Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

40 bài tập trắc nghiệm về Con lắc lò xo môn Vật lý lớp 12

13/07/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 279099

Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hoà. Nếu khối lượng m = 200 g thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là 1 s thì khối lượng m bằng 

  • A. 200 g.    
  • B. 100 g.             
  • C. 50 g.       
  • D. 800 g.
Câu 2
Mã câu hỏi: 279100

Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ 

  • A. tăng 2 lần.        
  • B. giảm 2 lần.    
  • C. giảm 4 lần.                  
  • D. tăng 4 lần.
Câu 3
Mã câu hỏi: 279101

Tần số dao động của con lắc lò xo sẽ tăng khi 

  • A. tăng độ cứng của lò xo, giữ nguyên khối lượng con lắc
  • B. tăng khối lượng con lắc, giữ nguyên độ cứng lò xo
  • C. tăng khối lượng con lắc và giảm độ cứng lò xo    
  • D. tăng khối lượng con lắc và độ cứng lò xo
Câu 4
Mã câu hỏi: 279102

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động trên phương ngang của con lắc lò xo khối lượng m, độ cứng k? 

  • A.  Lực đàn hồi luôn bằng lực hồi phục
  • B. Chu kì dao động phụ thuộc k, m
  • C. Chu kì dao động không phụ thuộc biên độ A 
  • D. Chu kì dao động phụ thuộc k, A
Câu 5
Mã câu hỏi: 279103

Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương ngang. Vật nặng ở đầu lò xo có khối lượng m. Để chu kì dao động tăng gấp đôi thì phải thay m bằng một vật nặng khác có khối lượng 

  • A. m’ = 2m     
  • B. m’ = 4m 
  • C. m’ = m/2          
  • D. m’ = m/4
Câu 6
Mã câu hỏi: 279104

Một con lắc lò xo có độ cứng k = 40 N/m, khối lượng m = 100 g. Chu kỳ dao động của con lắc lò xo là: 

  • A. T = π/10 s       
  • B. T = 40 πs         
  • C.  T = 9,93 s             
  • D. T = 20 s
Câu 7
Mã câu hỏi: 279105

Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 0,1 kg, lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Lấy π2 = 10.  Khi thay m bằng m’ = 0,16 kg thì chu kì của con lắc tăng thêm 

  • A. 0,0038 s            
  • B. 0,083 s           
  • C. 0,0083 s             
  • D. 0,038 s
Câu 8
Mã câu hỏi: 279106

Một vật có khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 3 cm thì chu kì dao động của nó là T = 0,3 s. Nếu kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 6 cm thì chu kì dao động của con lắc lò xo là 

  • A.  0,3 s           
  • B. 0,15 s         
  • C. 0,6 s                
  • D.  0,423 s
Câu 9
Mã câu hỏi: 279107

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có vật nặng khối lượng m = 100 g đang dao động điều hòa. Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là 31,4 cm/s và gia tốc cực đại của vật là 4 m/s2. Lấy π2 = 10. Độ cứng của lò xo là 

  • A. 16 N/m      
  • B. 6,25 N/m               
  • C.  160 N/m         
  • D.  625 N/m
Câu 10
Mã câu hỏi: 279108

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn ra 10 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tần số góc của dao động là: 

  • A. 10 rad/s    
  • B. 0,1 rad/s     
  • C. 100 rad/s                   
  • D. π/5 rad/s
Câu 11
Mã câu hỏi: 279109

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k. Khi treo vật m1 thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là T1 = 0,6 s. Khi treo vật m2 thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là T2 = 0,8 s. Khi treo đồng thời hai vật m1 và m2 vào lò xo trên sao cho con lắc vẫn dao động điều hòa với chu kỳ T. Giá trị của T là: 

  • A. 1 s       
  • B. 0,48 s           
  • C. 1,4 s               
  • D. 0,2 s
Câu 12
Mã câu hỏi: 279110

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k. Khi treo vật m1 thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là T1 = 2,5 s. Khi treo vật m2 thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là T2 = 2 s. Khi treo đồng thời hai vật m = m1 - m2 vào lò xo trên sao cho con lắc vẫn dao động điều hòa với chu kỳ T. Giá trị của T là: 

