Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Cao Bá Quát

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 179100

Cho bài toán: Ở đậu Hà lan, alen qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen qui định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 1 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác. Theo lí thuyết dự đoán nào sau đây sai?

  • A. Đời con có thể có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình
  • B. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
  • C. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
  • D. Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
Câu 2
Mã câu hỏi: 179101

Cho biết: Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂AaBbDd × ♀AabbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến ?

  • A. 16
  • B. 8
  • C. 12
  • D. 24
Câu 3
Mã câu hỏi: 179102

Cho: Một loài thực vật, cho 2 cây ( P) đều dị hợp tử về 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST, giao phấn với nhau, thu được F1. Cho biết các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, F1 có tối thiểu bao nhiêu loại kiểu gen?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 5
  • D. 7
Câu 4
Mã câu hỏi: 179103

Dựa theo lí thuyết, phép lai nào đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?

  • A. AA × AA
  • B. AA × aa
  • C. Aa × aa
  • D. Aa × Aa
Câu 5
Mã câu hỏi: 179104

Dựa theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về chọn lọc tự nhiên?

(1) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.

(2) Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.

(3) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể.

(4) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

(5) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.

(6) Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót của các alen khác nhau trong quần thể theo hướng thích nghi.

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 5
Câu 6
Mã câu hỏi: 179105

Cho biết ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:Phép lai 1: (P) XAXA × XaY.Phép lai 2: (P) Xa Xa× XAY.Phép lai 3: (P) Dd × Dd. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết,trong 3 phép lai (P) có:

(1) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới.

(2) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn.

(3) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.

(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.

Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 3
Câu 7
Mã câu hỏi: 179106

Cung cấp trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?

1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.

3. Số lượng mèo rừng tăng do số lượng hươu tăng lên.

4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

5. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.

  • A. 5
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 8
Mã câu hỏi: 179107

Cho biết khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A. Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều phù hợp cho sinh vật.
  • B. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
  • C. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái
  • D. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
Câu 9
Mã câu hỏi: 179108

Xác định điểm giống nhau giữa: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM?

  • A. các phản ứng xảy ra trong pha tối
  • B. các phản ứng xảy ra trong pha sáng
  • C. sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG
  • D. chất nhận CO2 đầu tiên là ribulôzơ 1,5 diphotphat.
Câu 10
Mã câu hỏi: 179109

Cho bài toán: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?

(1) AAAa × AAAa.

(2) Aaaa × Aaaa.

(3) AAaa × AAAa.

(4) AAaa × Aaaa.

Số đáp án đúng là

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 11
Mã câu hỏi: 179110

Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu nội dung đúng? Biết: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen qui định. Alen A1 qui định lông xám trội hoàn toàn so với alen A2 và A3. Alen A2 qui định lông đen trội hoàn toàn so với alen A3 qui định lông trắng. Một quần thể đã qua ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa có 36% cá thể lông xám, 55% cá thể lông đen, các cá thể còn lại có lông trắng.

(1) Tần số alen A1 = 0,6.

(2) Tỉ lệ các cá thể mang kiểu gen dị hợp trong quần thể là 62%.

(3) Trong số cá thể mang kiểu hình lông xám của quần thể số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/9.

(4) Cho tất cả con lông đen trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với các con lông trắng, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1 trắng: 11 đen.

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 3
Câu 12
Mã câu hỏi: 179111

Cho biết: Ngô là một loài sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh ở quá trình nào sau đây có thể di truyền được cho thế hệ sau?

1. Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

2. Giảm phân để sinh hạt phấn.

3. Giảm phân để tạo noãn.

4. Nguyên phân ở tế bào lá

Phương án đúng

  • A. 2,3
  • B. 1,2,3
  • C. 1,4
  • D. 2,4
Câu 13
Mã câu hỏi: 179112

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là

  • A. 2,5%
  • B. 3%
  • C. 1,5%
  • D. 1,25%
Câu 14
Mã câu hỏi: 179113

Cho các vai trò sau:

(1) Tổng hợp đoạn mồi.

(2) Tách hai mạch ADN thành hai mạch đơn.

(3) Nhận biết bộ ba mở đầu trên gen.

(4) Tháo xoắn phân tử ADN.

(5) Tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’-3’ dựa trên mạch khuôn có chiều từ 3’-5’.

Các vai trò của ARN polymeraza trong quá trình phiên mã là?

