Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Kim Ngan
Ngữ Văn 11 29/04/2022
Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh trăm nơi trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Câu trả lời của bạn

img
hoàng duy
15/04/2022

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “trăm nơi” đó là biện pháp tu từ hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi. Tác giả muốn tình yêu của mình được hòa cùng tình yêu của muôn người. Đó là tình yêu to lớn, tình yêu gắn bó. Tình yêu đó bao la và rộng lớn.

img
Phan Thiện Hải
Ngữ Văn 11 29/04/2022
Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng để sáng tạo các hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí trong Từ ấy của Tố Hữu

Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng để sáng tạo các hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí trong Từ ấy của Tố Hữu

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim”

Câu trả lời của bạn

img
Nguyen Ngoc
15/04/2022

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim”

– Biện pháp nghệ thuật sử dụng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

– Cho thấy niềm vui sướng và hạnh phúc của tác giả khi được chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng

– “Mặt trời chân lí” là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã “chói qua tim”, đem lại ánh sáng cuộc đời như “bừng” lên trong “nắng hạ”.

-> Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng

=> Tố Hữu như muốn khẳng định rằng ánh sáng cách mạng chính là ánh sáng chân lý mà ông đã tìm thấy được, từ đó thức tỉnh lòng yêu nước trong lòng mỗi người dân Việt.

img
Sasu ka
Ngữ Văn 11 29/04/2022
Nêu cảm nhận về hình ảnh khối đời trong bài thơ Từ ấy

Câu trả lời của bạn

img
minh dương
15/04/2022

Cảm nhận về hình ảnh khối đời: “Khối đời” một cách nói trừu tượng về tình đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ của mọi người dân đất Việt Nam. Đó là những con người cùng chung cảnh ngộ khó khăn, cùng chung hoàn cảnh đau khổ. Đó cũng là cũng con người chung lí tưởng, chung chí hướng: sống vì đất nước, vì dân tộc, đấu tranh cho một hòa bình độc lập dân tộc. Tố Hữu muốn nhấn mạnh trong khó khăn gian khổ, con người cùng nhau gần gũi, cùng nhau sát cánh, cùng nhau đứng lên chiến đấu thể hiện tình đoàn kết, tình dân tộc thì mọi điều đều vượt qua dễ dàng.

img
Duy Quang
Ngữ Văn 11 29/04/2022
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “Mặt trời chân lí chói qua tim” trong Từ ấy đối với người chiến sĩ và nhà thơ Tố Hữu

Câu trả lời của bạn

img
Vu Thy
15/04/2022

Lí tưởng đối với Tố Hữu không phải chỉ là chuyện của nhận thức lí trí mà còn là chuyện của tình cảm, chuyện của trái tim.

Có tình cảm thì lí tưởng trở thành hành động cách mạng. Có tình cảm thì lí tưởng có thể trở thành thơ. Sở dĩ lí tưởng cộng sản không chỉ tác động tới nhận thức lí trí mà còn tác động tới tình cảm (“chói qua tim”) của Tố Hữu nữa, vì lí tưởng cộng sản mang nội dung nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc hướng về nhân loại cần lao bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ.

img
From Apple
Ngữ Văn 11 29/04/2022
Trình bày suy nghĩ của em về lý tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay sau khi đọc bài thơ Từ ấy
Trình bày suy nghĩ của em về lý tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay sau khi đọc từ ấy

Câu trả lời của bạn

img
truc lam
Ngữ Văn 11 29/04/2022
Nhận xét và phân tích đặc điểm của giọng thơ và nhịp thơ trong bài Từ ấy

Câu trả lời của bạn

img
hoàng duy
15/04/2022

Giọng thơ hào hứng sôi nổi, nhịp thơ hăm hở dồn dập. Chú ý những hình ảnh rực rỡ, tươi vui, rộn ràng và việc sử dụng điệp từ với tần số cao và ngày càng dồn dập.

img
Anh Thu
Ngữ Văn 11 29/04/2022
Phân tích quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Câu trả lời của bạn

img
Nguyen Phuc
03/05/2022

Nam Cao một nhà văn lớn của dân tộc đã để lại bao tác phẩm hay, mang cả giá trị nội dung và giá trị nhân đạo sâu sắc. Ông là người có tấm lòng đôn hậu chan chứa tình yêu thương và gắn bó với quê hương. Vì vậy, ta có thể thấy cảm hứng chủ đạo của ông qua nhiều tác phẩm đó là hình tượng người nông dân. Một trong những tác phẩm để lại ấn tượng nhất trong lòng người đọc đó là “Chí Phèo”, tác phẩm đã khái quát lại một thời kỳ đầy biến động của đất nước ở những vùng nông thôn nghèo, nơi có những con người thấp cổ bé họng đã bị đày đến đường cùng. Ta có thể thấy rõ điều đó qua quá trình tha hóa của nhân vật chính Chí Phèo của tác phẩm cùng tên.

