Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Nguyễn Anh Hưng
Ngữ Văn 12 29/06/2022
Nêu cảm nhận của anh/chị về câu nói của người đàn bà: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…” trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Câu trả lời của bạn

img
Lê Viết Khánh
07/07/2022

Câu nói của người đàn bà: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…” thể hiện một tình cảm chân thành, giản dị mà sâu sắc của người mẹ nghèo khổ, giàu tình yêu thương con cái.

img
Van Tho
Ngữ Văn 12 29/06/2022
Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khuất lấp trong hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Câu trả lời của bạn

img
Lan Anh
07/07/2022

Vẻ đẹp khuất lấp trong hình tượng người đàn bà hàng chài

+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. (dẫn chứng)

+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi.

+ Không chịu bỏ chồng vì muốn các con có một mái ấm với cả bố và mẹ, được ăn no.

+ Hiểu được cái khắc nghiệt của cuộc sống mưu sinh trên biển không thể thiếu bàn tay chèo lái của người đàn ông.

+ Hiểu bản chất của người chồng không xấu, hắn ta bạo tàn, vô tình như thực tại cũng vì quá nghèo khổ.

+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời, giàu tình thương

Đặc biệt, trong câu chuyện kể về cuộc đời mình, người đàn bà hàng chài kia đã chấp nhận đau khổ, coi nỗi khổ vận vào đời mình như một lẽ đương nhiên. Chị sống cho con chứ không phải là sống cho mình. Nếu những phụ nữ trên các thuyền khác chấp nhận người đàn ông uống rượu thì chị cũng chấp nhận để chồng đánh chỉ xin chồng là đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Đó là một cách ứng xử rất nhân bản.

img
Hy Vũ
Ngữ Văn 12 29/06/2022
Nêu ý nghĩa của chi tiết: Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má trong văn bản Chiếc thuyền ngoài xa

Theo anh/chị, cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Hiền
07/07/2022

- Chi tiết viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má đã thể hiện sự chuyển biến lớn trong nhận thức của chánh án Đẩu sau khi nghe xong những chia sẻ của người đàn bà hàng chài. Hành động rời chiếc bàn là hành động có ý nghĩa biểu tượng, Đẩu buộc phải rời cương vị của một chánh án bởi từ vị trí đó, từ góc nhìn đó, anh chưa hề biết gì, chưa hề hiểu gì về quyết định người đàn bà hàng chài cả.

- Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, cái gì đó có lẽ chính là nhận thức của Đẩu về cái nhìn, cách nhìn. Từ cái nhìn của một chánh án, từ cách nhìn của bổn phận, trách nhiệm, Đẩu đã chưa hiểu thấu lý do vì sao người đàn bà hàng chài không chịu ly dị gã chồng vũ phu.

img
Anh Nguyễn
Ngữ Văn 12 29/06/2022
Trong phần đầu của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, khi đứng trước cảnh đẹp lúc bình minh trên biển, nhân vật Phùng có cảm xúc gì?

Câu trả lời của bạn

img
Trong Duy
07/07/2022

Trong phần đầu của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, khi đứng trước cảnh đẹp lúc bình minh trên biển, nhân vật Phùng có cảm xúc: Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn và phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức.

img
Nguyễn Thị An
Ngữ Văn 12 29/06/2022
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến bài học đúng đắn về điều gì?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Tiểu Ly
07/07/2022

Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến bài học đúng đắn về: Cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

img
Nguyễn Thị Trang
Ngữ Văn 12 29/06/2022
Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, thằng Phác tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền điều gì?

A. Nó sẽ khiến ông bố của nó phải khổ sở.

B. Nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh.

C. Nó sẽ không bao giờ tha thứ cho bố nó.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu trả lời của bạn

img
hi hi
07/07/2022

Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, thằng Phác tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền: Nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh.

img
minh dương
Ngữ Văn 12 29/06/2022
Phân tích những hiện thân về nỗi thống khổ của người phụ nữ làm nghề chài lưới trong văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Câu trả lời của bạn

img
Trịnh Lan Trinh
07/07/2022

Hiện thân cho nỗi thống khổ của người phụ nữ làm nghề chài lưới:

a/ Ngoại hình xấu xí:

– Thân hình “cao lớn” nhưng “thô kệch”.

– Gương mặt với “những nốt rỗ chằng chịt”.

