Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Toản Viết
Ngữ Văn 12 28/10/2017
phép tu từ ngữ âm thường dùng trong văn bản

Điệp thanh là gì? cho ví dụ phân tích

Câu trả lời của bạn

img
Co Nan
11/11/2017

Chào bạn. Dưới đây là khái niệm và ví dụ minh họa mình đưa ra giúp bạn dễ dàng nắm vững hơn khái niệm điệp thanh. Chúc bạn học tốt cheeky smiley

1. Khái niệm điệp thanh

  • Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.

2. Ví dụ minh họa

Mục đích thi đua ái quốc là gì ?

Diệt giặc đói khổ,

Diệt giặc dốt nát,

Diệt giặc ngoại xâm

Sự xuất hiện liên tục các thanh trắc trong một ngữ đoạn lớn: Diệt giặc đói khổ/Diệt giặc dốt nát/Diệt giặc ngoại xâm, đã tạo ra hơi văn đặc biệt, góp phần nhấn mạnh mục đích của việc “thi đua ái quốc” ⇒ Thể hiện ý chí mạnh mẽ của người phát ngôn.

img
ThẦn LoNg
Ngữ Văn 12 28/10/2017
giá trị biểu đạt cuả từ nôn nao

Giá trị biểu đạt của từ "nôn nao" trong câu thơ "một màu trắng đến nôn nao"  trích trong khổ thơ dưới đây:

"Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao"

(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Mai Hương)

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Anh Hưng
19/07/2017

Chào các bạn! Mình xin mạn phép đưa ra một vài suy nghĩ cho câu hỏi trên nhé! smiley

Trước tiên để có thể xác định được giá trị biểu đạt của một từ nào đó, chúng ta cần chú ý đến ngữ cảnh xuất hiện từ ngữ đó, hay nói cách khác chúng ta phải xem xét đến nội dung tổng thể của khổ thơ, bài thơ. Sau đó xác định từ loại và xem xét tác dụng của từ ngữ đó trong câu thơ, mang giá trị biểu đạt như thế nào.

Với từ "nôn nao" trong câu thơ trên mình nghĩ: đó là từ láy và đặt trong ngữ cảnh với cụm từ "màu trắng đến nôn nao" sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 

Như vậy, từ "nôn nao" trong câu thơ trên đã góp phần hình ảnh hóa, làm chân thực hơn tình cảm xót xa của tác giả trước sự chảy trôi của thời gian, diễn tả sinh động hơn tấm lòng biết ơn, yêu thương của tác giả đối với mẹ. → Chỉ một từ mà tác giả đã làm cho những cảm xúc, tình cảm, những thứ trừu tượng trở nên hình ảnh hơn, chân thực hơn, cụ thể hơn ⇒ tăng giá trị biểu cảm, nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của tác giả


 

img
Hoàng Thanh Nhật
Ngữ Văn 12 28/10/2017
tình bạn, tình yêu tuổi học trò???

hướng dẫn cho em chủ đề 'tình bạn, tình yêu tuổi học trò' với ạ !

Câu trả lời của bạn

img
B Ming_
13/01/2019

Trong đời sống tinh thần của con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng như tình cha con, mẹ con, tình anh em, tình thầy trò, bè bạn… Nhu cầu về tình bạn là nhu cầu cần thiết và quan trọng, vì vậy mà trong ca dao, dân ca có nhiều câu rất cảm động về vấn đề này:

Bạn bè là nghĩa tương tri,
Sao cho sau trước một bề mới yên.

Hoặc:

Ai về ta gởi bức thơ,
Hỏi người bạn cũ bây giờ nơi nao ?!

Hoặc:

Chim lạc bầy thương cây nhớ cội,
Xa bạn xa bè, lặn lội tìm nhau.

Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với Dương Lễ, Bá Nha với Chung Tử Kì, như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê… Trong cuộc sống xung quanh ta cũng có rất nhiều tình bạn đẹp đẽ.

Vậy thế nào là một tình bạn đẹp? Theo em, trước hết đó phải là một tình cảm chân thành, trong sáng, vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau. Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính. Trong số đông bạn bè chung trường, chung lớp, ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người. Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự, hiểu ta và có chung sở thích với ta, mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ.

Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen, vụ lợi và sự đố kị hơn thua. Hiểu biết, thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với nhau, đó mới thực sự là bạn tốt. Còn những kẻ: Khi vui thì vỗ tay vào, Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai không xứng đáng được coi là bạn.
Đã là bạn thân thì thường dễ dàng xuê xoa, bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau. Đó là một sai lầm nên tránh. Nể nang, bao che… chỉ làm cho bạn dấn sâu hơn vào con đường tiêu cực mà thôi. Trong tình huống như thế, bạn rất cần những lời khuyên đúng đắn, sáng suốt và đầy tình thân ái. Giúp bạn sửa chữa sai lầm cũng chính là giúp mình, giữ cho mình đi trên đường ngay lối thẳng để tu dưỡng thành người hữu ích.

