Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021-2022 Trường THCS Kim Đồng

15/04/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 44672

Đâu là đặc điểm của phản xạ có điều kiện?

  • A. Số lượng không hạn định
  • B. Dễ bị mất đi nếu không được thường xuyên củng cố
  • C. Hình thành trong đời sống cá thể
  • D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 2
Mã câu hỏi: 44673

Đâu là ý đúng khi nói về điều kiện cần để một phản xạ có điều kiện xảy ra?

  • A. Kích thích có điều kiện tác động sau kích thích không điều kiện một thời gian ngắn
  • B. Kích thích có điều kiện tác động đồng thời với kích thích không điều kiện
  • C. Kích thích có điều kiện tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn
  • D. Phải có sự tác động đồng thời của nhiều kích thích có điều kiện
Câu 3
Mã câu hỏi: 44674

Điều kiện cần phải có để hình thành một phản xạ có điều kiện là?

  • A. sự kết hợp của một kích thích có điều kiện tác động sau một kích thích không điều kiện.
  • B. sự kết hợp của một kích thích có điều kiện tác động đồng thời với một kích thích không điều kiện.
  • C. sự kết hợp của một kích thích có điều kiện tác động trước một kích thích không điều kiện.
  • D. sự kết hợp đồng thời của nhiều kích thích không điều kiện.
Câu 4
Mã câu hỏi: 44675

Đâu không là tính chất đặc trưng của phản xạ có điều kiện?

  • A. Mang tính chất chủng loại, đặc trưng cho loài
  • B. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời
  • C. Số lượng không hạn định
  • D. Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não
Câu 5
Mã câu hỏi: 44676

Hãy cho biết: Hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật bao gồm những yếu tố nào?

  • A. Tiếng nói và chữ viết
  • B. Thị giác và thính giác
  • C. Âm thanh và hành động
  • D. Màu sắc và hình dáng
Câu 6
Mã câu hỏi: 44677

Hãy cho biết: Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có thể mang lại kết quả?

  • A. Giúp con người thích nghi với môi trường sống mới
  • B. Giúp trẻ phân biệt được người quen với người lạ
  • C. Giúp hình thành nếp sống văn hóa
  • D. Tất cả các phương án
Câu 7
Mã câu hỏi: 44678

Thông qua tiếng nói và chữ viết con người đã?

  • A. trao đổi kinh nghiệm với nhau.
  • B. giao lưu với các dân tộc trên thế giới.
  • C. học tập và rèn luyện dễ dàng hơn.
  • D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8
Mã câu hỏi: 44679

Cho biết: Loại đồ uống nào dưới đây tốt cho giấc ngủ của mỗi chúng ta?

  • A. Trà atisô
  • B. Trà tâm sen
  • C. Trà hoa hoè
  • D. Cả 3 phương án trên
Câu 9
Mã câu hỏi: 44680

Em hãy xác định: Sóng âm được truyền từ ngoài vào trong theo chiều nào?

  • A. Ống tai – màng nhĩ – xương búa – xương đe – xương bàn đạp – màng cửa bầu dục - ốc tai
  • B. Ống tai – màng nhĩ – xương bàn đạp – xương đe – xương búa – màng cửa bầu dục - ống bán khuyên - ốc tai
  • C. Ống tai – màng cửa bầu dục - xương bàn đạp – xương đe – xương búa – màng nhĩ - ốc tai
  • D. Ống tai – màng nhĩ – xương đe – xương bàn đạp – xương búa – màng cửa bầu dục - ốc tai
Câu 10
Mã câu hỏi: 44681

Xác định: Ở tai giữa, loại xương nào chỉ gắn với các xương liền cạnh mà không gắn với màng?

  • A. Xương đe
  • B. Xương búa
  • C. Xương bàn đạp
  • D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 11
Mã câu hỏi: 44682

Biết: Tai giữa gồm có 3 loại xương, xương nào không nằm trong số đó?

