Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Ngô Quyền

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 93643

Kim loại crom có cấu trúc tinh thể, với phần rỗng chiếm 32%. Khối lượng riêng của crom là d = 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử của crom là: (cho biết Cr: 52g/mol).

  • A. 1,52 A0
  • B. 1,52 nm
  • C. 1,25nm
  • D. 1,25A0
Câu 2
Mã câu hỏi: 93644

Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có trong 5,6g sắt là bao nhiêu?

  • A. 15,66.1024 
  • B. 15,66.1021
  • C. 15,66.1022 
  • D. 15,66.1023
Câu 3
Mã câu hỏi: 93645

Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là hạt nào?

  • A. electron.
  • B. proton.
  • C. nơtron.
  • D. nơtron và electron.
Câu 4
Mã câu hỏi: 93646

Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học:

Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.

Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.

Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.

Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là gì?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 5
Mã câu hỏi: 93647

Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là gì?

  • A. 56137A
  • B. 13756A
  • C. 5681A
  • D. 8156A
Câu 6
Mã câu hỏi: 93648

Trong tự nhiên, một nguyên tử 86222Ra tự động phân rã ra một hạt nhân nguyên tử 24He và một hạt nhân nguyên tử X. X là nguyên tố nào?

  • A. 86222Rn
  • B. 86136Rn
  • C. 88222Ra
  • D. 88134Ra
Câu 7
Mã câu hỏi: 93649

Trong tự nhiên, oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Có bao nhiêu loại phân tử O2?

  • A. 3
  • B. 6
  • C. 9
  • D. 12
Câu 8
Mã câu hỏi: 93650

Trong tự nhiên hidro chủ yếu tồn tại 2 đồng vị 11H và 12H (còn gọi là đơteri, kí hiệu là D). Nước tự nhiên tồn tại dạng nước bán nặng (HOD) và nước thường (H2O). Để tách được 1 gam nước bán nặng cần lấy bao nhiêu gam nước tự nhiên? Cho biết nguyên tử khối của oxi là 16, nguyên tử khối của hidro là 1,008.

  • A. 17,86 gam
  • B. 55,55 gam
  • C. 125,05 gam
  • D. 118,55 gam
Câu 9
Mã câu hỏi: 93651

Cho các phát biểu sau:

(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và notron.

(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.

(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.

(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.

(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

Số phát biểu đúng là gì?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 10
Mã câu hỏi: 93652

Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hoá học của X, Y?

  • A. Fe và S
  • B. S và O
  • C. C và O
  • D. Pb và Cl
Câu 11
Mã câu hỏi: 93653

Một nguyên tố X có 2 đồng vị là 127X và 131X.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. 127X có ít hơn 131X 4 nơtron và 4 electron.
  • B. 127X có ít hơn 131X 4 nơtron.
  • C. 127X có ít hơn 131X 4 proton và 4 electron.
  • D. 127X có ít hơn 131X 4 proton.
Câu 12
Mã câu hỏi: 93654

Trong tự nhiên tìm được hai đồng vị của nguyên tố X. Khảo sát cho thấy cứ 100 nguyên tử của X thì có 73 nguyên tử 63X. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của X là 63,546, số khối của đồng vị còn lại là gì?

  • A. 64
  • B. 65
  • C. 66
  • D. 67
Câu 13
Mã câu hỏi: 93655

Thực nghiệm chỉ ra rằng các nguyên tử bền có tỉ lệ số nơtron/số proton nằm trong khoảng 1 ≤ N/P ≤ 1,5 (trừ trường hợp nguyên tử H). Một nguyên tử X bền có tổng số hạt (proton, nơtron, electron) là 13. X là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây?

  • A. Liti
  • B. Beri
  • C. Cacbon
  • D. Nitơ
Câu 14
Mã câu hỏi: 93656

Oxit X có công thức R2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. X là chất nào dưới đây (biết rằng trong hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron)?

  • A.  N2O.
  • B. Na2O.
  • C. Cl2O.
  • D. K2O.
Câu 15
Mã câu hỏi: 93657

Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và M lần lươt là 52 và 82. M và X tạo hơp chất MXa, trong phân tử của hơp chất đó tổng số pronton của các nguyên tử là 77. Xác định công thức của MXa. Biết trong X có tỉ lệ notron: proton ≤ 1,22.

  • A. FeCl3  
  • B. AlCl3
  • C. FeBr3
  • D. AlBr3
Câu 16
Mã câu hỏi: 93658

Phân bố electron trên các lớp K/L/M/N của nguyên tố asen lần lượt là 2/8/18/5. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Lớp ngoài cùng của asen có 2 electron s.
  • B. Điện tích hạt nhân asen là 33+.
  • C. Tổng số electron p của nguyên tử asen là 12.
  • D. Tổng số electron d của nguyên tử asen là 10.
Câu 17
Mã câu hỏi: 93659

Nguyên tử nào sau đây có 8 electron ở lớp ngoài cùng?

  • A. 1632X
  • B. 1840Y
  • C. 818Z
  • D. 2452T
Câu 18
Mã câu hỏi: 93660

Một nguyên tử có 17 electron. Số phân lớp electron của nguyên tử này là gì?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7
Câu 19
Mã câu hỏi: 93661

Một nguyên tử có 4 lớp electron, số electron ở lớp ngoài cùng là 7, các lớp trong đều đã bão hòa electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là bao nhiêu?

  • A. 35
  • B. 25
  • C. 17
  • D. 7
Câu 20
Mã câu hỏi: 93662

Một nguyên tử có 19 electron. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là gì?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 21
Mã câu hỏi: 93663

Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là gì?