Một yếu tố cơ bản để giữ cho tình bạn được bền lâu chính là niềm tin tưởng. Tin bạn cũng như tin mình, luôn nghĩ về bạn bè với những điều tốt đẹp. Có như vậy bạn bè mới trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của ta trong cuộc đời.

Tục ngữ có câu: Học thầy không tày học bạn với nội dung đề cao vai trò của bạn bè không chỉ trong phạm vi học hành mà còn ở nhiều mặt khác. Bạn tốt là gương sáng cho ta noi theo, nhiều lúc bạn đóng vai trò người thầy dẫn dắt, chỉ vẽ cho ta những điều hay lẽ phải. Đường đời vạn nẻo không ít gian nan, thử thách. Trên con đường dằng dặc ấy, nếu có được vài người bạn tâm giao cùng chí hướng, cùng quyết tâm, kề vai sát cánh thì lòng ta ấm áp thêm nhiều và nghị lực cũng tăng lên gấp bội.

Vì những lẽ đó mà tình bạn cao quý là một món quà tinh thần vô giá dành cho những ai biết tôn trọng và nâng niu nó. Tình bạn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình gắn bó dài lâu giữa những người bạn trung thành, thân thiết.

Ta hãy thử hình dung cuộc sống của một người không có bạn bè sẽ tẻ nhạt và cô độc biết bao nhiêu! Cuộc sống ấy u ám như mặt đất thiếu ánh mặt trời, như khu vườn hoang vắng thiếu sắc màu rực rỡ của những bông hoa, thiều tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nói tóm lại, đó là cuộc sống buồn bã và vô vị.
Tình bạn đáng yêu, đáng quý như vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn, vun trồng cho nó mãi mãi xanh tươi. Đối với tuổi trẻ, tình bạn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nào! Chúng ta hãy giạng rộng vòng tay, nối kết tình bạn bè và tình thân ái. Các bạn ơi hãy nhở: Tình bạn – đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người!

img
Anh Trần
12/10/2017

I. Dàn bài

Đề bài: Phát biểu theo chủ đề: Tình bạn, tình yêu tuổi học trò.

1) Mở bài

  • Dẫn dắt vào vấn đề (qua thơ, lời bài hát, những câu danh ngôn,..)
  • Nêu vấn đề: Tình yêu ở tuổi học trò - nên hay không nên?

2) Thân bài

a) Giải thích

  • Tình yêu là gì?
  • Tuổi học trò là gì?

→ Tình yêu tuổi học trò là rung động đầu đời trong sáng, tươi đẹp và ý nghĩa của nam nữ học sinh.

b) Phân tích

  • Tình yêu học trò là không nên nếu không biết yêu vì:
    • Ảnh hưởng đến việc học
    • Chưa chín chắn, chưa phân biệt được tình yêu đích thực
    • Tác động xấu tới tâm lí: buồn giận, ghen tuông,…
    • Biểu hiện tình yêu quá đà, vượt giới hạn

→ Tiểu kết: Tình yêu tuổi học trò không tốt nếu không biết yêu.

  • Tình yêu học trò là nên nếu biết yêu vì:
    • Là tình cảm đầu đời trong sáng, đẹp đẽ.
    • Là động lực học tập
    • Là trải nghiệm, bài học đầu đời
    • Giúp cuộc sống tươi đẹp, lạc quan

c)  Bài học rút ra

  • Tình yêu ở tuổi học trò nên – không nên phụ thuộc vào cách yêu, nhận thức mỗi con người.
  • Thế nào gọi là “biết yêu”
    • Chọn lựa đối tượng, cân nhắc kĩ càng.
    • Lấy tình yêu làm động lực hoàn thiện bản thân.
    • Tình yêu phù hợp với lứa tuổi, đạo đức, khuôn phép xã hội.

