Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Ngô Gia Tự

15/04/2022 - Lượt xem: 32
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 179220

Loại nuclêôtit nào không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN?

  • A. Ađênin
  • B. Timin
  • C. Uraxin
  • D. Xitôzin
Câu 2
Mã câu hỏi: 179221

Ta có:

Kiểu gen 1 Môi trường 1 kiểu hình: 1

Kiểu gen 1 Môi trường 2 kiểu hình: 2

Kiểu gen 1 Môi trường 3 kiểu hình: 3

......

Kiểu gen 1 Môi trường n kiểu hình: n

Tập hợp các kiểu hình 1, 2, 3, ..., n. của kiểu gen 1 trong các môi trường 1, 2, 3, ..., n, được gọi là:

  • A. thường biến
  • B. mức phản ứng
  • C. đột biến
  • D. biến dị tổ hợp
Câu 3
Mã câu hỏi: 179222

Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất là gì?

  • A. Cây họ Lúa 
  • B. Cây thân ngầm như dong, riềng
  • C. Cây họ Đậu 
  • D. Các loại cỏ dại
Câu 4
Mã câu hỏi: 179223

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình?

  • A. \(AaBbDd \times aabbdd.\)
  • B. \(AaBbDd \times AaBbD\)
  • C. \(AaBbDd \times aabbD\)
  • D. \(AaBbdd \times AabbDd.\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 179224

Cho các nhóm sinh vật sau, mỗi nhóm sống trong một sinh cảnh nhất định:

(1). Cá sống trong hồ nước ngọt.

(2). Sáo mỏ vàng sống trên đồng cỏ.

(3). Chim sống trong rừng Cúc Phương.

(4). Cá rô phi sống trong ao nước ngọt.

(5). Động vật ăn cỏ sống trong rừng nhiệt đới.

Có bao nhiêu nhóm sinh vật là quần xã?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 6
Mã câu hỏi: 179225

Khi nói về hóa thạch phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới
  • B. Tuổi của hóa thạch được xác định được nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch
  • C. Căn cứ vào hóa thạch có thể biết loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau
  • D. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất
Câu 7
Mã câu hỏi: 179226

Quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?

  • A. 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa
  • B. 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa
  • C. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
  • D. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa
Câu 8
Mã câu hỏi: 179227

Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng gì?

  • A. Mất đoạn NST
  • B. Lặp đoạn (NST)
  • C. Chuyển đoạn trong một NST
  • D. Đảo đoạn NST
Câu 9
Mã câu hỏi: 179228

Có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?

1. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

2. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

3. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thường dẫn đến một quần xã ổn định.

4. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 10
Mã câu hỏi: 179229

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?

  • A. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản
  • B. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)
  • C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản
  • D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic
Câu 11
Mã câu hỏi: 179230

Ở người, một gen trên nhiếm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác xuất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng hãy thuận tay phải là:

  • A. 62,5%
  • B. 50%
  • C. 43,75%
  • D. 37,5%
Câu 12
Mã câu hỏi: 179231

Ở một loài thú, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số VI có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:

(1) ABCDEFG

(2) ABCFEdG

(3) ABFCEDG

(4) ABFCDEG

Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc, Trình tự phát sinh đảo đoạn là:

  • A. \(\left( 3 \right) \to \left( 1 \right) \to \left( 4 \right) \to \left( 1 \right)\)
  • B. \(\left( 1 \right) \to \left( 2 \right) \to \left( 3 \right) \to \left( 4 \right)\)
  • C. \(\left( 1 \right) \to \left( 3 \right) \to \left( 4 \right) \to \left( 2 \right)\)
  • D. \(\left( 2 \right) \to \left( 1 \right) \to \left( 3 \right) \to \left( 4 \right)\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 179232

Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

(1) Ở miền bắc Việt Nam, số lượng rắn giảm mạnh vào những năm có màu đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 10

(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều

(3)Số lượng cây thông ở rừng Quốc Gia Tam Đảo giảm mạnh sau sự cố cháy rừng 2005

(4) Hàng năm, chim Sẻ thường xuất hiện nhiều vào thu hoạch lúa Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:

  • A. (1) và (3)
  • B. (2) và (4)
  • C. (2) và (3)
  • D. (1) và (4)
Câu 14
Mã câu hỏi: 179233

Theo quan niệm của ĐacUyn về chọn lọc tự nhiên phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường
  • B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể
  • C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể
  • D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường
Câu 15
Mã câu hỏi: 179234