Tác phẩm “Chí Phèo” được viết vào năm 1936, thuộc đề tài nông dân ở thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đã được đổi tên rất nhiều lần để phù hợp với nội dung. Đến năm 1946, khi truyện ngắn này được in trong “Luống cày” với tên gọi “Chí Phèo” đã thể hiện khái quát nhất và đầy đủ nhất tư tưởng của tác phẩm. Chí Phèo là nhân vật chính của câu chuyện. Hắn có một số phận bất hạnh bị bỏ rơi từ khi còn bé tại một lò gạch cũ, rồi được người dân trong làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi dưỡng. Đến khi trưởng thành, hắn chăm chỉ lao động làm ăn nhưng bị buộc tội oan và đày đi ở tù. Sau khi ra tù, những năm tháng ở nhà tù thực dân phong kiến đã biến Chí từ một con người lương thiện thành một tên hách dịch, rồi làm tay sai cho Bá Kiến. Cuộc sống của Chí bừng sáng hơn khi gặp được Thị Nở, và được thức tỉnh làm người, nhưng rồi bị cự tuyệt bởi Thị Nở khi Thị Nở nghe lời bà cô của mình. Chí tức giận, rồi tìm Bá Kiến trả thù, giết Bá Kiến rồi tự sát.

Nam Cao đã diễn tả quá trình tha hóa của Chí Phèo đầy chua xót bởi từ một con người thiện lương lại trở thành một con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại. Sự xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện đã rất độc đáo – tiếng chửi của Chí Phèo. Hắn say rượu, hắn chửi tất cả mọi người “chửi đời”, “chửi trời”, “chửi cả làng Vũ Đại”, “chửi cả đứa nào đẻ ra hắn”. Khi say rượu, có lẽ người ta sẽ nghĩ rằng người đó không được tỉnh táo, nên không ai chấp với hắn, người ta kệ hắn, hay người ta cũng quen với việc đó rồi, mọi người cứ cho rằng hắn không chửi mình. Nhưng vì sao Chí lại chửi? Tất cả đều có nguyên do của nó, càng say rượu thì Chí càng nhận ra số phận của mình, làm người mà không có một đến ai công nhận. Hắn đau khổ tức giận khi nhận ra được hoàn cảnh của mình, không ai trò chuyện với hắn, đáp lại hắn chỉ là những tiếng sủa của những con chó. Chí là một con người cô độc, sống như không là một con người trên chính mảnh đất mình lớn lên.

Mở màn bằng tiếng chửi của Chí, chắc cũng có người cho rằng hắn từ bé đã là người xấu, được dạy dỗ không đàng hoàng. Nhưng không, Nam Cao đã tiết lộ rằng trước khi đi ở tù hắn là một con người tốt. Hắn có một tuổi thơ đặc biệt, không cha, không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, bị bỏ rơi trong cái lò gạch hoang, rồi được người dân trong làng Vũ Đại nuôi dưỡng. Khi lớn lên, Chí làm canh điền cho Bá Kiến, Chí bỏ sức lao động của mình ra để nuôi bản thân, tính tình hắn tốt lắm “hiền như đất”. Hắn còn rất giàu lòng tự trọng, hắn ghê tởm hành động của mình, cảm thấy nhục nhã khi bị bà ba nhà Bá Kiến bắt làm những việc “không chính đáng”. Hắn cũng là một con người có ước mơ, một ước mơ bình dị như bao người khác “có một gia đình nhỏ”, “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”, “chung lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Khi còn là chàng trai thanh niên tuổi 20, Chí vẫn được coi là một con người, có tấm lòng lương thiện, có hoài bão ước mơ, nhưng chế độ thực dân phong kiến thối nát đã đẩy một con người tốt ấy đến bờ vực – bị cự tuyệt làm người.

Sau bảy, tám năm ra tù, con người hiền lành như đất ấy đâu còn, Chí tha hóa và trở thành con quỷ dữ trên hai phương diện cả ngoại hình lẫn tính cách. Về ngoại hình, hắn mang dáng vẻ của một tên lưu manh “cái đầu trọc lốc”, “răng cạo trắng hớn”, cái mặt thì lúc nào cũng “câng câng”, hai con mắt “gườm gườm” trông gớm chết. Trang phục thì bắt chước bọn thực dân, mặc quần nái đen, áo tây vàng, ngực thì phanh ra, trên đó còn chạm trổ những hình thù quái dị… Không chỉ ngoại hình, nhân tính của hắn cũng biến chất. Hắn hung hăng liều lĩnh, hành động lời nói như của một tên cố cùng liều thân. Hắn chỉ suốt ngày làm bạn với rượu chè, say khướt, rồi đến nhà Bá Kiến mà chửi. Thay vì đi làm lao động, hắn lại chìm đắm trong những cơn say, phá hoại gia đình lương thiện khác. Hắn chịu làm tay sai cho Bá Kiến, bị hắn lợi dụng để đổi lấy những cơn say hết ngày.

