Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Nguyễn Thiếp

08/07/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (19 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 235589

Nến được làm bằng parafin, khi đốt nến xảy ra các hiện tượng sau:

1. parafin nóng chảy.

2. Parafin lỏng chuyển thành hơi.

3. Hơi parafin cháy tạo thành khí cacbonic  (CO2) và hơi nước (H2O).

Hiện tượng hóa học là:

  • A. Hiện tượng 1. 
  • B. Hiện tượng 1 và 2.
  • C. Hiện tượng 3.   
  • D. Hiện tượng 2.
Câu 2
Mã câu hỏi: 235590

Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng:

  • A. Số nguyên tố tạo ra chất. 
  • B. Số nguyên tử trong mỗi chất.
  • C. Số phân tử trong mỗi chất.     
  • D. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
Câu 3
Mã câu hỏi: 235591

Cho phương trình hóa học: 2Cu + O2 → 2CuO.

Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng : số phân tử oxi : số phân tử CuO là:

  • A. 1 : 2 : 2.  
  • B. 2 : 2 : 1.    
  • C. 2 : 1 : 2.  
  • D. 2 : 1 : 1.
Câu 4
Mã câu hỏi: 235592

Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên. Quá trình này là:

  • A. Hiện tượng hóa học.
  • B. Hiện tượng vật lí.
  • C. Không phải là hiện tượng vật lí và cũng không phải hiện tượng hóa học.
  • D. Gồm cả hiện tượng vật lí và hóa học.
Câu 5
Mã câu hỏi: 235593

Để lập một phương trình hóa học cần tiến hành các bước sau (ghi không theo thứ tự):

1. Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế của phương trình: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.

2. Viết sơ đồ phản ứng gồm công thức hóa học của các chất tham gia và sản phẩm phản ứng.

3. Kiểm tra kết quả

4. viết phương trình hóa học

Thứ tự các bước là:

  • A. 3,4,1,2     
  • B. 2,1,4,3  
  • C. 1,2,3,4.     
  • D. 4,3,2,1
Câu 6
Mã câu hỏi: 235594

Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac(NH3). Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?

  • A. N2 + H2 → 2NH3   
  • B. N2 + H2 → NH3
  • C. N2 + 3H2 →2NH3  
  • D. N + 3H → NH3
Câu 7
Mã câu hỏi: 235595

Đốt cháy quặng pirit sắt(FeS2) thu được sắt (III) oxit Fe2O3 và khí sunfuarơ SO2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

  • A. 2FeS + O2 → Fe2O3 + SO2    
  • B. FeS2  + O2 → Fe2O3 + 2SO2
  • C. 4FeS2  +11 O2 → 2Fe2O3 + 8SO2    
  • D. 4FeS2  +11 O2 → Fe2O3 + 8SO2
Câu 8
Mã câu hỏi: 235596

Dấu hiệu nào giúp ta khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

  • A. Một trong số các dấu hiệu dưới   
  • B. Có sự thay đổi màu sắc
  • C. Có chất khí thoát ra (sủi bọt) 
  • D. Có chất kết tủa (chất không tan)
Câu 9
Mã câu hỏi: 235597

Khối lượng của chất được bảo toàn trong phản ứng hóa học, vì:

  • A. Tổng số nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.
  • B. Phân tử khối của các chất thay đổi.
  • C. Có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử còn khối lượng các nguyên tử là không đổi.
  • D. Số các phân tử trước và sau phản ứng bằng nhau.
Câu 10
Mã câu hỏi: 235598

Phát biểu nào sau đây về định luật bảo toàn khối lượng là đúng?

  • A. Tổng nguyên tử khối của các chất trước phản ứng và sau phản ứng là bằng nhau trong một phản ứng hóa học.
  • B. Trong một phản ứng hóa học tổng phân tử khối của các chất trước và sau phản ứng là bằng nhau.
  • C. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm tạo thành.
  • D. Tổng số phân tử trước và sau phản ứng được bảo toàn.
Câu 11
Mã câu hỏi: 235599

Trong các thí nghiệm sau, ở thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng vật lý?