Ở một loài cây lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen cùng quy định, gen thứ nhất có 2 alen là A và a, gen thứ hai có 2 alen là B và b, di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành cây thấp nhất của loại này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1 cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra , theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F1 chiếm tỉ lệ

  • A. 18,75%
  • B. 37,5%
  • C. 50,0%
  • D. 12,5%
Câu 16
Mã câu hỏi: 179235

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật
  • B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được
  • C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
  • D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau
Câu 17
Mã câu hỏi: 179236

Ở 1 loài thực vật, alen G quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen g quy định thân thấp, alen H quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen h quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) gia phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ: 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:

  • A. \(2:1:1:2:1:1:1:1\)
  • B. \(2:2:1:1:1:1\)
  • C. \(3:3:1:1:1:1\)
  • D. \(1:1:1:1\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 179237

Khi nói về sự di truyền của alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Alen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai
  • B. Alen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái
  • C. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành cặp alen
  • D. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới
Câu 19
Mã câu hỏi: 179238

Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn. F1 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng: 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật

  • A. di truyền ngoài nhân
  • B. phân li thiếu
  • C. tương tác bổ sung
  • D. tương tác cộng gộp
Câu 20
Mã câu hỏi: 179239

Cho phép lai \(P:\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{AB}}{{ab}}{X^d}Y\) thu được số cá thể không mang alen trội của các gen trên chiếm 3%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau. Biết tính trạng trội là trội hoàn toàn, theo lí thuyết, ở F1 số cá thể mang alen trội cả 3 gen trên chiếm tỉ lệ

  • A. 0,32
  • B. 0,46 
  • C. 0,28
  • D. 0,22
Câu 21
Mã câu hỏi: 179240

Có 1 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen \(\frac{{ABde}}{{abde}}\) tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng, số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?

  • A. 4
  • B. 6
  • C. 8
  • D. 2
Câu 22
Mã câu hỏi: 179241

Loại phân tử nào được cấu trúc bởi các đơn phân là axit amin?

  • A. ARN
  • B. Prôtêin
  • C. Lipit
  • D. ADN
Câu 23
Mã câu hỏi: 179242

Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Xét 3 thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể là thể một, thể ba và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến theo thứ tự là:

  • A. 5,7,9
  • B. 22,26,36
  • C. 10,14,18
  • D. 11,13,18
Câu 24
Mã câu hỏi: 179243

Xét 2 cặp gen A,a và B,b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cho biết kiểu gen nào là kiểu gen dị hợp?

  • A. AaBB
  • B. AAbb
  • C. aabb
  • D. AABB
Câu 25
Mã câu hỏi: 179244

Một chuỗi ADN có trình tự mạch gốc :3’-ATGGXATXA- 5’. Nếu chuỗi này được phiên mã, chuỗi ARN tạo thành sẽ như thế nào?

  • A. 5'-UAXXGUAGU -3'
  • B. 5'- UGAUGXXAU -3'
  • C. 5'- AUGGXAUXA -3’
  • D. 5'- TAXXGTAGT-3'
Câu 26
Mã câu hỏi: 179245

Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen trội là hoàn toàn. Khi lai hai cá thể có kiểu gen AABbDD × AaBbDd. Kết quả ở đời con sẽ có kiểu hình và kiểu gen?

  • A. 4 kiểu hình và 24 kiểu gen
  • B. 8 kiểu hình và 27 kiểu gen
  • C. 6 kiểu hình và 42 kiểu gen
  • D. 2 kiểu hình và 12 kiểu gen
Câu 27
Mã câu hỏi: 179246

Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng như thế nào?

  • A. cấu tạo nên protein
  • B. mang thông tin quy định cấu trúc nên NST
  • C. mang thông tin quy định cấu trúc một chuỗi pôlipeptit hoặc một loại ARN
  • D. cấu tạo nên cơ thể
Câu 28
Mã câu hỏi: 179247

Cho các nhân tố sau:

(1) các ribonucleotit tự do;      (2) tARN;              (3) mARN;                    (4) ADN;

(5) ATP; (6) Ribosome;           (7) Axit amin;        (8) ADN polimeraza;

Số lượng các yếu tố không tham gia vào quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ bao gồm:

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 29
Mã câu hỏi: 179248

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính
  • B. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể
  • C. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể
  • D. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác
Câu 30
Mã câu hỏi: 179249

Biết một gen quy định một tính trạng và quan hệ trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây có thể cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1.?

(1) Аа × аа,                       (2) AA × Aa.                (3) Aa × Aa.                  (4) AA × aa.

