Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Phan Thiện Hải
Vật Lý 9 25/10/2022
Cho hai điện trở R1 = 12 Ω và R2 = 18 Ω được mắc nối tiếp với nhau. Mắc nối tiếp thêm R3 = 20 Ω vào đoạn mạch trên, thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới là bao nhiêu?

Câu trả lời của bạn

img
hi hi
26/10/2022

Điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 12 + 18 + 20 = 50\Omega \)

img
Lê Nguyễn Hạ Anh
Vật Lý 9 25/10/2022
Có ba điện trở R1 = 15Ω, R2 = 25Ω, R3 = 20Ω.

Mắc ba điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc thêm vào mạch một điện trở R4. Điện trở R4 có thể nhận giá trị nào?

Câu trả lời của bạn

img
thủy tiên
26/10/2022

Điện trở tương đương của đoạn mạch ban đầu là: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 15 + 25 + 20 = 60\left( \Omega  \right)\)

Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch ban đầu là: \(I = \frac{U}{{{R_{td}}}} = \frac{{90}}{{60}} = 1,5\left( A \right)\)

Cường độ dòng điện trong mạch sau khi giảm 1 nửa là: \(I' = \frac{I}{2} = \frac{{1,5}}{2} = 0,75\left( A \right)\)

Để giảm cường độ dòng điện xuống còn 0,75 A thì ta cần tăng điện trở của mạch bằng cách mắc nối tiếp thêm điện trở R4

Khi đó, điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R'_{td}} = {R_{td}} + {R_4} = 60 + {R_4}\)

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch lúc sau, ta được: \(I' = \frac{U}{{{{R'}_{td}}}} \Leftrightarrow 0,75 = \frac{{90}}{{60 + {R_4}}} \Rightarrow {R_4} = 60\left( \Omega  \right)\)

img
Bánh Mì
Vật Lý 9 25/10/2022
Trong thí nghiệm khảo sát định luật Ôm, có thể làm thay đổi đại lượng nào trong số các đại lượng sau: hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở của dây dẫn?

Câu trả lời của bạn

img
thanh hằng
26/10/2022

Trong thí nghiệm khảo sát định luật Ôm, có thể làm thay đổi cả 3 đại lượng: hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở của dây dẫn.

img
thanh duy
Vật Lý 9 25/10/2022
Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo của điện trở?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Thị Thúy
26/10/2022

Đơn vị đo của điện trở là Ôm (Ω).

img
Bảo Lộc
Vật Lý 9 25/10/2022
Cho hai dây dẫn có giá trị điện trở là R1 và R2.

Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu mỗi dây dẫn lần lượt là U1 và U2. Biết R2 = 2.R1 và U1 = 2.U2. Khi đưa ra câu hỏi so sánh cường độ dòng điện chạy qua hai dây dẫn đó, bạn A trả lời: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì U1 lớn hơn U2 2 lần”. Bạn B lại nói rằng: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì R1 nhỏ hơn R2 2 lần”. Vậy bạn nào đúng? Bạn nào sai?

Câu trả lời của bạn

img
Mai Bảo Khánh
26/10/2022

Ta có: \({I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{2{U_2}}}{{\frac{{{R_2}}}{2}}} = 4\frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = 4{I_2}\)

⇒ Cường độ dòng điện qua R1 lớn gấp 4 lần cường độ dòng điện qua R2.

Vậy cả hai bạn đều sai.

img
Nguyễn Hồng Tiến
Vật Lý 9 25/10/2022
Từ biểu thức của định luật Ôm, có thể rút ra nhận xét gì?

Câu trả lời của bạn

img
Hoang Vu
26/10/2022

Định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

- Có thể thay đổi điện trở R để thay đổi cường độ dòng điện I.

- Cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.

- Hiệu điện thế tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn.

img
Hoàng Anh
Vật Lý 9 25/10/2022
Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:

A. 1 kΩ = 1000 Ω = 0,01 MΩ

B. 1 MΩ = 1000 kΩ = 1.000.000 Ω

C. 1 Ω = 0,001 kΩ = 0,0001 MΩ

D. 10 Ω = 0,1 kΩ = 0,00001 MΩ

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Thị Thanh
26/10/2022

Đáp án B

A – sai, 1 kΩ = 1000 Ω = 0,001 MΩ

B – đúng.

C – sai, 1 Ω = 0,001 kΩ = 0,000001 MΩ

D – sai, 10 Ω = 0,01 kΩ = 0,00001 MΩ

img
lê Phương
Vật Lý 9 25/10/2022
Khi đặt một hiệu điện thế 10V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25 A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây chỉ còn là 0,75 A?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Ngọc Sơn
26/10/2022

Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên

\(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} \Leftrightarrow \frac{{1,25}}{{0,75}} = \frac{{10}}{{{U_2}}} \Rightarrow {U_2} = \frac{{0,75.10}}{{1,25}} = 6V\)

Vậy phải giảm hiệu điện thế một lượng là 10 – 6 = 4V

img
Duy Quang
Vật Lý 9 25/10/2022
Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1, khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1 = 7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8V?

Câu trả lời của bạn

img
Bùi Anh Tuấn
26/10/2022

Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thêm 10,8V thì hiệu điệu thế đặt vào hai đầu dây dẫn sau đó là 7,2 + 10,8 = 18 V.

Ta có, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó nên:

\(\frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = \frac{{{U_2}}}{{{U_1}}} \Leftrightarrow \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = \frac{{18}}{{7,2}} = 2,5 \Rightarrow {I_2} = 2,5{I_1}\)

img
Trung Phung
Vật Lý 9 25/10/2022
Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 8 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,4 A. Quan sát bảng giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện sau đây và cho biết IA, IB, UC, UD có giá trị bao nhiêu?

Hiệu điện thế (U)

8

9

16

C

D

Cường độ dòng điện I (A)

0,4

A

B

0,95

1

Câu trả lời của bạn

img
Huong Hoa Hồng
26/10/2022

Ta có, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó nên: 

\(\begin{array}{l}
\frac{8}{{0,4}} = \frac{9}{{{I_A}}} = \frac{{16}}{{{I_B}}} = \frac{{{U_C}}}{{0,95}} = \frac{{{U_D}}}{1}\\
 \Rightarrow {I_A} = 0,45A;\;{I_B} = 0,8A;\;{U_C} = 19V;\;{U_D} = 20V
\end{array}\)

 
 
Chia sẻ