Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2021-2022 - CTST - Trường THCS Chu Văn An

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 6018

Hiện vật nào tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật chế tác đồ đồng của con người thời kì Văn Lang, Âu Lạc?

  • A. Đồ gốm.
  • B. Rìu đá Bắc Sơn.
  • C. Công cụ đá.
  • D. Trống đồng.
Câu 2
Mã câu hỏi: 6019

Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước thành tên gì?

  • A. Văn Lang.
  • B. Âu Lạc.
  • C. Nam Việt.
  • D. An Nam.
Câu 3
Mã câu hỏi: 6020

Trang phục thường ngày của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc như thế nào?

  • A. Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất.
  • B. Mặc khố dài, mình trần, đội mũ cắm lông chim.
  • C. Đóng khố ngắn, mặc áo ngắn, đi guốc mộc.
  • D. Mặc khố dài, áo ngắn, đội mũ gắn lông chim.
Câu 4
Mã câu hỏi: 6021

Người Việt cổ xăm mình để làm gì?

  • A. xua đuổi tà ma.
  • B. tránh bị thủy quái làm hại.
  • C. dễ dàng săn bắt thú rừng.
  • D. hóa trang thành các vị thần.
Câu 5
Mã câu hỏi: 6022

Trong tổ chức cai trị, chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước Âu Lạc là gì?

  • A. Tăng cường thuế khoá và lao dịch nặng nề.
  • B. Chia đất nước ta thành các quận, cử quan lại đến cai trị.
  • C. Chiếm đoạt ruộng đất, bắt dân ta cống nạp sản vật quý.
  • D. Tìm cách xoá bỏ những phong tục tập quán của người Việt.
Câu 6
Mã câu hỏi: 6023

Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thi hành chính sách độc quyền về nội dung gì?

  • A. ruộng đất.
  • B. muối và sắt.
  • C. rượu cồn.
  • D. thuốc phiện.
Câu 7
Mã câu hỏi: 6024

Nội dung nào dưới đây là chuyển biến về xã hội của Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

  • A. Xuất hiện một số ngành thủ công mới: làm giấy…
  • B. Kĩ thuật sản xuất nông nghiệp có nhiều cải biến.
  • C. Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng.
  • D. Mâu thuẫn dân tộc bao trùm trong xã hội.
Câu 8
Mã câu hỏi: 6025

Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc vào Việt Nam nhằm mục đích gì?

  • A. Đào tạo người tài để phục vụ cho chính quyền đô hộ.
  • B. Phát triển văn hoá truyền thống của người Việt.
  • C. Khai hoá văn minh cho dân tộc Việt Nam.
  • D. Nô dịch và đồng hoá nhân dân Việt Nam.
Câu 9
Mã câu hỏi: 6026

Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

  • A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10
Mã câu hỏi: 6027

Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề gì?

  • A. sản xuất thủ công nghiệp.
  • B. nghề nông trồng lúa nước.
  • C. buôn bán qua đường biển.
  • D. nghề khai thác lâm sản.
Câu 11
Mã câu hỏi: 6028

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?

  • A. Có tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết.
  • B. Cư dân đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn.
  • C. Trong ngày lễ hội, cư dân thích vui chơi, đấu vật…
  • D. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây.
Câu 12
Mã câu hỏi: 6029

Câu truyện truyền thuyết nào dưới đây phản ánh về hoạt động làm thủy lợi, phòng chống thiên tai (bão, lũ) của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Sự tích “Trầu cau”.
  • B. Truyền thuyết “An Dương Vương xây thành Cổ Loa”.
  • C. Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”.
  • D. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.
Câu 13
Mã câu hỏi: 6030

Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành gì?

  • A. An Đông đô hộ phủ.
  • B. An Tây đô hộ phủ.
  • C. An Nam đô hộ phủ.
  • D. An Bắc đô hộ phủ.
Câu 14
Mã câu hỏi: 6031

Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp của chính quyền phong kiến phương Bắc khi thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa đối với người Việt?

  • A. Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt.
  • B. Tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
  • C. Bắt người Việt tuân theo các lễ nghi của Trung Hoa.
  • D. Dạy chữ Hán để khai hóa văn minh cho người Việt.
Câu 15
Mã câu hỏi: 6032

Nghề thủ công mới nào mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?

  • A. Làm gốm.
  • B. Khảm xà cừ.
  • C. Rèn sắt.
  • D. Đúc đồng.
Câu 16
Mã câu hỏi: 6033

Bao trùm trong xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa ............

  • A. nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.
  • B. nông dân Việt Nam với quý tộc người Việt.
  • C. quý tộc người Việt với chính quyền đô hộ.
  • D. nông dân người Việt với địa chủ người Hán.
Câu 17
Mã câu hỏi: 6034

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là gì?