(5) XAXa × XaY                 (6) XAY × XaXa                (7) XAY × XAXa

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 5
Câu 31
Mã câu hỏi: 179250

Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen thiếu 1 loại allen trội cho hoa vàng, kiểu gen đồng hợp lặn cho hoa trắng. Cho P thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ, cho cây hoa đỏ F1 lai ngược trở lại với cây hoa trắng ở P thu được F2. Cho F2 giao phấn với nhau thu được F3. Xác định tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F3?

  • A. 9 Đỏ : 6 Vàng : 1 Trắng
  • B. 49 Đỏ : 126 Vàng: 81 Trắng
  • C. 49 Đỏ : 12 Vàng : 8 Trắng
  • D. 49 Đỏ : 81Vàng : 126 Trắng
Câu 32
Mã câu hỏi: 179251

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.

(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 4
Câu 33
Mã câu hỏi: 179252

Trình tự các Nu trong mạch mã gốc của 1 đoạn gen mã hoá của nhóm enzim dehidrogenase ở người và các loài vượn người:

- Người: - XGA- TGT-TTG-GTT-TGT-TGG-

- Tinh tinh: - XGT- TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-

- Gôrila: - XGT- TGT-TGG-GTT-TGT-TAT-

- Đười ươi: - TGT- TGG-TGG-GTX-TGT-GAT

Từ các trình tự Nu nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người?

  • A. Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là đười ươi
  • B. Đười ươi có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là tinh tinh
  • C. Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến đười ươi, sau cùng là Gôrila
  • D. Gôrila có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến tinh tinh, sau cùng là đười ươi
Câu 34
Mã câu hỏi: 179253

Cho các phát biểu sau:

(1) Gen đa hiệu là gen có nhiều allen khác nhau, cùng tác động để chi phối sự biểu hiện của một tính trạng.

(2) Gen đa allen là gen có số allen nhiều hơn 2.

(3) Hiện tượng đồng trội là trong kiểu gen khi có mặt hai loại allen đồng trội này sẽ cho 2 kiểu hình khác nhau.

(4) Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố của các gen khác nhau trên các NST khác nhau của bộ NST.

(5) Di truyền trung gian là hiện tượng, khi kiểu gen có mặt 2 loại Allen trội thì biểu hiện kiểu hình trung bình cộng của chúng.

(6) Gen đa hiệu là gen quy định nhiều mARN khác nhau để quy định cùng lúc nhiều tính trạng khác nhau.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 35
Mã câu hỏi: 179254

Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:

(1) Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi.

(2) Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi.

(3) quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi.

(4) Quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây.

Câu trả lời theo thứ tự sau:

  • A. (1): Quan hệ kí sinh. (2): hợp tác. (3): cạnh tranh. (4): động vật ăn thịt con mồi
  • B. (1): Quan hệ hỗ trợ. (2): hội sinh. (3): cạnh tranh. (4): động vật ăn thịt con mồi
  • C. (1): Quan hệ kí sinh. (2): hội sinh. (3): động vật ăn thịt con mồi. (4): cạnh tranh
  • D. (1): Quan hệ hỗ trợ. (2): hợp tác. (3): cạnh tranh. (4): động vật ăn thịt con mồi
Câu 36
Mã câu hỏi: 179255

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Cặp vợ chồng III-2 và III-3 sinh ra một đứa con trai bình thường. Xác suất để đứa con trai này không mang alen gây bệnh là:

  • A. 41,18%
  • B. 20,59%
  • C. 13,125% 
  • D. 26,25%
Câu 37
Mã câu hỏi: 179256

Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên trái đất loài người xuất hiện ở kỉ nào?

  • A. Đệ tam
  • B. Đệ tứ
  • C. Phấn trắng
  • D. Tam điệp
Câu 38
Mã câu hỏi: 179257

Ở người, Xa quy định máu khó đông; XA quy định máu bình thường. Bố và con trai mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường. Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất?

  • A. Con trai đã nhận Xa từ bố
  • B. Mẹ có kiểu gen XAXA
  • C. Con trai đã nhận Xa từ mẹ
  • D. Con trai nhận gen bệnh từ ông nội
Câu 39
Mã câu hỏi: 179258

Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.

(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.

(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.

(5) Bảo vệ các loài thiên địch.

(6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Có bao nhiêu giải pháp đúng?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 40
Mã câu hỏi: 179259

Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra đối với nhóm loài nào?

  • A. Động vật bậc cao
  • B. Động vật
  • C. Thực vật
  • D. Có khả năng phát tán mạnh

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