– “từ nhỏ đã là 1 đứa con gái xấu xí lại rỗ mặt”.

– “cũng vì xấu, trong phố không ai lấy”.

=> Với phụ nữ, ngoại hình xấu xí cũng là điều thua thiệt, bất hạnh…

b/ Nghèo túng, đông con, thuyền chật:

– Khổ về vật chất, đau đớn về tâm hồn: “từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”.

– Lam lũ, vất vả, thiếu thốn:“lưng áo bạc phếch và rách rưới”, “Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”.

– Trải qua nhiều lần sinh nở, có “một sắp con trên dưới 10 đứa”.

– Không gian sống lại là con thuyền lưới vó chật hẹp.

c/ Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa thường xuyên bị hành hạ vũ phu

– Cái cảnh tượng gã chồng “trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà” cứ diễn ra thường xuyên “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.

=> Đau đớn vô hạn về thể xác, nhục nhã về tinh thần: “Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”.

Tiểu kết: Người đàn bà hàng chài là hiện thân sinh động của 1 kiếp người bị “vùi dập, đầy đoạ, hắt hủi, không có ai bênh vực”.

img
Thùy Trang
Ngữ Văn 12 29/06/2022
Phân tích những vẻ đẹp tâm hồn cao cả của người phụ nữ qua nhân vật người đàn bà hàng chài trong văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Câu trả lời của bạn

img
Anh Nguyễn
07/07/2022

Những vẻ đẹp tâm hồn cao cả của người phụ nữ qua nhân vật người đàn bà hàng chài trong văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu:

a/ Bao dung, độ lượng, vị tha:

– Thấy chồng mình đáng thương, đáng được cảm thông: “Lão chồng tôi khi ấy là một người cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi”, “cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính”…Luôn coi chồng mình như người bạn đời thân thiết, cùng “chung lưng đấu cật” để: Chèo chống con thuyền lúc phong ba, nuôi đàn con khôn lớn, gánh vác gia đình, để mưu sinh trong cõi đời cơ cực.

– Nhận mọi lỗi về mình: Cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền chúng tôi đẻ nhiều quá…Giá tôi đẻ ít đi…

– Chắt chiu niềm vui, nâng niu hạnh phúc: Vả lại trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái hoà thuận, vui vẻ…

=> Người đàn bà hàng chài là hiện thân của lòng vị tha, của sự độ lượng, bao dung.

b/ Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa có lòng thương con vô hạn, tình mẫu tử cảm động, thiêng liêng:

– Coi việc mình bị hành hạ và phải chịu đựng đau khổ bất hạnh là lẽ đương nhiên: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ”.

– Tự nguyện hi sinh hạnh phúc của riêng mình vì cuộc sống của những đứa con: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”.

– Thương con, thiết tha nuôi con khôn lớn, nên nhẫn nhục chấp nhận tất cả, chấp nhận cả những trận đòn vũ phu tàn nhẫn của chồng…=> Đức hi sinh thầm lặng mà sâu sắc.

– Niềm vui tội nghiệp mà cao cả: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”

c/ Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa có sự thâm trầm, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:

– Dễ dàng nhận ra sự đơn giản, ngây thơ trong cách nhìn nhận về con người và cuộc sống của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu: “các chú đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…”, “các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…”

– Giúp những người có học thức như Đẩu và Phùng hiểu được nguyên cớ khiến mình không thể từ bỏ gã chồng vũ phu, độc ác: Trên thuyền “cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa”

– Lặng lẽ, kín đáo, thâm trầm: “tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu cái lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”.

=> Vẻ đẹp khuất lấp, “cái hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn con người”.

img
Lê Minh
Ngữ Văn 12 29/06/2022
Phân tích những điểm chung của Phùng và Đẩu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Câu trả lời của bạn

img
Ngoc Han
07/07/2022

Điểm chung của Phùng và Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa:

Cả hai đều có cái nhìn đơn giản, dễ dãi về con người và cuộc sống.

– Có lòng tốt, có thiện chí nhưng đơn giản trong cách nghĩ khi khuyên người đàn bà bỏ chồng…

=> Ngây thơ, ít kinh nghiệm sống.

– “Lão ta hồi trước bảy nhăm có đi lính ngụy không?” => Cái nhìn đầy định kiến về con người, về cuộc sống.