3) Kết bài

  • Kết lại vấn đề vừa nghị luận
  • Mở rộng và nâng cao vấn đề

II. Bài mẫu tham khỏa

Bậc trung học phổ thông là thời điểm mà mỗi chúng ta đều có những thay đổi về suy nghĩ và tính cách. Chúng ta lớn hơn, trưởng thành hơn và suy nghĩ chín chắn hơn. Chúng ta sẽ tìm được những tình bạn đẹp. Và những rung động đầu đời thật ngay thơ hồn nhiên, trong sáng. Nhưng thực tế không phải tình bạn nào cũng đẹp, tình yêu nào cũng trong sáng mà không ít những tình bạn, tình yêu mang tính chất lợi dụng và làm cho kết quả học tập và cuộc sống của chúng ta bị ảnh hưởng. Phải biết lựa chọn bạn mà chơi, biết điểm dừng, giới hạn tình cảm.

Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính cách sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động và lí tưởng sống. Những người bạn thường rất thân thiết nhau. Mỗi tình bạn đẹp và trong sáng là một tình bạn giữa những người bạn biết quan tâm đến nhau. Biết chia sẻ những vui buồn. Vui tôi buồn cùng bạn, mượn bờ vai và sẽ trở thành cuốn nhật kí giúp bạn chia sẻ mọi tâm sự. Tình yêu là tình cảm giữa hai người khác giới. Tình yêu bậc trung học phổ thông khá đặc biệt, nó rất trong sáng là rung động đầu đời khiến chúng ta rất vui vẻ và hạnh phúc. Giới hạn giữa tình bạn và tình yêu là rất mong manh. Giữa tình bạn tình yêu dường như có một cánh của vô hình mà đôi khi chúng ta không nhận ra được chúng ta đã bước qua cánh của đó rồi. Giữa những người biết yêu rồi thì chúng ta có thể thấy họ có khá nhiều thay đổi. Họ quan tâm đến vẻ bề ngoài mình hơn họ cảm thấy yêu đời hơn. Chỉ qua một dòng tin nhắn mà họ có thể ngồi cười hết một giờ đồng hồ hoặc cả một ngày. Và cũng có khi chỉ qua một dòng tin nhắn mà khiến họ thẫn thờ. Họ như người mất hồn và họ có thể khóc rất nhiều và nghĩ những điều không hay. Vì tình yêu rất khó diễn tả. Xuân Diệu đã nói:

“Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu ta chắc được yêu”

Nhưng thực chất không phải tình bạn, tình yêu nào cũng tốt đẹp. Tình bạn đẹp không phải là lúc nào cũng bên nhau đi đâu cũng có nhau. Không phải là rủ nhau làm những điều sai trái như rủ nhau đi chơi điện tử, bỏ học, rủ nhau sử dụng loại chất kích thích hay là bao che nhau trong học tập. Đó không phải một tình bạn đẹp trong sáng mà đó chính là hại bạn. Chúng ta cần phải tránh xa. Còn tình yêu, tình yêu bậc trung học phổ thông, một tình yêu trong sáng không phải là thấy một bạn gái dễ thương xinh đẹp, một câu bạn đẹp trai ga lăng là tán. Đây chính là bản năng của con người chứ không phải là tình yêu. Nếu là tình yêu thì sẽ không bao giờ chỉ là vẻ bề ngoài mà chính là tình cảm bên trong. Trong tình yêu bậc trung học phổ thông thường có rất nhiều điều phải phê phán khi thích một người mà không được người đó thích lại mà học đòi người lớn “đánh ghen” đó là việc không dáng để xảy ra. Thực tế những năm trở lại đây, nhưng vụ bạo lực học đường xảy ra rất nhiều mà nguyên nhân một phần vì nhiều bạn đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ. Đọc những bản tường tình với

những lí do mà đau lòng. Trong tình yêu, những khi chia tay nhau họ lại nghĩ quẩn: “Thiếu anh em không thể sống nổi hay em là hạnh phúc đời anh mất em anh như mất đi cuộc sống”.  Những lúc như vậy họ lại nghĩ đến cái chết. Điều này thực tế không đáng xảy ra.

Theo em, khi ở bậc trung học phổ thông này chúng ta hãy tìm cho mình những người bạn thật tốt, Vì cài gì cũng có thể mất được nhưng bạn bè sẽ là mãi mãi. Luôn có bạn bè bên cạnh sẽ luôn sát cánh bên nhau và giúp đỡ nhau. Và cũng phải biết lựa chọn bạn mà chơi, đừng tin vào những bạn chỉ biết rủ ta đi làm những việc xấu. Người bạn tốt không phải là người bạn thấy khuyết điểm của bạn mà bao che bảo là ưu điểm mà người bạn tốt là người bạn biết nói ra khuyết điểm của bạn giúp bạn sửa đổi để tốt hơn. Còn đối với tình yêu bậc trung học phổ thông, nếu khi yêu mà gúp đỡ nhau học tập tiến hộ thì không riêng em mà thầy cô bạn bè đều khuyến khích vì đó mới đích thực là tình yêu thực sự giúp đỡ nhau cố gắng. Còn nếu mà khi yêu khiến chúng ta tính khí trở lên thất thường, lúc nắng lúc mưa, lúc cười, lúc khóc. Làm cho kết quả học tập của chúng ta đi xuống và cuộc sống bị đảo lộn thì tốt nhất chúng ta đừng yêu mà hãy làm bạn. Và đặc biệt khi yêu phải biết giới hạn của nó. Đừng bao giờ vượt quá giới hạn bản thân để xảy ra những điều đáng tiếc.

