Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Toán 10 năm 2019 Trường THPT Yên Phong 1

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (25 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 81585

Cho hai điểm A, B phân biệt và cố định, với I là trung điểm của AB. Tìm tập hợp các điểm  thỏa mãn đẳng thức \(\left| {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB} } \right| = \left| {\overrightarrow {MA}  - \overrightarrow {MB} } \right|.\)

  • A. Đường tròn tâm I, đường kính \(\frac{{AB}}{2}.\)
  • B. Đường tròn đường kính AB
  • C. Đường trung trực của đoạn thẳng AB
  • D. Đường trung trực của đoạn thẳng IA
Câu 2
Mã câu hỏi: 81586

Cho tam giác ABC, với M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Khẳng định nào sau đây sai?

  • A. \(\overrightarrow {MN}  + \overrightarrow {NP}  + \overrightarrow {PM}  = \overrightarrow 0 .\)
  • B. \(\overrightarrow {PB}  + \overrightarrow {MC}  = \overrightarrow {MP} .\)
  • C. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {AC}  = \overrightarrow 0 .\)
  • D. \(\overrightarrow {AP}  + \overrightarrow {BM}  + \overrightarrow {CN}  = \overrightarrow 0 .\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 81587

TXĐ của hàm số \(y = \sqrt {\frac{{3x + 5}}{{x - 1}} - 4} \) là với \(\left( {a;b} \right]\) là các số thực. Tính tổng \(a+b\)?

  • A. \(a + b =  - 8\)
  • B. \(a + b =  10\)
  • C. \(a + b =  8\)
  • D. \(a + b =  10\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 81588

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?

  • A. Nếu x = y thì t.x = t.y 
  • B. Nếu x > y thì x3 > y3
  • C. Nếu số nguyên n có tổng các chữ số bằng 9 thì số tự nhiên n chia hết cho 3
  • D. Nếu x > y thì x2 > y2
Câu 5
Mã câu hỏi: 81589

Cho tam giác ABC. Gọi M, N là các điểm thỏa mãn \(\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB}  = \overrightarrow 0 ,2\overrightarrow {NA}  + 3\overrightarrow {NC}  = \overrightarrow 0 \) và \(\overrightarrow {BC}  = k\overrightarrow {BP} \). Tìm k để ba điểm M, N, P thẳng hàng.

  • A. \(k = \frac{2}{3}\)
  • B. \(k = \frac{3}{5}\)
  • C. \(k = \frac{1}{3}\)
  • D. k = 3
Câu 6
Mã câu hỏi: 81590

Gọi O là tâm hình bình hành ABCD. Đẳng thức nào sau đây sai?

  • A. \(\overrightarrow {AB}  - \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {DB} .\)
  • B. \(\overrightarrow {BC}  - \overrightarrow {BA}  = \overrightarrow {DC}  - \overrightarrow {DA} .\)
  • C. \(\overrightarrow {OA}  - \overrightarrow {OB}  = \overrightarrow {CD} .\)
  • D. \(\overrightarrow {OB}  - \overrightarrow {OC}  = \overrightarrow {OD}  - \overrightarrow {OA} .\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 81591

TXĐ của hàm số \(y = \frac{1}{{\sqrt {2x - 5} }} + \sqrt {9 - x} \) là:

  • A. \(D = \left( {\frac{5}{2};9} \right]\)
  • B. \(\left( {\frac{5}{2};9} \right)\)
  • C. \(\left[ {\frac{5}{2};9} \right)\)
  • D. \(D = \left[ {\frac{5}{2};9} \right]\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 81592

Cho tập \(X = \left\{ {x \in N\left| {\left( {{x^2} - 4} \right)\left( {x - 1} \right)\left( {2{x^2} - 7x + 3} \right) = 0} \right.} \right\}.\) Tính tổng S các phần tử của tập X.

  • A. \(S = \frac{9}{2}.\)
  • B. S = 5
  • C. S = 6
  • D. S = 4
Câu 9
Mã câu hỏi: 81593

Cho parabol (P) có phương trình \(y = {x^2} - 2x + 4\). Tìm điểm mà parabol đi qua.

  • A. Q(4;2)
  • B. N(- 3;1)
  • C. P(4;0)
  • D. M(- 3; 19)
Câu 10
Mã câu hỏi: 81594

Cho hai điểm A và B phân biệt. Điều kiện cần và đủ để I là trung điểm AB là:

  • A. \(\overrightarrow {IA}  = \overrightarrow {IB} .\)
  • B. \(\overrightarrow {IA}  = -\overrightarrow {IB} .\)
  • C. \(\overrightarrow {AI}  = \overrightarrow {BI} .\)
  • D. IA = IB
Câu 11
Mã câu hỏi: 81595

Cho tập hợp \(X = \left( { - \infty ;2} \right] \cap \left( { - 6; + \infty } \right).\) Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. \(X = \left( { - 6;2} \right].\)
  • B. \(X = \left( { - 6; + \infty } \right).\)
  • C. \(X = \left( { - \infty ; + \infty } \right).\)
  • D. \(X = \left( { - \infty ;2} \right].\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 81596

Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?