  • A. Hòa tan muối ăn vào nước.
  • B. Hòa tan đường vào nước.
  • C. Lấy một lượng thuốc tím (rắn) bỏ vào ống nghiệm rồi đun nóng. Đun tàn đỏ của que đóm vào gần miệng ống nghiệm, thấy que đóm bùng cháy.
  • D. Cả A và B
Câu 12
Mã câu hỏi: 235600

Cho các hiện tượng sau:

(1) Nước sôi

(2) Nước uống chuyển thành nước đá trong tủ lạnh

(3) Pháo hoa sáng trên bầu trời

(4) Nến cháy sáng.

(5) Bếp điện nóng đỏ khi cắm vào ổ điện.

Các câu trong nhóm nào sau đây chỉ hiện tượng hóa học?

  • A. (1), (2), (5).      
  • B. (1), (2).   
  • C. (2), (3).      
  • D. (3), (4).
Câu 13
Mã câu hỏi: 235601

Nước vôi (canxi hidroxit) quét lên tường sau một thời gian sẽ hóa rắn. Phương trình chữ của phản ứng là phương trình nào sau đây?

  • A. Nước vôi → chất rắn    
  • B. Canxi hidroxit + khí cacbonic → canxi cacbonat + nước
  • C. Ca(OH)2 + khí cacbonic → CaCO3 + H2O   
  • D. Nước vôi +  CO2 → CaCO3 + nước
Câu 14
Mã câu hỏi: 235602

Phản ứng hóa học của CuO và NH3 được biểu diện như sau:xCuO + y NH3 → 3Cu + 3H2O + N2 ↑. Các giá trị của x và y cho phương trình hóa học đã được cân bằng là giá trị nào?

  • A. x = 2; y = 2   
  • B. x = 3; y = 2
  • C. x = 1; y = 1    
  • D. x = 2; y = 1
Câu 15
Mã câu hỏi: 235603

Cho natri(Na) tác dụng với H2O thu được xút( NaOH) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

  • A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2    
  • B. 2Na + H2O → 2NaOH + H2
  • C. Na + H2O →  NaOH + H2     
  • D. 3Na + 3H2O → 3NaOH + 3H2
Câu 16
Mã câu hỏi: 235604

Trong các thí nghiệm sau, ở thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng hóa học?

  • A. Lấy một lượng thuốc tím (rắn) hòa tan vào nước rồi cho bay hơi hết nước, sau đó để nguội.
  • B. Hòa tan muối ăn vào nước.
  • C. Lấy một lượng thuốc tím (rắn) bỏ vào ống nghiệm rồi đun nóng. Đun tàn đỏ của que đóm vào gần miệng ống nghiệm, thấy que đóm bùng cháy.
  • D. Hòa tan đường vào nước.
Câu 17
Mã câu hỏi: 235605

Lập phương trình hóa học sau:

a, Al2(SO4)3 + NaOH →  Al(OH)3 + Na2SO4

b, KNO3 →  KNO2  + O2

c, NaOH + H3PO4  → Na3PO4 + H2O      

d, NaOH + FeCl3 → NaCl   +  Fe(OH)3

Câu 18
Mã câu hỏi: 235606

Đốt cháy 2,8 gam Nhôm trong không khí có chứa Oxi thu được 3,8 gam Nhôm oxit (Al2O3)

a, Viết phương trình hóa học và công thức về khối lượng của phản ứng.

b, Tính khối lượng của khí Oxi đã dùng.

Câu 19
Mã câu hỏi: 235607

Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Al + CuSO4  →  Alx(SO)y  + Cu

a, Tìm hóa trị của Al và gốc SO4. Từ đó suy ra CTHH của Alx(SO)y.

b, Viết lại sơ đồ và lập phương trình hóa học đó?

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