Tóm lại, bậc trung học phổ thông là thời gian rất đẹp, ba năm học cấp ba sẽ trôi rất nhanh chúng ta hãy biết gìn giữ và phát huy những tình bạn, tình yêu đẹp. Giúp nhau phát triển trong học tập, Đừng quá quan trọng tình yêu trong thời gian này mà hãy để cho nó một khoảng trống. Vì chúng ta chưa đủ chín chắn để yêu. Chúng ta phải biết nghĩ đến tương lai của mình. Đừng vì một lí do nhỏ khi đã yêu mà nghĩ quẩn. Đừng làm phụ lòng của cha mẹ, thầy cô, bạn bè.

img
Phương Thu
Ngữ Văn 12 28/10/2017
giúp em với ạ!

Cho em xin dàn ý chi tiết về: cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước trong bài Việt Bắc - Tố Hữu!!!!!
 

Câu trả lời của bạn

img
_TOM_
20/12/2018

Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm l954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân – tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc.Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. 

Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…. Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.

Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến. 

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc vời vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vi, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác của đất nước. Chỉ những người đã từng sổng Việt Bắc, coi Việt Bắc cũng là quê hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết, những cảm nhận thật sâu sắc, thấm thía về ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, những núi rừng sông suối mang những cái tên thân thuộc – tất cả là khoảng thời gian và không gian lóng lánh kỷ niệm : 

Nhớ gì như nhớ người yêu 

…………………. 

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. 

Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình :

Ta về, mình có nhớ ta 

…………………….. 

Nhớ ai Tiếng hất ân tình thuỷ chung

Có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa.

Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình thường người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng,… .Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề, khó khăn,… tất cả càng làm Việt Bắc thêm ngời sáng trong tâm trí của nhà thơ. Việt Bắc – đó là hình ảnh những mái nhà “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”, là hình ảnh người mẹ trong cái “nắng cháy lưng- Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, là những tháng ngày đồng cam cộng khổ : 

Thương nhau, chia củ sắn lùi 

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng,… 

Có thể nói, âm hưởng trữ tình vang vọng suốt bài thơ đã tạo nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình đồng chí, nghĩa đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời.

Theo dòng hồi tưởng của chủ thể trữ tình, bài thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, những hoạt động tấp nập, những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức. Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ một sử thi hiện dại, bởi vì chỉ cần phác hoạ khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do :

Những đường Việt Bắc của ta 

……………………………. 

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Dân tộc ấy đã vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ, hi sinh để lập nên những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên,… Nhưng Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai, sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của sự hoà quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên – tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên :

Nhớ khi giặc đến giặc lùng 

………………………… 

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Đặc biệt, với những lời thơ trang trọng mà thiết tha, Tố Hữu đã nhấn mạnh, khẳng định Việt Bắc là quê hương của Cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước. Trong những năm tháng đen tối trước Cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa (mưa nguồn suốt lũ, những mây cùng mù )đến xác định như một chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc :

Mình về,còn nhờ núi non 

……………………… 

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa. 

Trong những ngày kháng chiến gian lao, Việt Bắc là nơi có Cụ Hồ sáng soi, có Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công. Để khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng những vần thơ rất mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình :

Ở đâu đau đớn giống nòi 

………………………. 

Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà . 

Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà tính dân tộc. Điểm đáng chú ý trước hết là Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau. Trong cuộc hát đối đáp chia tay lịch sử này, người ở lại lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời đấu tranh gian khổ trước Cách mạng, sau đó người ra đi nối tiếp nhớ lại kỉ niệm thời chín năm kháng chiến.

Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp thuyên chuyển, cân xứng, hài hoà, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư:

Mình về rừng núi nhớ ai 

Trám bùi để rụng măng mai để già; 

…Điều quân chiến dịch thu đông 

Nông thôn phát động giao thông mở đường,… 

Về ngôn ngữ thơ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa. Đó là thứ ngôn ngữ rất giàu hình ảnh cụ thể: 

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày;

Nắng trưa rực rỡ sao tràng;… 

và cũng là thứ ngôn ngữ rất giàu nhạc điệu: 

Chày đêm nện cối đều đều suối xa; 

Đêm đêm rầm rập như là đất rung;… 

Đặc biệt, thơ Tố Hữu sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian: 

Mình về, mình có nhớ ta; 

Mình về, có nhớ chiến khu; 

Nhớ sao lớp học i tờ; 

Nhớ sao ngày tháng cơ quan,; 

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều,… 

Tất cả tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.

Bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhớ tâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.

img
Aser Aser
02/08/2017

Mình xin chia sẻ với các bạn dàn ý sau nhé! smileysmileywinkwinkcheekycheeky

1. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả và tác phẩm (Nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc)
  • Dẫn dắt vào vấn đề: tình yêu quê hương đất nước trong bài Việt Bắc

2. Thân bài

  • Một số nét khái quát:
    • Thời gian sáng tác: từ năm 1946 đến 1954… (Các bạn có thể làm rõ thêm nhé để thấy rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm)
    • Nội dung: Bài thơ là bản tình ca nồng nàn thủy chung son sắt của người cán bộ cách mạng khi chia tay Việt Bắc, là khúc ca hào hùng mà mượt mà thấm đẫm chất trữ tình về tình yêu đối với cách mạng, đối với quê hương, dân tộc….
  • Cảm nhận:
    • Hình ảnh Việt Bắc được tác giả tái hiện qua vẻ đẹp của cảnh và người nơi đây
      • Cảnh Việt Bắc thơ mộng, trữ tình, đằm thắm đầy thi vị được tác giả khắc họa một cách độc đáo, đa dạng và rõ nét (dẫn chứng thơ: trăng lên đầu núi, nắng chiều, bản làng, sương mù, tiếng chày...….)
      • Con người Việt Bắc với những nét tính cách thủy chung, tình nghĩa, ấm nồng tình người, và vẻ đẹp lao động, sinh hoạt bình dị, mà đầy sức sống (dẫn chứng thơ: lớp học, mẹ địu con lên rẫy, bát cơm sẻ nửa……..)
      • Cảnh và người Việt Bắc được tác giả tái hiện một cách hài hòa, giản dị, chân thật và đẹp biết bao (dẫn chứng: chú ý đoạn thơ bức tranh tứ bình nhé! cheeky​)
      • Tình yêu quê hương đất nước, đã được tác giả tái hiện qua sự hòa quyện hài hòa trong vẻ đẹp giản dị, truyền thống, mộc mạc và chân thành giữa cảnh và người nơi đây. Một nỗi buồn chia xa, nỗi lòng thương nhớ dường như khơi dậy từ những tình cảm chân thành và mộc mạc đơn giản đầy nghĩa tình ở Việt Bắc, và phải chăng những hình ảnh quen thuộc đã trở nên đẹp biết bao khi trái tim nhân vật trữ tình đang rạo rực một tình yêu dành cho quê hương. (Các bạn có thể dẫn chứng câu thơ của Chế Lan Viên để làm phong phú hơn cho bài viết nhé: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”)
    • Một Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu trong nỗi nhớ
      • Những chiến công và khí thế chiến đấu (dẫn chứng thơ)
      • Những tình cảm chân thành, lòng yêu nước, căm thù giặc, sự đoàn kết là sức mạnh làm nên chiến thắng.  (dẫn chứng thơ)
      • Việt Bắc là căn cứ kháng chiến, là quê hương của cách mạng (dẫn chứng thơ: chú ý những địa danh……..)
      • Một Việt Bắc được tác giả tái hiện trong niềm tự hào vô vàn về tinh thần, sức mạnh trong kháng chiến. Tự hào về những chiến công, thấu hiểu những khó khăn gian khổ, những mất mát và hiểu một cách sâu sắc về giá trị, lí tưởng chiến đấu cũng là một khía cạnh sâu sắc thể hiện tình cảm yêu quê hương nước thiết tha, nồng nàn trong tâm hồn mỗi con người
    • Không chỉ tự hào bài thơ còn thể hiện niềm hi vọng, niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc
      • Viễn cảnh tươi đẹp của Việt Bắc vào ngày mai (dẫn chứng thơ)
      • Niềm tin vào tương lai, khát vọng, tình nghĩa giữa người với người (dẫn chứng thơ)
      • Đồng thời khẳng định và nhắc nhở những giá trị truyền thống của dân tộc, một sự khao khát, tin tưởng vào những giá trị tuyền thống: tình nghĩa thủy chung, ấm áp….(dẫn chứng thơ)
      • Một niềm tin vững vàng vào tương lai, sự mong chờ vào những điều tốt đẹp có lẽ đi ra từ những trái tim nồng nàn tình yêu đối với quê hương tổ quốc.

