Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2021-2022 - KNTT - Trường THCS Trần Hưng Đạo

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 5978

Trên Trái Đất nước mặn chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?

  • A. 30,1%.
  • B. 2,5%.
  • C. 97,5%.
  • D. 68,7%.
Câu 2
Mã câu hỏi: 5979

Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?

  • A. 2
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3
Câu 3
Mã câu hỏi: 5980

Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở đâu?

  • A. đới ôn hòa và đới lạnh.
  • B. xích đạo và nhiệt đới.
  • C. đới nóng và đới ôn hòa.
  • D. đới lạnh và đới nóng.
Câu 4
Mã câu hỏi: 5981

Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là gì?

  • A. địa hình.
  • B. khí hậu.
  • C. sinh vật.
  • D. đá mẹ.
Câu 5
Mã câu hỏi: 5982

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do đâu?

  • A. tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở vùng vĩ độ thấp, trung bình.
  • B. sự chuyển động tự quay của Trái Đất và hướng chuyển động của Trái Đất.
  • C. sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng ngày càng lớn dần vào đầu, cuối tháng.
  • D. sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong biển, đại dương.
Câu 6
Mã câu hỏi: 5983

Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?

  • A. Bắc Băng Dương.
  • B. Thái Bình Dương.
  • C. Đại Tây Dương.
  • D. Châu Nam Cực.
Câu 7
Mã câu hỏi: 5984

Lưu vực của một con sông là gì?

  • A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.
  • B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
  • C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.
  • D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.
Câu 8
Mã câu hỏi: 5985

Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

  • A. 1/2.
  • B. 3/4.
  • C. 2/3.
  • D. 4/5.
Câu 9
Mã câu hỏi: 5986

Khí hậu là hiện tượng khí tượng .............

  • A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.
  • B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.
  • C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.
  • D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
Câu 10
Mã câu hỏi: 5987

Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

  • A. Ẩm kế.
  • B. Áp kế.
  • C. Nhiệt kế.
  • D. Vũ kế.
Câu 11
Mã câu hỏi: 5988

Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 8
Câu 12
Mã câu hỏi: 5989

Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm gì?

  • A. Nằm phía trên tầng đối lưu.
  • B. Các tầng không khí cực loãng.
  • C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.
  • D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người
Câu 13
Mã câu hỏi: 5990

Nước luôn di chuyển giữa ..........

  • A. đại dương, các biển và lục địa.
  • B. đại dương, lục địa và không khí.
  • C. lục địa, biển, sông và khí quyển.
  • D. lục địa, đại dương và các ao, hồ.
Câu 14
Mã câu hỏi: 5991

Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu?

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 3
  • D. 4
Câu 15
Mã câu hỏi: 5992

Ở đới lạnh có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?

  • A. Đài nguyên.
  • B. Thảo nguyên.
  • C. Hoang mạc.
  • D. Rừng lá kim.
Câu 16
Mã câu hỏi: 5993

Các thành phần chính của lớp đất là gì?

  • A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.
  • B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
  • C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 
  • D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.
Câu 17
Mã câu hỏi: 5994

Biển và đại dương có vai trò quan trọng nhất nào đối với khí quyển của Trái Đất?

  • A. Cung cấp nguồn nước vô tận cho bầu khí quyển.
  • B. Cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn của nước.
  • C. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.
  • D. Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.
Câu 18
Mã câu hỏi: 5995

Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

  • A. Trăng tròn và không trăng.
  • B. Trăng khuyết và không trăng.
  • C. Trăng tròn và trăng khuyết.
  • D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.
Câu 19
Mã câu hỏi: 5996

Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?

  • A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
  • B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
  • C. Các hoạt động sản xuất của con người.
  • D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.
Câu 20
Mã câu hỏi: 5997

Nguồn nước bị ô nhiễm không bao gồm ............

  • A. nước biển.
  • B. nước sông hồ.
  • C. nước lọc.
  • D. nước ngầm.
Câu 21
Mã câu hỏi: 5998

Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?

  • A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ.
  • B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm. 
  • C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm.
  • D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao.
Câu 22
Mã câu hỏi: 5999

Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm nào?