  • A. 1,5 s           
  • B. 3,5 s        
  • C.  0,5 s                   
  • D. 3,2 s
Câu 13
Mã câu hỏi: 279111

Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 10 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ωF . Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi ωF thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi ωF  = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng 

  • A. 40 gam.              
  • B. 10 gam.             
  • C. 120 gam.        
  • D. 100 gam.
Câu 14
Mã câu hỏi: 279112

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 và p2 = 10. Thời gian ngắn nhất kẻ từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là 

  • A. 4/15 s.   
  • B. 7/30 s.         
  • C. 3/10 s                 
  • D.  1/30 s.
Câu 15
Mã câu hỏi: 279113

Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu bên đưới gắn với một quả cầu và kích thích cho hệ dao động với chu kì 0,4s. Cho g = π2 m/s2. Độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng là 

  • A. 0,4 cm        
  • B. 4 cm         
  • C. 40 cm                
  • D. 4π/10 cm
Câu 16
Mã câu hỏi: 279114

Một con lắc lò xo có độ cứng k, khi gắn quả nặng có khối lượng m1 thì chu kỳ dao động của vật là T1 = 0,2 s, khi gắn quả nặng có khối lượng m2 thì chu kỳ dao động là T2 = 0,15 s. Nếu gắn đồng thời hai quả nặng có khối lượng m1 và m2 thì chu kỳ dao động của nó là 

  • A. T = 0,25 s      
  • B. T = 0,2 s        
  • C. T= 1,4 s   
  • D.  0,5 s
Câu 17
Mã câu hỏi: 279115

Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng ở nơi có gia tốc trọng lực g = 10 m/s2. Vật nặng có khối lượng m và dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số góc ω = 20 rad/s. Trong quá trình dao động, chiều dài lò xo biến thiên từ 18 cm đến 22 cm. Lò xo có chiều dài tự nhiên l0 là 

  • A. 17,5 cm     
  • B. 18 cm         
  • C.  20 cm         
  • D. 22 cm
Câu 18
Mã câu hỏi: 279116

Một lò xo có khối lượng không đáng kể, đầu trên cố định, đầu dưới treo quả nặng có khối lượng 80g. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số 4,5 Hz. Trong quá trình dao động độ dài ngắn nhất của lò xo là 40 cm và dài nhất là 56 cm.Lấy g = 9,8 m/s2. Chiều dài tự nhiên của lò xo là     

  • A. 48cm       
  • B. 46 cm         
  • C. 45 cm                
  • D. 46,8 cm
Câu 19
Mã câu hỏi: 279117

Một lò xo có khối lượng không đáng kể, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng 40 g thì lò xo dãn ra một đoạn 98 mm. Độ cứng của lò xo là 

  • A. 4,08 N/m        
  • B. 46 N/m      
  • C.  42 N/m               
  • D. 38 N/m
Câu 20
Mã câu hỏi: 279118

Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m treo quả nặng có khối lượng là 400 g. Treo thêm vật có khối lượng m2, chu kỳ dao động của hai vật là 0,5 s. Khối lượng vật m2 là 

  • A. 0,225 kg       
  • B. 0,2 g        
  • C. 0,5 kg          
  • D.  0,25 kg   
Câu 21
Mã câu hỏi: 279119

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm, có độ cứng 100 N/m. Cắt lò xo trên thành hai lò xo có chiều dài l1 = 10 cm và l2 = 20 cm rồi mắc song song chúng lại thì được  hệ lò xo có độ cứng tương đương 

  • A. 100 N/m     
  • B.  150 N/m       
  • C. 450 N/m              
  • D. 300 N/m
Câu 22
Mã câu hỏi: 279120

Người ta ghép nối tiếp lò xo có độ cứng k1 = 40 N/m với lò xo có độ cứng k2 = 60 N/m thành một lò xo có độ cứng k. Giá trị của k là  

  • A.  100 N/m         
  • B. 24 N/m                     
  • C. 50 N/m                 
  • D. 20 N/m
Câu 23
Mã câu hỏi: 279121