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu quê hương đất nước được tái diễn một cách hài hòa, nồng ấm, ngọt ngào và tươi sáng qua bài thơ. Việt Bắc là khúc ca hùng tráng, là bản tình ca dịu ngọt của những cảm xúc, những cung bậc dành cho tình yêu đối với quê hướng đất nước
  • Cảm nhận riêng của cá nhân và mở rộng vấn đề smiley 
img
Phương Thu
Ngữ Văn 12 28/10/2017
giúp em với ạ!

Phân tích tính dân tộc trong nội dung - nghệ thuật của đoạn trích Việt Bắc - Tố Hữu

Câu trả lời của bạn

img
na na
02/08/2017

Mình xin đưa ra dàn ý dưới đây nhé! smiley Các bạn có thể tìm thêm các tư liệu khác. Mong là dàn ý dưới đây sẽ giúp được các bạn phần nào........cheeky

  • Mở bài: 
    • Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc
    • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: tính dân tộc trong nội dung - nghệ thuật của đoạn trích Việt Bắc
  • Thân bài: (các bạn có thể chia làm 2 ý chính để triển khai như sau smiley)
    • Tính dân tộc thể hiện qua nội dung
      • Bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc được tái hiện trong tình cảm thiết tha, gắn bó sâu sắc của tác giả.
      • Bức tranh cuộc sống 
      • Bức tranh bốn mùa nơi núi rừng Việt Bắc
    • Tình cảm thể hiện trong bài thơ bên cạnh tình nghĩa cách mạng sâu đậm của thời đại mới như: tình cảm dành cho Đảng, cho Bác còn là sự hòa nhập và tiếp nối vào nguồn mạch những đạo lí ân tính thủy chung truyền thống của dân tộc
      • Cảnh chia tay đầy lưu luyến
      • Cuộc sống sinh hoạt tuy khó khăn vất vả nhưn giàu tình nghĩa, tràn đầy lạc quan và tin tưởng vào tương lai
    • Tính dân tộc thể hiện qua mặt nghệ thuật:
      • Thể thơ lục bát được vận dung linh hoạt, nhuần nhuyễn, vừa thống nhất vừa biến hóa đa dạng
      • Lối kết cấu đối đáp mình - ta
      • Chất liệu văn học dân gian được vận dụng phong phú, đa dạng đặc biệt là ca dao trữ tình (ví dụ: Bao nhiêu... bấy nhiêu, Trông cho.....)
      • Cách diễn đạt giàu hình ảnh, nghệ thuật hô ứng (Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng - Tiếng ai tha thiết bên cồn/ Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn - Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bất nhiêu..)
      • Các cách chuyển nghĩa truyền thống: so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ
  • Kết bài: 
    • Nêu nhận xét, đánh giá vấn đề
    • Liên tưởng và mở rộng vấn đề bằng cảm nhận của cá nhân

heart Ghi chú: Các bạn nên trích dẫn thơ để làm rõ vấn đề mình đã nêu trên nhé! Với lại ở phần thân bài, trước khi mình đi thẳng vào việc phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc các bạn nên viết một đoạn văn khái quát về bài thơ (nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, ...) để bài viết được hoàn thiện hơn nhé! smiley

img
Lâm Long
Ngữ Văn 12 28/10/2017
Nghị luận văn học

Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Cái này là mình chỉ phân tích đoạn 3 tù "tây tiến đoàn binh ko mọc tóc.... sông mã gầm lên khúc độc hành." thui phải ko, có cần ptich thêm 2 đoạn đầu ko ?

Câu trả lời của bạn

img
Kim Ngan
15/11/2017

Dưới đây là bài văn mẫu: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng mà mình gửi đến bạn tham khảo!

Gợi ý làm bài

     Hình ảnh người lính nói chung và những người lính thời kỳ chống Pháp nói riêng từ lâu đã đi vào văn chương như một nguồn thi cảm. Các nhà thơ viết về người lính với tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào. Giữa muôn vàn những tác phẩm như vậy, "Tây Tiến" là bài thơ có vị trí đặc biệt. "Tây Tiến" là một trong những bài thơ sớm nhất viết về người lính cách mạng, ra đời ngay trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và trở thành thi phẩm xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau năm 1945 cùng với hình tượng người lính Tây Tiến.

    

    Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào và  đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa ( Lào).

