thành Long Biên.
  • D. Thành Cổ Loa.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