Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Lương Ngọc Quyến

15/04/2022 - Lượt xem: 20
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 118953

Cho  mạch có 3 điện trở mắc nối tiếp lần lượt là 2 Ω, 3 Ω và 4Ω với nguồn điện 10 V, điện trở trong 1 Ω. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn điện là 

  • A. 9 V.            
  • B. 10 V.    
  • C. 1 V.        
  • D. 8 V.
Câu 2
Mã câu hỏi: 118954

Thông số đặc trưng của nguồn điện là gì ? 

  • A. Suất điện động.     
  • B. Suất điện động và điện trở trong.
  • C. Khả năng thực hiện công.       
  • D. Lượng điện tích có trong nguồn.
Câu 3
Mã câu hỏi: 118955

Trong mạch gồm các điện trở R1, R2, …, Rn được mắc song song nhau, ta có : 

  • A.

    Cường độ dòng điện IAB = I1 = I2 =... = In

  • B. Hiệu điện thế UAB = U1 + U2 +…+ Un.
  • C. Điện trở tương đương 1/RAB = 1/R1 + 1/R2 +…+ 1/Rn.   
  • D. điện trở tương đương RAB = R1 + R2 +…+ Rn.
Câu 4
Mã câu hỏi: 118956

Lớp chuyển tiếp p – n dẫn điện 

  • A. tốt khi dòng điện đi từ n sang p và rất kém khi dòng điện đi từ p sang n. 
  • B. tốt khi dòng điện đi từ p sang n và không tốt khi dòng điện đi từ n sang p.
  • C. tốt khi dòng điện đi từ p sang n cũng như khi dòng điện đi từ n sang p. 
  • D. không tốt khi dòng điện đi từ p sang n cũng như khi dòng điện đi từ n sang p.
Câu 5
Mã câu hỏi: 118957

Theo định luật Fa -ra –đây về hiện tượng điện phân thì khối lượng chất được giải phóng ra ở điện cực tỉ lệ với: 

  • A. số Pha-ra –đây       
  • B. đương lượng  điện hoá của chất đó   
  • C. khối lượng dung dịch trong bình điện phân     
  • D. kích thước bình điện phân
Câu 6
Mã câu hỏi: 118958

Khi nhiệt độ thay đổi thì điện trở của kim loại 

  • A. Tăng khi nhiệt độ giảm.     
  • B. Tăng khi nhiệt độ tăng.
  • C. Không đổi khi nhiệt độ thay đổi.    
  • D. Tăng hay giảm khi nhiệt độ tăng tuỳ thuộc bản chất kim loại.
Câu 7
Mã câu hỏi: 118959

Biết rằng khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1 = 3 (Ω) đến R2 = 10,5 (Ω) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó là: 

  • A.  r = 7,5 Ω.    
  • B.  r = 6,75 Ω.    
  • C.  r = 10,5 Ω.      
  • D. r = 7 Ω.
Câu 8
Mã câu hỏi: 118960

Suất điện động của nguồn điện được đo bằng đơn vị nào dưới đây ? 

  • A.

    Vôn (V).       

  • B. Cu-lông (C).           
  • C. Am-pe (A).     
  • D. Hec (Hz).
Câu 9
Mã câu hỏi: 118961

Bản chất dòng điện trong hồ quang điện là dòng các: 

  • A. electron và ion âm.    
  • B. electron và ion dương.  
  • C. electron.       
  • D. electron, ion dương và ion âm.
Câu 10
Mã câu hỏi: 118962

Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện có cường độ 4 A. Dùng bếp này thì đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 25oC trong thời gian 10 phút. Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/ kg.K-1. Hiệu suất của bếp là 

  • A. 0,8 %.        
  • B. 8%.       
  • C. 80%.              
  • D. 78 %.
Câu 11
Mã câu hỏi: 118963

Cường độ điện trường là đại lượng 

  • A. véctơ        
  • B. vô hướng, có giá trị dương.
  • C. vô hướng, có giá trị dương hoặc âm.     
  • D.  vectơ, có chiều luôn hướng vào điện tích.
Câu 12
Mã câu hỏi: 118964

Hai điện tích q1 = -10-6C; q2 = 10-6C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 40cm trong không khí. Cường độ điện trường tổng hợp tại trung điểm M của AB là 

  • A.

    4,5.106V/m       

  • B. 0      
  • C. 2,25.105V/m       
  • D. 4,5.105V/m
Câu 13
Mã câu hỏi: 118965

Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, hiệu điện thế định mức đèn 1 bằng ½ hiệu điện thế định mức đèn 2. Tỉ số điện trở của chúng R1/R2 bằng 

  • A.

    2.      