  • A. (2), (4), (5)
  • B. (2), (4), (3)
  • C. (3), (4), (5).
  • D. (1), (4), (5).
Câu 15
Mã câu hỏi: 179114

Cho biết ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.

(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử.

(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen.

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2
Câu 16
Mã câu hỏi: 179115

Cho các phát biểu sau:

(1) Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

(2) Cơ quan thoái hóa là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau.

(3) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.

(4) Cá thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.

(5) Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng.

Có bao nhiêu phát biểu không đúng?

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 4
Câu 17
Mã câu hỏi: 179116

Đâu là một trong các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?

  • A. Thức ăn
  • B. Hoocmôn
  • C. Ánh sáng
  • D. Nhiệt độ 
Câu 18
Mã câu hỏi: 179117

Cho biết bộ ba nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

  • A. 5'UUG3’
  • B. 5'UAG3’
  • C. 5'AUG3’
  • D. 5'AUU3’
Câu 19
Mã câu hỏi: 179118

Cho biết: Xét một quần thể sinh vật có cấu trúc di truyền 0,8 AA : 0,1 Aa : 0,1 aa. Tần số alen a của quần thể này là?

  • A. 0.1
  • B. 0.15
  • C. 0.85
  • D. 0.4
Câu 20
Mã câu hỏi: 179119

Cho biết: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là?

  • A. 11 nm và 30 nm 
  • B. 30 nm và 300 nm
  • C. 30 nm và 11 nm
  • D. 11 nm và 300 nm. 
Câu 21
Mã câu hỏi: 179120

Cho biết: Một loài thực vật, cho 2 cây (P) đều dị hợp tử về 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường giao phấn với nhau, thu được F1. Cho biết các gen trên 2 cây liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6
Câu 22
Mã câu hỏi: 179121

Xác định nhận xét nào sau đây khi nói về xináp là sai?

  • A. Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào xương.
  • B. Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến
  • C. Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh
  • D. Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ. 
Câu 23
Mã câu hỏi: 179122

Cho biết: Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào?

  • A. Chóp rễ
  • B. Khí khổng
  • C. Lông hút của rễ
  • D. Toàn bộ bề mặt cơ thể. 
Câu 24
Mã câu hỏi: 179123

Cho thông tin: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Thực hiện phép lai P: AAAA × aaaa, thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với cây tứ bội Aaaa, thu được F2. Biết không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, F2 có tỉ lệ kiểu hình?

  • A. 11 cây thân cao :1 cây thân thấp
  • B. 2 cây thân cao :1 cây thân thấp
  • C. 8 cây thân cao :1 cây thân thấp.
  • D. 43 cây thân cao: 37 cây thân thấp. 
Câu 25
Mã câu hỏi: 179124

Hãy cho biết: Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào không ảnh hưởng đến hô hấp?

  • A. Nhiệt độ
  • B. Nồng độ khí CO2
  • C. Nồng độ khí Nitơ (N2)
  • D. Hàm lượng nước
Câu 26
Mã câu hỏi: 179125

Hãy cho biết: Khi nói về tuần hoàn máu ở thú, phát biểu đúng?

  • A. Nhịp tim của voi luôn chậm hơn nhịp tim của chuột.
  • B. Ở động vật có xương sống có 2 loại hệ tuần hoàn, đó là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
  • C. Thành phần máu chỉ có hồng cầu.
  • D. Máu chảy trong động mạch luôn giàu O2.
Câu 27
Mã câu hỏi: 179126

Động vật nào chưa có cơ quan tiêu hóa?

  • A. Cá chép.
  • B.
  • C. Trùng biến hình
  • D. Giun đất
Câu 28
Mã câu hỏi: 179127

Xác định mục đích chủ động gây đột biến trong khâu chọn giống là?

  • A. Tạo vật liệu khởi đầu nhân tạo
  • B. Tạo nguồn biến dị tổ hợp
  • C. Tìm được kiểu gen mong muốn
  • D. Trực tiếp tạo giống mới
Câu 29
Mã câu hỏi: 179128

Cho biết gen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào thu được đời con có 100% cá thể mang kiểu hình trội?

  • A. AaBb × AaBb
  • B. aaBb × Aabb
  • C. AaBb × aaBb
  • D. aaBB × AABb
Câu 30
Mã câu hỏi: 179129

Xác định loại đột biến nào luôn làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào?