Một con lắc lò xo vật nặng có khối lượng m, khi treo vào lò xo có độ cứng k1 thì nó có chu kỳ T1 = 0,6 s. Khi treo vào lò xo có độ cứng k2 thì nó có chu kỳ T2 = 0,8 s. Khi mắc nối tiếp hai lò xo trên rồi treo vật m vào thì nó dao động với chu kỳ T bằng 

  • A. 0,5s       
  • B.  0,48 s       
  • C. 1 s                     
  • D.  1,4 s
Câu 24
Mã câu hỏi: 279122

Một con lắc lò xo vật nặng có khối lượng m, khi treo vào lò xo có độ cứng k1 thì nó có chu kỳ T1 = 0,6 s. Khi treo vào lò xo có độ cứng k2 thì nó có chu kỳ T2 = 0,8 s. Khi mắc song song hai lò xo trên rồi treo vật m vào thì nó dao động với chu kỳ T bằng 

  • A. 0,5 s         
  • B. 0,48 s           
  • C. 1 s                       
  • D. 1,4 s
Câu 25
Mã câu hỏi: 279123

Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với phương trình: x = 5cos(10pt + p/3) cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Tính chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình vật dao động.    

  • A. 25 cm; 15 cm          
  • B. 34 cm; 24 cm       
  • C. 26 cm; 16 cm      
  • D. 37 cm; 27 cm
Câu 26
Mã câu hỏi: 279124

Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa dọc theo trục tọa độ Ox, gốc O ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng ra xa đầu cố định của lò xo, với phương trình: x = 5cos(10πt + π/3) cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Chiều dài của con lắc ở vị trí vật có li độ x = 2 cm là      

  • A. 25 cm    
  • B. 22 cm         
  • C. 26 cm                
  • D. 18 cm
Câu 27
Mã câu hỏi: 279125

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với phương trình: x = 2cos(10πt + π/3) cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Chọn trục tọa độ 0x thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Tính chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình vật dao động.     

  • A. 22 cm; 18 cm  
  • B. 34 cm; 24 cm 
  • C. 23 cm; 19 cm          
  • D. 37 cm; 27 cm
Câu 28
Mã câu hỏi: 279126

Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa dọc theo trục tọa độ Ox, gốc O ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng ra xa đầu cố định của lò xo, với phương trình:  x = 6cos(10πt + π/3) cm.Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Chiều dài của con lắc ở vị trí cân bằng là 

  • A. 20 cm  
  • B. 21 cm       
  • C.  22 cm                 
  • D. 18 cm
Câu 29
Mã câu hỏi: 279127

Một con lắc lò xo (độ cứng của lò xo là 50 N/m) dao động điều hòa theo phương ngang. Cứ sau 0,05 s thì vật nặng của con lắc lại cách vị trí cân bằng một khoảng như cũ. Lấy  π2 = 10. Khối lượng vật nặng của con lắc bằng                   

  • A. 250 g.  
  • B. 100 g      
  • C. 25 g.                 
  • D. 50 g.
Câu 30
Mã câu hỏi: 279128

Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với phương trình: x = 5cos(10πt + π/3) cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Tính lực đàn hồi của lò xo khi lò xo có chiều dài 23 cm. Biết khối lượng vật nặng là 100 g. Lấy π2 = 10. 

  • A. 1 N         
  • B. 2 N              
  • C.  3 N            
  • D. 4 N
Câu 31
Mã câu hỏi: 279129

Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với phương trình: x = 5cos(10πt + π/3) cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Tính lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo. Biết khối lượng vật nặng là 100 g. Lấy π2 = 10. 