  • B. 1/4.             
  • C. 4.  
  • D. 1/2
Câu 14
Mã câu hỏi: 118966

Một nguồn điện suất điện động ξ, có điện trở trong r được mắc nối tiếp với điện trở R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn đó bằng 3 nguồn giống hệt nó mắc song song. Cường độ dòng điện trong mạch là 

  • A. I’ = I.           
  • B.  I’ = 3I / 2.              
  • C.  I’ = I / 3.    
  • D. I’ = I / 4.
Câu 15
Mã câu hỏi: 118967

Chọn câu đúng: Khi tăng nhiệt độ, điện trở của bình điện phân sẽ: 

  • A. giảm.         
  • B. Tăng.       
  • C. Không thay đổi.      
  • D.  Có lúc giảm có lúc tăng
Câu 16
Mã câu hỏi: 118968

Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài 

  • A. tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch. 
  • B. tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
  • C. tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.  
  • D. giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
Câu 17
Mã câu hỏi: 118969

Một nguồn điện có suất điện động ξ = 8 V mắc vào 1 phụ tải. Hiệu điện thế của nguồn U = 6,4 V. Hiệu suất của nguồn điện là 

  • A. 88%.      
  • B. 80%.        
  • C. 85%.     
  • D. 90%.
Câu 18
Mã câu hỏi: 118970

Dòng điện có cường độ 0,25 A chạy qua một dây dẫn. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong 10 giây là 

  • A.

    1,56.1020e/s          

  • B. 0,156.1020e/s                  
  • C. 6,4.10-29e/s       
  • D. 0,64.10-29 e/s
Câu 19
Mã câu hỏi: 118971

Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. điện trở của bình là 10Ω, hiệu điện thế đặt vào hai cực là 50V.  xác định lượng bạc bám vào cực âm sau 2h 

  • A. 40,3g        
  • B. 80,6g       
  • C. 20,15g          
  • D. 10,07g
Câu 20
Mã câu hỏi: 118972

Theo định luật Jun – Len – xơ, nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn tỷ lệ :

  • A. với cường độ dòng điện qua dây dẫn.   
  • B. nghịch với bình phương cường độ dòng điện qua dây dẫn.       
  • C. với bình phương điện trở của dây dẫn.    
  • D. với bình phương cường độ dòng điện qua dây dẫn.
Câu 21
Mã câu hỏi: 118973

Hai tụ điện có điện dung C1 = 2 C2 mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế U. Dìm tụ C2 vào điện môi lỏng có hằng số điện môi là 2. Cường độ điện trường giữa hai bản tụ C1 sẽ 

  • A. tăng 3/2 lần         
  • B.  tăng 2 lần          
  • C. giảm còn 1/2 lần       
  • D.  giảm còn 2/3 lần
Câu 22
Mã câu hỏi: 118974

Một dòng điện 0,8 A chạy qua cuộn dây của loa phóng thanh có điện trở 8 W. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây là  

  • A. 0,1 V.       
  • B.  5,1 V.         
  • C. 6,4 V.   
  • D. 10 V.
Câu 23
Mã câu hỏi: 118975

Điện tích q đặt vào trong điện trường, dưới tác dụng của lực điện trường điện tích sẽ :

  • A. di chuyển cùng chiều \(\vec E\) nếu q< 0.   
  • B. di chuyển ngược chiều \(\vec E\) nếu q> 0.
  • C. di chuyển cùng chiều \(\vec E\)  nếu q > 0         
  • D. chuyển động theo chiều bất kỳ.
Câu 24
Mã câu hỏi: 118976

Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều 

  • A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó. 
  • B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
  • C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.           
  • D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
Câu 25
Mã câu hỏi: 118977

Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 1,5A trong khoảng thời gian 3s. Khi đó điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây là 

  • A.  0,5 (C)         
  • B. 2 (C)           
  • C. 4,5 (C)            
  • D.  4  (C)
Câu 26
Mã câu hỏi: 118978

Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (μF), C2 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V).  Điện tích của bộ tụ điện là: 

  • A.

    Qb = 3.10-3 (C).            

  • B. Qb = 1,2.10-3 (C).               
  • C. Qb = 1,8.10-3 (C).     
  • D. Qb = 7,2.10-4 (C).
Câu 27
Mã câu hỏi: 118979

Chọn câu đúng: Khi tăng nhiệt độ, điện trở của bình điện phân sẽ:

  • A. giảm.           
  • B. Tăng.          
  • C. Không thay đổi.    
  • D. Có lúc giảm có lúc tăng
Câu 28
Mã câu hỏi: 118980

Một bếp điện sử dụng mạng điện có hiệu điện thế U = 220 V và khi hoạt động bình thường có điện trở R = 60 W. Mỗi ngày sử dụng bếp điện này trung bình là 3 giờ. Với giá 1 kWh điện là 1500 đồng thì riêng tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện đó trong một tháng (30 ngày) là:

  • A. 108.900 đồng.     
  • B. 72.600 đồng.   
  • C. 163.350 đồng.     
  • D. 217.800 đồng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 118981

Hai quả cầu cùng kích thước nhưng cho tích điện trái dấu và có độ lớn khác nhau. Sau khi cho chúng tiếp xúc nhau vào nhau rồi tách ra thì chúng sẽ:

  • A. Luôn luôn đẩy nhau.
  • B.  Luôn luôn hút nhau.
  • C. Có thể hút hoặc đẩy tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa chúng. 
  • D. Không có cơ sở để kết luận.
Câu 30
Mã câu hỏi: 118982

Một điện tích -1 μC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m  có độ lớn và hướng là

  • A. 9000 V/m, hướng về phía nó.     
  • B. 9000 V/m, hướng ra xa nó.
  • C. 9.109 V/m, hướng về phía nó.       
  • D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó.
Câu 31
Mã câu hỏi: 118983

Khi nhúng một đầu của cặp nhiệt điện vào nước đá đang tan, đầu kia vào nước đang sôi thì suất nhiệt điện của cặp là 0,860mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp này là:

  • A.  6,8µV/K         
  • B. 8,6 µV/K                
  • C. 6,8V/K          
  • D. 8,6 V/K
Câu 32
Mã câu hỏi: 118984

Bộ tụ điện trong chiếc đèn chụp ảnh có điện dung 750 μF được tích điện đến hiệu điện thế 330V. Xác định năng lượng mà đèn tiêu thụ trong mỗi lần đèn lóe sáng:

  • A. 20,8J                 
  • B. 30,8J   
  • C. 40,8J          
  • D. 50,8J
Câu 33
Mã câu hỏi: 118985

Bộ ba tụ điện C1 = C2 = C3/2 ghép song song rồi nối vào nguồn có hiệu điện thế 45V thì điện tích của bộ tụ là 18.10-4C. Tính điện dung của các tụ điện:

  • A. C1 = C2 = 5μF; C3 = 10 μF    
  • B. C1 = C2 = 8μF; C3 = 16 μF 
  • C. C1 = C2 = 10μF; C3 = 20 μF  
  • D. C1 = C2 = 15μF; C3 = 30 μF 
Câu 34
Mã câu hỏi: 118986

Một giọt thủy ngân hình cầu bán kính 1mm tích điện q = 3,2.10-13C đặt trong không khí. Tính cường độ điện trường và điện thế của giọt thủy ngân trên bề mặt giọt thủy ngân:

  • A. 2880V/m; 2,88V      
  • B.  3200V/m; 2,88V             
  • C. 3200V/m; 3,2V           
  • D. 2880; 3,45V
Câu 35
Mã câu hỏi: 118987

Một tụ điện có điện dung 500pF mắc vào hai cực của một máy phát điện có hiệu điện thế 220V. Tính điện tích của tụ điện:    

  • A. 0,31μC  
  • B. 0,21μC   
  • C. 0,11μC         
  • D. 0,01μC 
Câu 36
Mã câu hỏi: 118988

Công của lực lạ làm dịch chuyển lượng điện tích 12C từ cực âm sang cực dương bên trong của một nguồn điện có suất điện động 1,5V là:

  • A. 18J         
  • B.  8J    
  • C. 0,125J       
  • D. 1,8J
Câu 37
Mã câu hỏi: 118989

Trong một đoạn mạch gồm một nguồn điện (E, r) mắc nối tiếp với điện trở thuần R và có dòng điện I chạy qua. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn:

  • A. nhỏ hơn suất điện động của nguồn      
  • B.  lớn hơn suất điện động của nguồn
  • C. bằng suất điện động của nguồn                     
  • D. không phụ thuộc vào điện trở R
Câu 38
Mã câu hỏi: 118990

Hai tụ điện có điện dung C1 = 2 C2 mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế U. Dìm tụ C2 vào điện môi lỏng có hằng số điện môi là 2. Cường độ điện trường giữa hai bản tụ C1 sẽ:

  • A.

    tăng 3/2 lần     

  • B. tăng 2 lần          
  • C. giảm còn 1/2 lần      
  • D. giảm còn 2/3 lần
Câu 39
Mã câu hỏi: 118991

Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng:

  • A. tạo ra lực điện của nguồn 
  • B. duy trì hiệu điện thế của nguồn
  • C. sinh công của nguồn điện       
  • D. gây nhiễm điện cho các vật khác của nguồn
Câu 40
Mã câu hỏi: 118992

Hai điện tích q1 = 5.10-9 C, q2 = - 5.10-9 C đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là

  • A. E = 18000 V/m.    
  • B. E = 36000 V/m.        
  • C. E = 1,800 V/m.       
  • D. E = 0 V/m.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