  • A. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • B. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
  • C. Đột biến gen. 
  • D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể
Câu 31
Mã câu hỏi: 179130

Tiến hành xét phép lại P: ♂AaBb × ♀AaBb. Trong quá trình giảm phân, ở cơ thể đực có 2% số tế bào xảy ra sự không phân li của cặp Aa trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường, quá trình thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang kiểu gen AAabb được tạo ra ở F1 là?

  • A. 0,5%
  • B. 0,25%
  • C. 0,125%
  • D. 1,25%
Câu 32
Mã câu hỏi: 179131

Cho biết sự không phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở một số tế bào trong giảm phân hình thành giao tử ở một bên bố hoặc mẹ, qua thụ tinh có thể hình thành các hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể là?

  • A. 2n; 2n +1; 2n-1
  • B. 2n; 2n +1
  • C. 2n; 2n +2; 2n-2
  • D. 2n +1; 2n-1
Câu 33
Mã câu hỏi: 179132

Xác định đâu là phát biểu không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?

  • A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất
  • B. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.
  • C. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
  • D. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
Câu 34
Mã câu hỏi: 179133

Được biết không xảy ra đột biến, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, kiểu gen XaY ở đời con của phép lai nào chiếm tỉ lệ 25%?

  • A. XAXa × XAY
  • B. XAXA × XAY
  • C. XAXA × XaY
  • D. XaX× XaY. 
Câu 35
Mã câu hỏi: 179134

Xác định phát biểu đúng: Cho con đực thân đen thuần chủng giao phối với con cái thân xám thuần chủng (P), thu được F1 đồng loạt thân xám. Ngược lại, khi cho con đực thân xám thuần chủng giao phối với con cái thân đen thuần chủng (P), thu được F1 đồng loạt thân đen?

  • A. Gen quy định tính trạng nằm ở bào quan ti thể.
  • B. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
  • C. Gen quy định tính trạng nằm ở lục lạp.
  • D. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 36
Mã câu hỏi: 179135

Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều loại aa.

II. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.

III. Trong quá trình phiên mã, chỉ có một mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.

IV. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 5’ đến 3’ của mARN

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3
Câu 37
Mã câu hỏi: 179136

Hãy cho biết: Một tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AB/ab giảm phân bình thường, không có đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào không đúng?

  • A. Nếu có hoán vị gen thì sẽ sinh ra giao tử ab với tỉ lệ 25%.
  • B. Cho dù có hoán vị hay không có hoán vị cũng luôn sinh ra giao tử A
  • C. Nếu có trao đổi chéo giữa B và b thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ tùy vào tần số hoán vị gen.
  • D. Nếu không có trao đổi chéo thì sẽ tạo ra 2 loại giao tử
Câu 38
Mã câu hỏi: 179137

Cho biết: Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Trong một trại chăn nuôi có 15 con đực giống chân cao và 200 con cái chân thấp. Quá trình ngẫu phối đã sinh ra đời con có 80% cá thể chân cao, 20% cá thể chân thấp. Trong số 15 con bò đực trên, có bao nhiêu con có kiểu gen dị hợp?

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 8
  • D. 3
Câu 39
Mã câu hỏi: 179138

Tiến hành thí nghiệm: Lấy 100g hạt mới nhú mầm và chia thành 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi lên một trong hai phần đó để giết chết hạt. Tiếp theo cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt để khoảng từ 1,5 đến 2 giờ. Mở nút bình chứa hạt sống (bình a) nhanh chóng đưa nến đang cháy vào bình, nến tắt ngay. Sau đó, mở nút bình chứa hạt chết (bình b) và đưa nến đang cháy vào bình, nến tiếp tục cháy. Nhận xét nào sau đây đúng?

  • A. Bình b hạt hô hấp cung cấp nhiệt cho nến cháy.
  • B. Bình a hạt không xảy ra hô hấp không tạo Onến tắt.
  • C. Bình a hạt hô hấp hút O2 nên nến tắt.
  • D. Bình b hạt hô hấp tạo O2 nên nến cháy.
Câu 40
Mã câu hỏi: 179139

Cho biết khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.

III. Tất cả các đột biến đa bội lẻ đều làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

IV. Tất cả các đột biến đa bội chẵn đều làm thay đổi số lượng gen có trên một nhiễm sắc thể.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