  • A. năng lượng trong lòng Trái Đất.
  • B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  • C. năng lượng của bức xạ mặt trời.
  • D. năng lượng từ biển và đại dương.
Câu 18
Mã câu hỏi: 6035

Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của hiện tượng gì?

  • A. băng hà.
  • B. gió.
  • C. nước chảy.
  • D. sóng hiển.
Câu 19
Mã câu hỏi: 6036

Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

  • A. Dạng địa hình nhô cao.
  • B. Đỉnh tròn và sườn dốc.
  • C. Độ cao không quá 200m.
  • D. Tập trung thành vùng.
Câu 20
Mã câu hỏi: 6037

Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

  • A. 3 tầng.
  • B. 4 tầng.
  • C. 2 tầng.
  • D. 5 tầng.
Câu 21
Mã câu hỏi: 6038

Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?

  • A. Vùng vĩ độ thấp.
  • B. Vùng vĩ độ cao.
  • C. Biển và đại dương.
  • D. Đất liền và núi.
Câu 22
Mã câu hỏi: 6039

Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

  • A. Khí áp và độ ẩm khối khí.
  • B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.
  • C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.
  • D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.
Câu 23
Mã câu hỏi: 6040

Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Áp kế.
  • B. Nhiệt kế.
  • C. Vũ kế.
  • D. Ẩm kế.
Câu 24
Mã câu hỏi: 6041

Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào mấy giờ?

  • A. 11 giờ trưa.
  • B. 14 giờ trưa.
  • C. 12 giờ trưa.
  • D. 13 giờ trưa.
Câu 25
Mã câu hỏi: 6042

Biến đổi khí hậu là những thay đổi của yếu tố nào?

  • A. sinh vật.
  • B. sông ngòi.
  • C. khí hậu.
  • D. địa hình.
Câu 26
Mã câu hỏi: 6043

Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là gì?

  • A. nhiệt độ Trái Đất tăng.
  • B. số lượng sinh vật tăng.
  • C. mực nước ở sông tăng.
  • D. dân số ngày càng tăng.
Câu 27
Mã câu hỏi: 6044

Khí hậu là hiện tượng khí tượng như thế nào?

  • A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.
  • B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.
  • C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.
  • D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
Câu 28
Mã câu hỏi: 6045

Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở đâu?

  • A. Béc-lin (Đức).
  • B. Luân Đôn (Anh).
  • C. Pa-ri (Pháp).
  • D. Roma (Italia).
Câu 29
Mã câu hỏi: 6046

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do đâu?

  • A. động đất, núi lửa, sóng thần.
  • B. hoạt động vận động kiến tạo.
  • C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
  • D. sự di chuyển vật chất ở manti.
Câu 30
Mã câu hỏi: 6047

Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Động đất, núi lửa.
  • B. Sóng thần, xoáy nước.
  • C. Lũ lụt, sạt lở đất.
  • D. Phong hóa, xâm thực.
Câu 31
Mã câu hỏi: 6048

Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là gì?

  • A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
  • B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
  • C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.
  • D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.
Câu 32
Mã câu hỏi: 6049

Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng bao nhiêu?

  • A. 18 km.
  • B. 14 km.
  • C. 16 km.
  • D. 20 km.
Câu 33
Mã câu hỏi: 6050

Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Nằm phía trên tầng đối lưu.
  • B. Các tầng không khí cực loãng.
  • C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.
  • D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Câu 34
Mã câu hỏi: 6051

Lớp Ô-dôn có tác dụng nào sau đây?

  • A. Hấp thụ tia cực tím từ Mặt Trời.
  • B. Chống tác nhân phá hủy Trái Đất.
  • C. Bảo vệ sự sống cho loài người.
  • D. Phản hồi sóng vô tuyến, điện từ.
Câu 35
Mã câu hỏi: 6052

Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là gì?

  • A. con người đốt nóng.
  • B. ánh sáng từ Mặt Trời.
  • C. các hoạt động công nghiệp.
  • D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.
Câu 36
Mã câu hỏi: 6053

Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

  • A. Ẩm kế.
  • B. Áp kế.
  • C. Nhiệt kế.
  • D. Vũ kế.
Câu 37
Mã câu hỏi: 6054

Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là gì?

  • A. H2O, CH4, CF
  • B. N2O, O2, H2, CH4.
  • C. CO2, N2O, O2.
  • D. CO2, CH4, CF
Câu 38
Mã câu hỏi: 6055

Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là hoạt động nào sau đây?

  • A. tiết kiệm điện, nước.
  • B. trồng nhiều cây xanh.
  • C. giảm thiểu chất thải.
  • D. khai thác tài nguyên.
Câu 39
Mã câu hỏi: 6056

Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

  • A. Tây ôn đới.
  • B. Gió mùa.
  • C. Tín phong.
  • D. Đông cực.
Câu 40
Mã câu hỏi: 6057

Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng nào?

  • A. cao nguyên.
  • B. đồng bằng.
  • C. đồi.
  • D. núi.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