Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Bùi Thị Xuân

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 93723

Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là bao nhiêu?

  • A. 2, 8, 18, 32. 
  • B. 2, 6, 10, 14.
  • C. 2, 6, 8, 18.
  • D. 2, 4, 6, 8.
Câu 2
Mã câu hỏi: 93724

Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại?

  • A. 1s22s22p63s23p3.
  • B. 1s22s22p63s23p1.
  • C. 1s22s22p63s23p5
  • D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 3
Mã câu hỏi: 93725

Nguyên tố hoá học là gì?

  • A. những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
  • B. những nguyên tử có cùng số khối.
  • C. những nguyên tử có cùng số nơtron.
  • D. những phân tử có cùng phân tử khối.
Câu 4
Mã câu hỏi: 93726

Cấu hình electron chưa đúng là cấu hình nào sau đây?

  • A. Na(Z=11): 1s22s22p63s2
  • B. Na(Z=11): 1s22s22p63s1.
  • C. F (Z=9): 1s22s22p5
  • D. F- (Z=9): 1s22s22p6.
Câu 5
Mã câu hỏi: 93727

Cho các phát biểu sau:

1.Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

2.Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton và số nơtron.

3.Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.

4. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì nó cho biết nguyên tử khối của nguyên tử.

5. Đồng vị \({}_4^1H\) là trường hợp duy nhất mà nguyên tử không chứa nơtron.

6. Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có 1 hoặc 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Số phát biểu đúng?

  • A. 6
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3
Câu 6
Mã câu hỏi: 93728

Đồng có hai đồng vị 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm của đồng vị 65Cu là bao nhiêu?

  • A. 20%
  • B. 70%
  • C. 73%
  • D. 27%
Câu 7
Mã câu hỏi: 93729

Dựa vào thứ tự mức năng lượng sự sắp xếp các phân lớp nào dưới đây là không đúng?

  • A. 1s < 2s.
  • B. 4s > 3s.
  • C. 3d < 4s.
  • D. 3p < 3d.
Câu 8
Mã câu hỏi: 93730

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt là proton và nơtron.
  • B. Trong nguyên tử, số proton và số electron bằng nhau.
  • C. Đồng vị là tập hợp các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron.
  • D. Trong nguyên tử, số proton luôn bằng số hiệu nguyên tử Z.
Câu 9
Mã câu hỏi: 93731

Cấu hình electron của nguyên tố S (Z=16) là gì?

  • A. 1s22s22p63s23p2
  • B. 1s22s22p63s23p4.
  • C. 1s22s22p63s23p6.
  • D. 1s22s22p63s23p5.
Câu 10
Mã câu hỏi: 93732

Số phân lớp e của lớp M (n=3) là bao nhiêu?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 11
Mã câu hỏi: 93733

Cấu hình electron của nguyên tử 39X là 1s22s22p63s23p64s1. Nguyên tử X có đặc điểm

(a)nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA.

(b)số đơn vị điện tích hạt nhân trong hạt nhân nguyên tử X là 20.

(c)X là nguyên tố kim loại mạnh.

(d)X có thể tạo thành ion X+ có cấu hình là 1s22s22p63s23p6.

Số phát biểu đúng?

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2
Câu 12
Mã câu hỏi: 93734

Trong nguyên tử có các hạt mang điện là gì?

  • A. proton
  • B. nơtron
  • C. electron
  • D. proton và electron.
Câu 13
Mã câu hỏi: 93735

Số electron tối đa trong lớp thứ 3 là gì?

  • A. 18e
  • B. 9e
  • C. 32e
  • D. 8e
Câu 14
Mã câu hỏi: 93736

Cho biết một mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 55,85 g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Vậy trong 1 kg sắt có bao nhiêu gam electron?

  • A. 0,255 kg 
  • B. 0,2 g
  • C. 0,5 g
  • D. 0,255 g
Câu 15
Mã câu hỏi: 93737

Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là hạt nào?

  • A. electron
  • B. proton
  • C. proton, nơtron
  • D. electron, nơtron
Câu 16
Mã câu hỏi: 93738

Số khối của nguyên tử bằng tổng số hạt nào?

  • A. số n và e.  
  • B. số p và e.
  • C. tổng số n, p, e.
  • D. số p và n.
Câu 17
Mã câu hỏi: 93739

Số nơtron trong nguyên tử \({}_{19}^{39}K\) là gì?

  • A. 20
  • B. 39
  • C. 19
  • D. 58
Câu 18
Mã câu hỏi: 93740

Cho sơ đồ biểu diễn electron của tử Ag. Cấu hình electron của nguyên tử Ag là gì?

  • A. 1s22s22p63s23p64p1.   
  • B. 1s22s22p63s23p63d104s24p55s1.
  • C. 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s1.   
  • D. 1s22s22p63s23p63d104s24p64d1.
Câu 19
Mã câu hỏi: 93741

Nguyên tử P (Z=15) có số e lớp ngoài cùng là bao nhiêu?

  • A. 7
  • B. 4
  • C. 8
  • D. 5
Câu 20
Mã câu hỏi: 93742

Chọn phát biểu đúng trong các câu sau?

  • A. Hạt nhân nguyên tử chứa các hạt proton mang điện tích dương và các hạt nơtron không mang điện.
  • B. Trong nguyên tử trung hòa, số hạt nơtron luôn bằng số hạt electron.
  • C. Số khối của hạt nhân được kí hiệu là A và được tính bằng số hạt electron và số hạt proton.
  • D. Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở lớp vỏ.
Câu 21
Mã câu hỏi: 93743

Cho Mg (Z=12). Cấu hình electron của Mg2+ là gì?