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 8
Câu 22
Mã câu hỏi: 93664

Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là gì?

  • A. 1+
  • B. 2+
  • C. 3+
  • D. 4+
Câu 23
Mã câu hỏi: 93665

Ứng với lớp M(n = 3) có bao nhiêu phân lớp?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 9
Câu 24
Mã câu hỏi: 93666

Cho các phát biểu sau:

a. Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz có năng lượng như nhau.

b. Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz chỉ khác nhau về định hướng trong không gian.

c. Năng lượng của các electron thuộc các phân lớp 3s, 3p, 3d là khác nhau.

d. Năng lượng của các electron thuộc các obitan 2s và 2px là như nhau.

e. Phân lớp 3d đã bão hoà khi đã xếp đầy 10 electron.

Các khẳng định đúng là?

  • A. a, b, c
  • B. b và c
  • C. a, b, e
  • D. a, b, c, e
Câu 25
Mã câu hỏi: 93667

Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
  • B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.
  • C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.
  • D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng gần bằng nhau.
Câu 26
Mã câu hỏi: 93668

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

  • A. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một lớp
  • B. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp
  • C. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp
  • D. Các electron có mức năng lượng khác nhau được xếp vào cùng một lớp
Câu 27
Mã câu hỏi: 93669

Các obitan trong cùng một phân lớp electron có đặc điểm gì?

  • A. Có cùng định hướng trong không gian
  • B. Có cùng mức năng lượng
  • C. Khác nhau về mức năng lượng
  • D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi phân lớp
Câu 28
Mã câu hỏi: 93670

Nguyên tử X có ký hiệu 2656X. Cho các phát biểu sau về X:

Nguyên tử của nguyên tố X có 8 electron ở lớp ngoài cùng.

Nguyên tử của nguyên tố X có 30 nơtron trong hạt nhân.

X là một phi kim.

X là nguyên tố d.

Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là?

  • A. (1), (2), (3) và (4).
  • B. (1), (2) và (4).
  • C. (2) và (4).
  • D. (2), (3) và (4).
Câu 29
Mã câu hỏi: 93671

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng [Ne]3s23p3. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. X ở ô số 15 trong bảng tuần hoàn.
  • B. X là một phi kim.
  • C. Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron p.
  • D. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron.
Câu 30
Mã câu hỏi: 93672

Cấu hình electron nào sau đây viết sai?

  • A. 1s22s22p5
  • B. 1s22s22p63s23p64s1
  • C. 1s22s22p63s23p64s24p5
  • D. 1s22s22p63s23p63d34s2
Câu 31
Mã câu hỏi: 93673

Trong nguyên tử X, lớp có mức năng lượng cao nhất là lớp M. Phân lớp p của lớp này có 4 electron. Số electron của nguyên tử X là bao nhiêu?

  • A. 6
  • B. 16
  • C. 18
  • D. 14
Câu 32
Mã câu hỏi: 93674

Một nguyên tố có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là gì?

  • A. 6
  • B. 8
  • C. 12
  • D. 14
Câu 33
Mã câu hỏi: 93675

Một nguyên tố d có 4 lớp electron, phân lớp ngoài cùng đã bão hòa electron. Tổng số electron s và electron p của nguyên tố này là bao nhiêu?

  • A. 18
  • B. 20
  • C. 26
  • D. 36
Câu 34
Mã câu hỏi: 93676

Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố phi kim?

  • A. 8, 9, 15.
  • B. 2, 5, 11.
  • C. 3, 9, 16. 
  • D. 3, 12, 13.
Câu 35
Mã câu hỏi: 93677

Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương úng. Dãy nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron ở lớp ngoài cùng?

  • A. 11, 24, 31.
  • B. 18, 26, 36.
  • C. 17, 27, 35.
  • D. 20, 26, 30.
Câu 36
Mã câu hỏi: 93678

X là nguyên tố p. Biết rằng trong nguyên tử X, số electron p nhiều hơn số electron s là 9. Số electron ở lớp ngoài cùng của X là gì?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6
Câu 37
Mã câu hỏi: 93679

Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tố kim loại?

  • A.

    1s22s22p63s23p6.

  • B. 1s22s22p63s23p5.
  • C. 1s22s22p63s23p3.
  • D. 1s22s22p63s23p1.
Câu 38
Mã câu hỏi: 93680

Chọn cấu hình electron không đúng?

  • A.

    1s22s22p5.

  • B. 1s22s22p63s2.
  • C. 1s22s22p63s23p5.
  • D. 1s22s22p63s23p34s2.
Câu 39
Mã câu hỏi: 93681

Nguyên tử Ca có số hiệu nguyên tử Z = 20. Khi Ca tham gia phản ứng tạo hợp chất ion, ion Ca2+ có cấu hình electron là gì?

  • A. 1s22s22p63s23p6.
  • B. 1s22s22p63s23p44s2.
  • C.

    1s22s22p63s23p64s24p2.

  • D. 1s22s22p63s23p64s1.
Câu 40
Mã câu hỏi: 93682

Nguyên tử X, ion Y2+ và ion Z- đều có cấu hình electron là 1s22s22p6. X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm?

  • A. X: Phi kim ; Y: Khí hiếm ; Z: Kim loại.
  • B. X: Khí hiếm ; Y: Phi kim ; Z: Kim loại .
  • C. X: Khí hiếm ; Y: Kim loại ; Z: Phi kim.
  • D. X: Khí hiếm ; Y: Phi kim ; Z: Kim loại.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