Về xuất thân, các chiến sĩ Tây Tiền phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Mặc dù hoàn cảnh chiến đấu rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, thuốc men với căn bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng những người lính Tây Tiến  vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Có thể nói những người lính Thủ đô đã đi vào cuộc kháng chiến mang theo vẹn nguyên cái mộng mơ, lãng mạn, hào hoa của người con đất Hà Thành.

Bài thơ được hình thành từ một nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về những người đồng đội và những ngày tháng, những kỉ niệm không thể nào quên của chính tác giả với đoàn quân Tây Tiến, gắn với vùng đất miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đã đánh thức mọi ấn tượng, kí ức để kết tinh tập trung trong bức chân dung người lính Tây Tiến.

Bằng bút pháp lãng mạn mà không thoát li hiện thực, bài thơ đã khắc họa sừng sững bức tượng đài người lính trường tồn, bất tử mãi mãi với không gian, thời gian.

Trước hết, đó là nét gân guốc, lạ hóa trong ngoại hình của người lính Tây Tiến:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm"

Ta đã từng thấy một “Tiểu đội xe không kính” dí dỏm trong thơ Phạm Tiến Duật thì nay lại thấy một “đoàn binh không mọc tóc” trong thơ Quang Dũng. Nhưng nét gân guốc, lạ hóa trong ngoại hình của người lính Tây Tiến  bắt nguồn từ chính hiện thực đến từng chi tiết. Không mọc tóc là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp, rừng thiêng nước độc, thuốc men không có nên quân xanh màu lá cũng là thực tế hiển nhiên. Tố Hữu khi vẽ chân dung anh vệ quốc quân trong bài cá nước cũng không quên nhắc tới sức ảnh hưởng ghê gớm của căn bệnh quái ác đó:

"Giọt mồ hôi rơi

Trên má anh vàng nghệ"

Nhưng ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm là tâm hồn, khí phách của những người lính Tây Tiến:

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

Nếu câu thơ thứ nhất nhấn mạnh chữ MỘNG thì câu thơ thứ hai nhấn mạnh chữ “Mơ”. Câu thơ mang vẹn nguyên cả ước vọng và điểm đến cuối cùng của đời lính Tây Tiến. Chữ “trừng” được sử dụng khá độc đáo. Người đọc có cảm tưởng như mọi ước mơ khao khát tận đáy lòng đã trào dâng và đong đầy trong ánh mắt người lính. Tứ thơ ấy gợi nhắc đến hình ảnh thơ quen thuộc:

"Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu".

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

Thì ra bao giờ cũng vậy, đích đến cuối cùng của những người lính luôn là hạnh phúc. Nỗi nhớ của họ hướng cả về “dáng kiều thơm”, những bóng hình giai nhân yêu kiều, thướt tha, thanh lịch nào đó ngoài cuộc đời. Họ ra đi chiến đấu vì tự do, độc lập, nhưng trước hết là vì cuộc sống tương lai hạnh phúc mà họ khao khát. Chính vì vậy mà “dáng kiều thơm” trở thành điểm tựa, niềm hi vọng để tiếp thêm cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng.

Những người lính Tây Tiến sống anh dũng mà hi sinh cũng anh hùng. Quang Dũng không hè né tránh hiện thực khắc nghiệt nhất, đau thương nhất, tàn nhẫn nhất của chiến tranh đó là sự hi sinh:

"Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời;

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh;

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lèn khúc độc hành."

Ba lần Quang Dũng nhắc tới sự hy sinh, nhưng lần nào cũng là hình ảnh ẩn dụ để tránh đi từ “chết”. Dường như khi người lính Tây Tiến ngã xuống chỉ là khi anh tạm nghỉ chân trước cuộc đời. Cái chết không đồng nghĩa với ngừng chiến đấu vì tâm hồn, vì ước nguyện của anh sẽ mãi trường tồn với thời gian. Anh ngã xuống nhưng vẫn kịp trao ngọn lửa tuổi trẻ cho những đồng đội tiếp tục con đường cách mạng vinh quang. Sự hi sinh của các anh làm người đọc không khỏi nghẹn ngào: “Rải rác biên cương mồ viền xứ”. Chữ “rải rác” được đảo lên đầu câu, nhấn mạnh cho sự quạnh quẽ, lạnh lẽo, hoang vắng gợi cảm giác xót xa đau đớn nhưng đôi cánh của lí tưởng quên mình vì Tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã xoa dịu nỗi đau làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến.