  • A. 5 N; 0 N         
  • B.  2 N; 0 N           
  • C. 3 N; 1,5 N        
  • D. 4 N; 2 N
Câu 32
Mã câu hỏi: 279130

Cho g = 10 m/s2. ở vị trí cân bằng lò xo treo theo phương thẳng đứng dãn 10 cm, thời gian vật nặng đi từ lúc lò xo có chiều dài cực đại đến lúc vật qua vị trí cân bằng lần thứ hai là: 

  • A. 0,1πs   
  • B. 0,15π s         
  • C. 0,2πs               
  • D. 0,3π s
Câu 33
Mã câu hỏi: 279131

Con lắc lò xo treo theo phương thẳng đứng dao động điều hoà, thời gian vật nặng đi từ vị trí thấp nhất đến vị trí cao nhất là 0,2 s. Tần số dao động của con lắc là: 

  • A. 2 Hz 
  • B. 2,4 Hz      
  • C.  2,5 Hz                
  • D. 10 Hz
Câu 34
Mã câu hỏi: 279132

Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang với năng lượng dao động là 20 mJ và lực đàn hồi cực đại là 2 N. I là điểm cố định của lò xo. Khoảng thời gian ngắn nhất từ khi điểm I chịu tác dụng của lực kéo đến khi chịu tác dụng của lực nén có cùng độ lớn 1 N là 0,1 s. Quãng đường ngắn nhất mà vật đi được trong 0,2 s là: 

  • A. 2 cm    
  • B. \({\rm{2  -  }}\sqrt {\rm{3}} \) cm     
  • C. \({\rm{2}}\sqrt {\rm{3}} \) cm                
  • D. 1 cm
Câu 35
Mã câu hỏi: 279133

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với cơ năng dao động là 1 J và lực đàn hồi cực đại là 10 N. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Gọi Q là đầu cố định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp Q chịu tác dụng lực kéo của lò xo có độ lớn 5\(\sqrt 3 \) N là 0,1 s. Quãng đường lớn nhất mà vật nhỏ của con lắc đi được trong 0,4 s là 

  • A. 40 cm     
  • B. 60 cm         
  • C. 80 cm              
  • D. 115 cm
Câu 36
Mã câu hỏi: 279134

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với cơ năng dao động là 1 J và lực đàn hồi cực đại là 10 N. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Gọi Q là đầu cố định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp Q chịu tác dụng lực kéo của lò xo có độ lớn 5\(\sqrt 3 \) N là 0,1 s. Quãng đường lớn nhất mà vật nhỏ của con lắc đi được trong 0,4 s là 

  • A. 40 cm     
  • B. 60 cm         
  • C. 80 cm              
  • D. 115 cm
Câu 37
Mã câu hỏi: 279135

Thời gian ngắn nhất giữa hai lần động năng bằng 3 lần thế năng của vật dao động điều hòa là 40 ms. Chu kỳ dao động của vật là   

  • A. 160 ms         
  • B. 0,24 s            
  • C. 0,08 s            
  • D. 120 ms
Câu 38
Mã câu hỏi: 279136

Một vật khối lượng m = 200 g được treo vào một lò xo nhẹ có độ cứng k. Kích thích để con lắc dao động điều hòa với gia tốc cực đại bằng 16 m/s2 và cơ năng bằng 0,16 J. Biên độ dao động và độ cứng của lò xo là  

  • A. 5 cm; 16 N/m  
  • B. 5 cm; 32 N/m      
  • C. 10 cm; 64 N/m      
  • D. 10 cm; 32 N/m
Câu 39
Mã câu hỏi: 279137

Một vật khối lượng m = 200 g được treo vào một lò xo nhẹ có độ cứng k. Kích thích để con lắc dao động điều hòa với gia tốc cực đại bằng 16 m/s2 và cơ năng bằng 0,16 J. Biên độ dao động và độ cứng của lò xo là  

  • A. 5 cm; 16 N/m  
  • B. 5 cm; 32 N/m      
  • C. 10 cm; 64 N/m      
  • D. 10 cm; 32 N/m
Câu 40
Mã câu hỏi: 279138

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang. Khi vật nặng qua vị trí lò xo không nén không dãn thì nó có động năng bằng 4 mJ, khi lò xo có độ dãn bằng nửa độ dãn cực đại thì động năng của vật bằng 

  • A. 3 mJ       
  • B. 2 mJ         
  • C. 1 mJ                    
  • D. 0,5 mJ

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