  • A. 1s22s22p63s2
  • B. 1s22s22p63s23p2.
  • C. 1s22s22p63s23p6.
  • D. 1s22s22p6.
Câu 22
Mã câu hỏi: 93744

Nguyên tử của nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng electron ở các phân lớp p là 9. Nguyên tố A là gì?

  • A. S
  • B. Si
  • C. P
  • D. Cl
Câu 23
Mã câu hỏi: 93745

Cho 2 nguyên tố X (Z=12) và Y (Z=15). Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Tính kim loại của X>Y   
  • B. Tính kim loại của Y>X 
  • C. Tính phi kim của X>Y 
  • D. Tính phi kim của X=Y
Câu 24
Mã câu hỏi: 93746

Trong các câu sau đây, câu nào không đúng?

  • A. Trong nguyên tử, số electron ở phần vỏ bằng số proton của hạt nhân.
  • B. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ bé so với nguyên tử.
  • C. Số khối A = Z + N.
  • D. Nguyên tử khối bằng số nơtron trong hạt nhân.
Câu 25
Mã câu hỏi: 93747

Hiđro có 3 đồng vị là 1H, 2H, 3H Oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Trong tự nhiên, loại phân tử nước có phân tử khối lớn nhất là gì?

  • A. 39u
  • B. 21u
  • C. 20u
  • D. 24u
Câu 26
Mã câu hỏi: 93748

Một nguyên tố X có 11 electron và 12 nơtron. Nguyên tố X có kí hiệu nguyên tử là gì?

  • A. 23X11  
  • B.  11X23
  • C. 11X12
  • D.  12X11
Câu 27
Mã câu hỏi: 93749

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A. Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử
  • B. Đối với các nguyên tố có nhiều đồng vị, nguyên tử khối được tính là giá trị trung bình của nguyên tử khối các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị.
  • C. Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton và electron.
  • D. Trong một số trường hợp, có thể coi nguyên tử khối bằng số khối.
Câu 28
Mã câu hỏi: 93750

Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là gì?

  • A. 6
  • B. 8
  • C. 14
  • D. 16
Câu 29
Mã câu hỏi: 93751

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. X là kim loại hay phi kim?

  • A. Phi kim
  • B. Có thể vừa là kim loại vừa là phi kim
  • C. Không là kim loại cũng không là phi kim
  • D. Kim loại
Câu 30
Mã câu hỏi: 93752

Dãy gồm các ion X+, Yvà nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là gì?

  • A. Na+, F-, Ne. 
  • B. Li+, F-, Ne.   
  • C. Na+, Cl-, Ar.
  • D. K+, Cl-, Ar.
Câu 31
Mã câu hỏi: 93753

Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F . Phát biểu nào sau đây sai ?

  • A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau. 
  • B. 3 ion trên có cấu hình electron của neon (Ne).
  • C. 3 ion trên có số electron bằng nhau.
  • D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.
Câu 32
Mã câu hỏi: 93754

Nguyên tử nguyên tố M có phân bố electron ở phân lớp có năng lượng cao nhất là 3d6. Tổng số electron của nguyên tử M là bao nhiêu?

  • A. 24
  • B. 25
  • C. 26
  • D. 27
Câu 33
Mã câu hỏi: 93755

Cho biết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:

X là 1s2 2s2 2p2

Y là 1s2 2s2 2p6 3s1

Z là 1s2 2s2 2p6 3s2;

T là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1

Q là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

R là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

Các nguyên tố kim loại là?

  • A. Y, Z, T.
  • B. X, Y, T. 
  • C. Z, T, Q. 
  • D.  T, Q, R.
Câu 34
Mã câu hỏi: 93756

Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số proton bằng nhau nhưng khác nhau về số hạt nào?

  • A. số electron
  • B. số nơtron
  • C. số proton
  • D. số điện tích hạt nhân
Câu 35
Mã câu hỏi: 93757

Nói về cấu tạo lớp vỏ electron của nguyên tử, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron.
  • B. Phân lớp d chứa tối đa 5 electron.
  • C. Phân lớp p chứa tối đa 6 electron.
  • D. Lớp thứ ba chứa tối đa 18 electron.
Câu 36
Mã câu hỏi: 93758

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là gì?

  • A. 1s22s22p53s2
  • B. 1s22s22p63s1 
  • C. 1s22s22p63s2.  
  • D. 1s22s22p43s3
Câu 37
Mã câu hỏi: 93759

Cho biết nguyên tử X và Y lần lượt có số hiệu nguyên tử là 15 và 19. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
  • B. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố phi kim.
  • C. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.
  • D. X là nguyên tử của nguyên tố phi kim còn Y là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
Câu 38
Mã câu hỏi: 93760

Trong ion M3- có tổng số hạt là 49, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Cấu hình e của nguyên tố M là gì?

  • A. 1s22s22p
  • B. 1s22s22p63s23p3
  • C. 1s22s22p63s23p1 
  • D. A, B, C sai
Câu 39
Mã câu hỏi: 93761

Cho 3,9g một kim loại kiềm, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lit khí hiđro (ở đktc). Kim loại đó là gì?

  • A. Mg
  • B. K
  • C. Na
  • D. Li
Câu 40
Mã câu hỏi: 93762

Cho 1,44 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO (oxit có hóa trị lớn nhất của M) có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO­4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là 0,224 lít. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là gì?

  • A. ô 30, chu kì 4, nhóm II
  • B. ô 56, chu kì 4, nhóm VIII
  • C. ô 12, chu kì 3, nhóm II
  • D. ô 29, chu kì 4, nhóm I

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