 

      Có lẽ hình tượng người lính Tây Tiến đã trở thành bất tử với muôn đời. Dòng lịch sử có thể đổi thay nhưng mọi thế hệ sau vẫn gợi nhắc đến các anh như hình tượng đẹp đẽ nhất. Qua dòng hồi tưởng của Quang Dũng, những chiến sĩ Tây Tiến hiện lên trong sự đối mặt với khó khăn, gian khổ, hi sinh nhưng lúc nào cũng lạc quan phơi phới yêu đời. Với âm hưởng thơ lúc dữ dội, khi sôi nổi, lúc lại vang vọng, trầm lắng, bài thơ đã dẫn hồn người đọc trở về một thời quá khứ xưa, để cùng lắng cảm trong nỗi nhớ thương da diết của Quang Dũng.

img
Ri Ta
Ngữ Văn 12 28/10/2017
câu 4 thông điệp ý nghĩa là gì ạ

phân đọc hiểu

Câu trả lời của bạn

img
Văn Duyên
12/11/2017

Câu 1: hiện tượng phá hại môi trường. Theo mình nghĩ thôi nha!heart

img
bach dang
12/11/2017

Theo mình thông điệp mà đoạn ngữ liệu trên là: Chung tay xây dựng văn minh đô thị của Singapore - thiên đường nơi hạ giới.

img
Sương Sương
Ngữ Văn 12 28/10/2017
Đô-xtoi-ép-xki được ca ngợi nhất ở điểm nao ?

Đô-xtoi-ép-xki dược ca ngoi nhất ở điểm nào ?

Câu trả lời của bạn

img
minh thuận
08/09/2017

Đô-xtôi-ép-xki được ca ngợi nhất ở điểm: Là người mà bằng tình yêu nước nồng thắm và tài năng nghệ sĩ trác tuyệt của mình đã cất tiếng nói hiệu triệu người dân Nga đứng lên lật đổ ách cường quyền.

img
Hằng Đỗ
Ngữ Văn 12 28/10/2017
nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Lập dàn ý suy nghĩ về câu nói: "phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta mà đi"

Câu trả lời của bạn

img
thu trang
18/09/2017

Mọi người thử tham khảo dàn ý dưới đây của mình nhé heartwink

  • Mở bài:
    • Dẫn dắt vào vấn đề
    • Nêu vấn đề cần nghị luận: Trích dẫn câu nói hay nêu khái quát nội dung chính của câu nói
  • Thân bài:
    • Giải thích:
      • Bạn là gì? bạn là những người cùng tuổi và có thể không cùng tuổi nhưng có quan hệ quen biết, gần gũi, thân mật với mình
      • Khi mọi người bỏ ta đi: không còn ai bên cạnh, nghĩa là đang trong trạng thái cô độc, bơ vơ, cần sự sẻ chia, san sẻ và cần sự giúp đỡ.
      • Cả câu nói: câu nói đề cao sự gắn bó, chân thành là một diều đáng quý trân trọng trong cuộc đời
    • Bàn luận:
      • Câu nói thể hiện quan niệm về một tình bạn đích thực
        • Một người bạn tốt sẽ là người không bao giờ bỏ rơi ta lúc thành công cũng như thất bại. Trong cơn hoạn nạn mới hiểu được lòng nhau.
        • Bạn không phải là người chỉ đến với ta lúc ta vinh quang, hạnh phúc, giàu có. Một người bạn đích thực luôn mang đến cho ta những nụ cười, sẵn sàng chia sẻ cùng ta trong những lúc ta gặp khó khăn, thử thách, nguy hiểm giữa cuộc đời
      • Trong cuộc sống có vô vàn những người bạn nhưng tìm được cho mình một người bạn không quay lưng lại với ta khi ta cần họ, khi mọi người đều bỏ đi thì thật khó
      • Có những người chơi với bạn chỉ để lợi dụng, và cũng có những người mặc dù thương bạn nhưng không đủ bản lĩnh bảo vệ, giúp đỡ bạn trong lúc nguy hiểm, khó khăn. Đó cũng chưa phải là một tình bạn chân chính.
    • Bài học:
      • Trong cuộc sống, phải biết chọn bạn mà chơi
      • Phải chân thành trong tình bạn để được nhận lại những tình bạn chân thành, những người bạn chân thành.
      • Để có những người bạn tốt, chính chúng ta cũng phải trở thành bạn tốt, nhưng cũng nên cẩn trọng bởi không phải ai đến với ta cũng đều là bạn.
      • Phải biết trân trong, nâng niu, tôn trọng những tình bạn đích thực
  • Kết bài:
    • Kết thúc vấn đề, nêu suy nghĩ riêng của cá nhân

Mong dàn ý trên có thể giúp ích cho bạn! smileysmileysmileysmileysmileysmiley.........

 
 
Chia sẻ