– Họ đều bất lực trong việc giải phóng con người khỏi đói nghèo túng quẫn và bạo lực gia đình. Đẩu và Phùng thiết tha và nỗ lực hành động để giúp người đàn bà thoát khỏi khổ đau, bất hạnh:

+ Khuyên người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa bỏ chồng: “Tôi bảo thực đấy, chị không sống nổi với gã chồng vũ phu, tàn bạo ấy đâu”, nhưng người đàn bà không thể bỏ chồng vì “nỗi khổ của người đàn bà trên một con thuyền không có đàn ông” “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa”

+ Đẩu gọi lão đàn ông lên toà để giáo dục, răn dạy, Phùng nện cho lão đàn ông một trận ra trò, nhưng lão đàn ông vẫn hành hạ vợ tàn nhẫn, vũ phu

=> Không thể giải phóng con người khỏi đói nghèo túng quẫn và bạo lực gia đình chỉ bằng lòng tốt, đạo lí hay luật pháp, cũng không thể dùng bạo lực chống lại bạo lực.

– Có lòng tốt, có thiện chí, có sự ủng hộ của luật pháp công minh, nhưng không thể giải phóng cho người đàn bà và những đứa trẻ hàng chài khỏi những đau khổ và bất hạnh

=> Để giải phóng con người khỏi tình trạng đói nghèo, túng quẫn và lạc hậu, chỉ có lòng tốt và luật pháp công minh thì vẫn còn chưa đủ.

– Đẩu và Phùng đều là những người lính từng hơn 10 năm cầm súng chiến đấu giải phóng vùng biển ấy… nhưng vẫn không thể giải phóng cho người đàn bà và những đứa trẻ hang chài khỏi những đau khổ và bất hạnh

=> Giải phóng con người khỏi đói nghèo túng quẫn còn nhiều trở ngại, gian nan hơn cả cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.

img
Ha Ku
Ngữ Văn 12 29/06/2022
Tìm những chi tiết thể hiện quá trình nhận thức của Phùng và Đẩu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Câu trả lời của bạn

img
Bảo Hân
07/07/2022

Quá trình nhận thức của Phùng và Đẩu

Sự “vỡ lẽ” trước những nghịch lí, uẩn khúc của cuộc đời và quá trình nhận thức của Phùng và Đẩu:

Ban đầu: bất ngờ, ngỡ ngàng, không hiểu được việc người đàn bà luôn nhẫn nhục cam chịu, khi bị hành hạ vũ phu, thường xuyên: “không thể nào hiểu được”

– Về sau: hiểu được những nguyên cớ sâu xa khiến những người phụ nữ hàng chài không thể từ bỏ được gã chồng vũ phu, tàn nhẫn: “Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, – bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, – trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?”, “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao

Công của cái phố huyện vùng biển”

=> Trong cuộc đời, để có thể tồn tại và mưu sinh, có những nghịch lí mà người ta buộc phải chấp nhận

– Phùng có nhiều nhận thức sâu sắc và mới mẻ hơn về con người cuộc sống, về nghệ thuật:

+ Phùng hiểu hơn về Đẩu, về chính mình, về những giới hạn của lòng tốt và luật pháp, về cách nhìn nhận đánh giá con người và cuộc sống.

+ Nhận thức mới mẻ về “Chiếc thuyền ngoài xa”: Hình ảnh “chiếc thuyền vó bè” đậu ở giữa phá, giữa lúc “biển bắt đầu gào thét” đã xuất hiện tới 3 lần… => Vẫn được cảm nhận từ khoảng cách “ngoài xa”, nhưng chiếc thuyền không còn bình yên, thi vị thơ mộng nữa…

+ Nhận thức mới mẻ về bức ảnh nghệ thuật chụp ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm đẹp như mơ:

“Cái màu hồng hồng” … là hiện thân cho vẻ đẹp kì diệu của cuộc sống, cũng là vẻ đẹp mà nghệ thuật đã nắm bắt và thể hiện được
Hình ảnh người đàn bà xấu xí, lam lũ, nghèo khổ, mệt mỏi như đang bước ra từ tấm ảnh chính là hiện thân cho cái lam lũ khó nhọc, cho những uẩn khúc, nghịch lí của cuộc đời.

=> Những nhận thức mới mẻ về mối quan hệ cũng như khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc đời.

 
 
Chia sẻ