  • A. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.
  • B. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.
  • C. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.
  • D. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.
Câu 23
Mã câu hỏi: 6000

Khí áp là gì?

  • A. Các loại gió hành tinh và hoàn lưu khí quyển.
  • B. Sức nén của khí áp lên các bề mặt ở Trái Đất.
  • C. Thành phần chiếm tỉ trọng cao trong khí quyển.
  • D. Sức ép của khí quyển lên bề mặt của Trái Đất.
Câu 24
Mã câu hỏi: 6001

Độ cao trung bình của tầng đối lưu khoảng bao nhiêu?

  • A. 18 km.
  • B. 14 km.
  • C. 16 km.
  • D. 20 km.
Câu 25
Mã câu hỏi: 6002

Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là ai?

  • A. Thứ sử.
  • B. Thái thú.
  • C. Huyện lệnh.
  • D. Tiết độ sứ.
Câu 26
Mã câu hỏi: 6003

Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc?

  • A. Rèn sắt.
  • B. Đúc đồng.
  • C. Làm giấy.
  • D. Làm gốm.
Câu 27
Mã câu hỏi: 6004

 Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc?

  • A. Nước Âu Lạc không xây đắp được thành lũy kiên cố.
  • B. Nước Âu Lạc không có quân đội, vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu.
  • C. Cuộc chiến đấu chống xâm lược không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
  • D. An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác; nội bộ nước Âu Lạc bị chia rẽ.
Câu 28
Mã câu hỏi: 6005

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?

  • A. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.
  • B. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.
  • C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…
  • D. Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu…
Câu 29
Mã câu hỏi: 6006

Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng thời gian nào?

  • A. thế kỉ VII TCN.
  • B. thế kỉ VII.
  • C. thế kỉ III TCN.
  • D. thế kỉ III.
Câu 30
Mã câu hỏi: 6007

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về nhà nước Văn Lang?

  • A. Chưa có luật pháp thành văn và chữ viết.
  • B. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành trì kiên cố.
  • C. Kinh đô đóng ở Phong Khê (Phú Thọ ngày nay).
  • D. Ra đời sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
Câu 31
Mã câu hỏi: 6008

Trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang, đứng đầu các chiềng, chạ (làng, xã) là ai?

  • A. Hùng vương.
  • B. Lạc hầu.
  • C. Lạc tướng.
  • D. Bồ chính.
Câu 32
Mã câu hỏi: 6009

Địa bàn chủ yếu của nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

  • A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D. Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 33
Mã câu hỏi: 6010

Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?

  • A. Thành Luy Lâu.
  • B. Thành Cổ Loa.
  • C. Thành Tống Bình.
  • D. Thành Đại La.
Câu 34
Mã câu hỏi: 6011

Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?

  • A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán.
  • B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.
  • C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
  • D. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.
Câu 35
Mã câu hỏi: 6012

So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác biệt?

  • A. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.
  • B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
  • C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
  • D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 36
Mã câu hỏi: 6013

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?

  • A. Kinh tế phát triển, xã hội có nhiều chuyển biến.
  • B. Nhu cầu cùng làm thủy lợi để bảo vệ nền sản xuất.
  • C. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán.
  • D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên.
Câu 37
Mã câu hỏi: 6014

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.
  • B. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.
  • C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…
  • D. Thường xuyên tổ chức các lễ hội gắn với nền nông nghiệp.
Câu 38
Mã câu hỏi: 6015

Kinh đô của nhà nước Văn Lang là gì?

  • A. Phong Châu (Phú Thọ).
  • B. Phú Xuân (Huế).
  • C. Cấm Khê (Hà Nội) .
  • D. Cổ Loa (Hà Nội).
Câu 39
Mã câu hỏi: 6016

Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ III TCN đến năm 43.
  • B. Từ năm 208 TCN đến năm 43.
  • C. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.
  • D. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.
Câu 40
Mã câu hỏi: 6017

Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?

  • A. Lạc hầu.
  • B. Bồ chính.
  • C. Lạc tướng.
  • D. Xã trưởng.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