  • A. Không được làm việc riêng trong giờ học! 
  • B. Đi ngủ đi!
  • C. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. 
  • D. Bạn học trường nào?
Câu 13
Mã câu hỏi: 81597

Cho 2 tập hợp \(A = \left( { - 7;3} \right),B = \left( { - 4;5} \right)\). Chọn khẳng định đúng ?

  • A. \(A \cup B = \left( { - 7; - 4} \right)\)
  • B. \(A{\rm{\backslash }}B = \left( { - 7; - 4} \right]\)
  • C. \(A{\rm{\backslash }}B = \left( { - 7; - 4} \right)\)
  • D. \(A \cap B = \left[ { - 4;3} \right)\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 81598

Chọn khẳng định đúng ?

  • A. Hàm số \(y=f(x)\) được gọi là nghịch biến trên K nếu: \(\forall {x_1};{x_2} \in K,{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)\)
  • B. Hàm số \(f(x)\) được gọi là đồng biến trên K nếu: \(\forall {x_1};{x_2} \in K,{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) \le f\left( {{x_2}} \right)\)
  • C. Hàm số \(f(x)\) được gọi là đồng biến trên K nếu: \(\forall {x_1};{x_2} \in K,{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right)\)
  • D. Hàm số \(f(x)\) được gọi là đồng biến trên K nếu: \(\forall {x_1};{x_2} \in K,{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 81599

Tìm m để hàm số \(y = {x^2} - 2x + 2m + 3\) có giá trị nhỏ nhất trên đoạn [2;5] bằng - 3.

  • A. m = 0
  • B. m = - 9
  • C. m = 1
  • D. m = - 3
Câu 16
Mã câu hỏi: 81600

Cho hai tập hợp M, N thỏa mãn \(M \subset N\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A. \(M \cap N = N.\)
  • B. \(M\backslash N = N.\)
  • C. \(M \cap N = M.\)
  • D. \(M\backslash N = M.\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 81601

Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số chẵn ?

  • A. \(y = {x^2} + \frac{1}{x}\)
  • B. \(y = \frac{x}{{{x^4} - 2{x^2} + 1}}\)
  • C. \(y = \frac{1}{{4{x^3}}}\)
  • D. \(y = {\left( {2x - 1} \right)^{2018}} + {\left( {2x + 1} \right)^{2018}}\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 81602

Tìm hàm số bậc hai có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây.

  • A. \(y = {x^2} - 4x + 5\)
  • B. \(y = {x^2} - 4x - 5\)
  • C. \(y =  - {x^2} + 4x - 3\)
  • D. \(y = {x^2} - 2x + 1\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 81603

Cho hình chữ nhật ABCD và số thực k > 0. Tìm tập hợp các điểm M thỏa mãn đẳng thức \(\left| {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB}  + \overrightarrow {MC}  + \overrightarrow {MD} } \right| = k.\)

  • A. Một đường thẳng.
  • B. Một đường tròn.
  • C. Một điểm.
  • D. Một đoạn thẳng.
Câu 20
Mã câu hỏi: 81604

Tìm tất cả các giá trị của b để hàm số \(y = {x^2} + 2(b + 6)x + 4\) đồng biến trên khoảng \((6; + \infty )\).

  • A. \(b \ge 0\)
  • B. b = - 12
  • C. \(b \ge  - 12\)
  • D. \(b \ge  - 9\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 81605

Tìm khoảng nghịch biến của hàm số \(y =  - {x^2} - 2x + 2017\).

  • A. \(( - 1; + \infty )\)
  • B. \(( - 2; + \infty )\)
  • C. \(( - \infty ; - 1)\)
  • D. \(( - \infty ; 0)\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 81606

TXĐ của hàm số \(y = \frac{{x + 2}}{{{{\left( {x - 3} \right)}^2}}}\) là:

  • A. \(\left( { - \infty ;3} \right)\)
  • B. \(\left( {3; + \infty } \right)\)
  • C. \(R{\rm{\backslash }}\left\{ 3 \right\}\)
  • D. R
Câu 23
Mã câu hỏi: 81607

Cho hai tập \(A = \left[ { - 1;3} \right);\,B = \left[ {a;a + 3} \right]\). Với giá trị nào của a thì \(A \cap B = \emptyset \).

  • A. \(\left[ \begin{array}{l}
    a \ge 3\\
    a <  - 4
    \end{array} \right.\)
  • B. \(\left[ \begin{array}{l}
    a > 3\\
    a <  - 4
    \end{array} \right.\)
  • C. \(\left[ \begin{array}{l}
    a \ge 3\\
    a \le  - 4
    \end{array} \right.\)
  • D. \(\left[ \begin{array}{l}
    a > 3\\
    a \le  - 4
    \end{array} \right.\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 81608

Cho parabol (P) có phương trình \(y = 3{x^2} - 2x + 4\). Trục đối xứng của parabol là đường thẳng:

  • A. \(x = \frac{1}{3}\)
  • B. \(x = \frac{2}{3}\)
  • C. \(x = \frac{-2}{3}\)
  • D. \(x = \frac{-1}{3}\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 81609

Từ 10 điểm phân biệt, lập được tất cả bao nhiêu vecto khác vecto - không có điểm đầu, điểm cuối là 2 trong 10 điểm đã cho ?

  • A. 99
  • B. 90
  • C. 45
  • D. 100

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