Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
sáu
Vật Lý 9 07/11/2022
etg

goof

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Minh Hải
Vật Lý 9 01/11/2022
Hai điện trở R1 = 5 Ω và R2 = 15 Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 2 A. Thông tin nào sau đây là đúng?

A. Điện trở tương đương của cả mạch là 15 Ω.

B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 8 A.

C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 40 V.

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 20 V.

Câu trả lời của bạn

img
g
28/10/2022

fgddddddd

img
hành thư
26/10/2022

Đáp án C

A – sai, điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2} = 5 + 15 = 20\left( \Omega  \right)\)

B – sai, vì hai điện trở mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện qua mạch chính bằng cường độ dòng điện dòng điện qua mỗi điện trở \( \Rightarrow I = {I_1} = {I_2} = 2A\)

C – đúng, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là: \(U = I.{R_{td}} = 2.20 = 40\left( V \right)\)

D – sai, hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là: \({U_1} = {I_1}.{R_1} = 2.5 = 10\left( V \right)\)

img
Anh Nguyễn
Vật Lý 9 01/11/2022
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6 Ω là 0,6 A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là bao nhiêu?

Câu trả lời của bạn

img
Bánh Mì
26/10/2022

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là: U=I.R=0,6.6=3,6V

img
truc lam
Vật Lý 9 01/11/2022
Điện trở của vật dẫn là đại lượng có đặc trưng như thế nào?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Lê Thảo Trang
26/10/2022

Điện trở của vật dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật.

img
Hoang Viet
Vật Lý 9 01/11/2022
Một dây dẫn có điện trở 50 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là bao nhiêu?

Câu trả lời của bạn

img
hà trang
26/10/2022

Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là \({U_{{\rm{max}}}} = {I_{{\rm{max}}}}.R = 0,3.50 = 15V\)

img
Spider man
Vật Lý 9 01/11/2022
Một bóng đèn khi sáng bình thường thì dòng điện qua nó là 0,2 A và hiệu điện thế là 3,6 V. Dùng bóng đèn trên với hiệu điện thế 6 V. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Câu trả lời của bạn

img
Lê Minh Bảo Bảo
26/10/2022

Đáp án C

Điện trở của bóng đèn là: \(R = \frac{U}{I} = \frac{{3,6}}{{0,2}} = 18\left( \Omega  \right)\)

Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn trên với hiệu điện thế 6 V là:

\(I' = \frac{U}{R} = \frac{6}{{18}} \approx 0,3\left( A \right)\)

Thấy \(I' > I{\rm{\;}}\left( {0,3 > 0,2} \right) \Rightarrow \) Đèn sáng mạnh hơn bình thường và sẽ dễ bị cháy.

img
Việt Long
Vật Lý 9 01/11/2022
Trên một biến trở con chạy có ghi Rb (100 Ω - 2 A). Câu nào sau đây là đúng về con số 2 A?

A. Cường độ dòng điện lớn nhất được phép qua biến trở.

B. Cường độ dòng điện bé nhất được phép qua biến trở.

C. Cường độ dòng điện định mức của biến trở.

D. Cường độ dòng điện trung bình qua biến trở.

Câu trả lời của bạn

img
thùy trang
26/10/2022

Đáp án A

Trên một biến trở con chạy có ghi Rb (100Ω - 2A) thì 2A là cường độ dòng điện lớn nhất được phép qua biến trở.

img
Quế Anh
Vật Lý 9 01/11/2022
Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 6 mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4 mA thì hiệu điện thế là bao nhiêu?

Câu trả lời của bạn

img
Anh Thu
26/10/2022

Lúc chưa giảm thì hiệu điện thế gấp \(\frac{{12}}{{0,006}} = 2000\) lần cường độ dòng điện và sau khi giảm ta thấy cường độ dòng điện còn 2 mA.

Vậy hiệu điện thế lúc đó sẽ là: \(U = 2000.0,002 = 4V\)

img
Nguyễn Thị Thúy
Vật Lý 9 25/10/2022
Cho một mạch điện gồm 4 điện trở có giá trị lần lượt là R1 = 8 Ω, R2 = 12 Ω, R3 = 6 Ω, R4 = 4 Ω mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 60 V. Cường độ dòng điện qua mạch có thể là bao nhiêu?

Câu trả lời của bạn

img
Quế Anh
26/10/2022

Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

\({R_{td}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} + {R_4} = 8 + 12 + 6 + 4 = 30O\)

Cường độ dòng điện qua mạch là: \(I = \frac{U}{{{R_{td}}}} = \frac{{60}}{{30}} = 2A\)

img
Lê Nguyễn Hạ Anh
Vật Lý 9 25/10/2022
Có ba điện trở R1 = 15Ω, R2 = 25Ω, R3 = 20Ω.

Mắc ba điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc thêm vào mạch một điện trở R4. Điện trở R4 có thể nhận giá trị nào?

Câu trả lời của bạn

img
thủy tiên
26/10/2022

Điện trở tương đương của đoạn mạch ban đầu là: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 15 + 25 + 20 = 60\left( \Omega  \right)\)

Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch ban đầu là: \(I = \frac{U}{{{R_{td}}}} = \frac{{90}}{{60}} = 1,5\left( A \right)\)

Cường độ dòng điện trong mạch sau khi giảm 1 nửa là: \(I' = \frac{I}{2} = \frac{{1,5}}{2} = 0,75\left( A \right)\)

Để giảm cường độ dòng điện xuống còn 0,75 A thì ta cần tăng điện trở của mạch bằng cách mắc nối tiếp thêm điện trở R4

Khi đó, điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R'_{td}} = {R_{td}} + {R_4} = 60 + {R_4}\)

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch lúc sau, ta được: \(I' = \frac{U}{{{{R'}_{td}}}} \Leftrightarrow 0,75 = \frac{{90}}{{60 + {R_4}}} \Rightarrow {R_4} = 60\left( \Omega  \right)\)

 
 
Chia sẻ