Chí đã trở thành một tên quỷ dữ của làng Vũ Đại lúc nào không hay, tất cả mọi người trong làng sợ hắn, tránh xa hắn. Một cuộc đời thật vô nghĩa khi được sinh ra làm người mà lại không được công nhận làm người. Hắn cũng nhận thức được lỗi lầm của bản thân, tìm ra được nguyên nhân đã gây ra bi kịch cho cuộc đời mình. Bá Kiến và nhà tù thực dân phong kiến đã đẩy Chí đến bước đường cùng. Hắn đã trả thù Bá Kiến và tự sát, hắn tìm đến cái chết cũng như là để giải thoát cho chính mình. Từ nhân vật Chí, Nam Cao đã dựng lên một hình tượng mang ý nghĩa điển hình, tiêu biểu cho một bộ phận cố nông bị cướp đi cả về nhân hình lẫn nhân tính.

Nam Cao đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo bằng nghệ thuật khắc họa nhân vật, tính cách thật độc đáo, mỗi nhân vật đều mang một tính cách riêng và đều được bộc lộ rõ nét, tạo ấn tượng mạnh với người đọc. Không chỉ vậy, lối kể chuyện của Nam Cao còn gây bất ngờ khi thì hiện tại, quá khứ, rồi tương lai. Giọng văn ông tỉnh táo sắc lạnh, chua chát nhưng có lúc đằm thắm, yêu thương kết hợp với ngôn ngữ sống động tinh tế vô cùng gần gũi, bình dị với lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Chí Phèo – một tác phẩm văn học hiện thực sống mãi với thời gian. Tác phẩm đã tố cáo một xã hội thực dân phong kiến tàn bạo cướp đi của người nông dân cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời, qua đó, Nam Cao còn muốn gửi tới người đọc, hãy trân trọng, quan tâm đến những người xung quanh mình, phát hiện ra những bản chất tốt đẹp trong con người, để rồi tất cả mọi người sẽ có một cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc của một con người.

img
Mai Anh
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Tìm trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh những từ ngữ nói lên thái độ của Lê Hữu Trác đối với danh lợi.

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Hồng Tiến
25/03/2022

Cần tìm trong đoạn trích những từ như quê mùa mà Lê Hữu Trác tự nói về mình. Quê mùa có sắc thái đối lập vói thành thị. Đây là cách dùng từ của một nhà nho ẩn dật lánh đòi có thái độ xem thường danh lợi. Tìm những từ ngữ tác giả trực tiếp nói về danh lọi, ví dụ như nỗi bãn khoăn của ông khi đưa ra phương án chữa bệnh cho thế tử, lo rằng nếu ông chữa khỏi bệnh cho thế tử thì sẽ bị danh lọi ràng buộc, bởi lẽ người ta sẽ phong chức tước cho ông và ông không được sống cuộc sống tự do, không được “về núi” nữa. Ông đưa ra phương thuốc điều trị cho thế tử sau khi nghĩ đến truyền thống gia đình : “Cha ông mình đòi chịu ơn của nước, ta phải dốc hết cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình” chứ không hề nhằm được thăng thưởng.

img
Nguyễn Minh Minh
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Ý nghĩa nhan đề Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Trà Giang
25/03/2022

Ý nghĩa nhan đề Vũ trung tùy bút: tùy bút viết trong những ngày mưa. Những ngày mưa không nên chỉ hiểu theo nghĩa đen (mưa gió nhàn rỗi), mà tác giả muốn hàm ẩn một ý nghĩa sâu xa: thời kì nhân dân phải chịu cảnh loạn lạc, vất vả nghèo đói, đất nước liên miên, ngập chìm trong các cuộc nội chiến của các tập đoàn phong kiến. Đây là thời kì mưa gió, đen tối của lịch sử nước ta, và cũng đã đến lúc tan rã.

 

img
Trung Phung
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Viết 1 đoạn văn khoảng 150 chữ trả lời câu hỏi hải làm gì nếu bạn là người đa sầu, đa cảm giữa thời đại số?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Quang Thanh Tú
16/03/2022

Bạn là người đa sầu, đa cảm. Giữa những quồng quay điên đảo, công nghệ phát triển đến chóng mặt, bạn lại thấy mình chỉ ngồi yên một chỗ với những tâm tư, muộn phiền không dứt. Nhưng chẳng có chi bạn lại phải vội vã hay lo lắng, bạn vẫn có thể lặng lẽ bước đi mà không thèm nhìn lại những tiêu cực đang bủa vây diễn ra xung quanh mình. Những chuyện không đâu mà vẫn có hàng ngàn tương tác, cứ thoải mái lướt qua bạn nhé. Bởi mạng xã hội chính là nơi để kết nối con người và có những chốn thật sự bình yên cho ta tìm về, nơi có những người cùng tần số với bạn, nơi bạn nhận ra à thì ra "tôi không cô đơn". Qua những con chữ ta lại càng kết nối với nhau. Bởi vậy chẳng có gì phải lo lắng vì bạn là người đa sầu, đa cảm, bạn có thể tìm thấy vùng đất của riêng mình.

 
 
Chia sẻ