  • A. Xương chày
  • B. Xương búa
  • C. Xương đe
  • D. Xương bàn đạp
Câu 12
Mã câu hỏi: 44683

Em hãy cho biết: Hiện tượng khoang tai giữa thông với hầu qua vòi nhĩ có ý nghĩa thích nghi nào?

  • A. Đảm bảo sự cân bằng về áp suất giữa hai bên màng nhĩ
  • B. Đảm bảo cho các kích thích sóng âm được truyền liền mạch từ tai giữa đến tai trong
  • C. Đảm bảo cho áp lực về âm thanh không gây tác động xấu lên ốc tai
  • D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 13
Mã câu hỏi: 44684

Cho biết: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở đâu?

  • A. màng bên.
  • B. màng cơ sở.
  • C. màng tiền đình.
  • D. màng cửa bầu dục.
Câu 14
Mã câu hỏi: 44685

Đâu là hormone mà tất cả các tế bào trong cơ thể là mô đích?

  • A. T3-T4
  • B. GH
  • C. Somastostatin
  • D. ACTH
Câu 15
Mã câu hỏi: 44686

Xác định: Điểm khác biệt cơ bản trong quan điểm về cũ và mới về hoạt chất sinh học là gì?

  • A. Nguồn gốc
  • B. Bản chất
  • C. Đích tác động
  • D. Phương tiện di chuyển
Câu 16
Mã câu hỏi: 44687

Vai trò chính của lưu huỳnh là gì?

  • A. Là thành phần cấu tạo của hemoglobin trong hồng cầu
  • B. Là thành phần cấu tạo của hoocmon tuyến giáp
  • C. Là thành phần cấu tạo của nhiều enzim. Cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể
  • D. Là thành phần cấu tạo của nhiều hoocmon và vitamin
Câu 17
Mã câu hỏi: 44688

Xác định: Tuyến nội tiết nào nằm ở phần đầu?

  • A. Tuyến tuỵ
  • B. Tuyến cận giáp
  • C. Tuyến tùng
  • D. Tuyến trên thận
Câu 18
Mã câu hỏi: 44689

Chọn đáp án đúng: Tuyến Côpơ là tên gọi khác của?

  • A. tuyến trên thận.
  • B. tuyến tiền liệt.
  • C. tuyến tiền đình.
  • D. tuyến hành.
Câu 19
Mã câu hỏi: 44690

Xác định: Đâu là tên gọi của một tuyến nội tiết trong cơ thể người?

  • A. Tuyến nước bọt
  • B. Tuyến mồ hôi
  • C. Tuyến sữa
  • D. Tuyến yên
Câu 20
Mã câu hỏi: 44691

Hãy cho biết: Dưới tác dụng của GH , cơ thể tạo năng lượng chủ yếu từ?

  • A. Glucid
  • B. Protid
  • C. Lipid
  • D. Glucid , Protid , Lipid
Câu 21
Mã câu hỏi: 44692

Đâu là nhóm các hormon có tác dụng chuyển hóa của thùy trước tuyến yên?

  • A. ACTH, TSH, Prolactin, GH
  • B. ACTH, TSH, MSH, GH
  • C. MSH, TSH, ACTH, Prolactin
  • D. FSH, ACTH, TSH, GH
Câu 22
Mã câu hỏi: 44693

Hãy cho biết: Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác?

  • A. Tuyến yên
  • B. Tuyến sinh dục
  • C. Tuyến giáp
  • D. Tuyến tụy
Câu 23
Mã câu hỏi: 44694

Hãy cho biết: Hormon nào có ảnh hưởng lên học tập và trí nhớ?

  • A. GH
  • B. ACTH
  • C. TSH
  • D. Gonadotropin
Câu 24
Mã câu hỏi: 44695

Hãy cho biết: Các hormone giúp điều chỉnh nồng độ canxi trong máu được sản xuất bởi?

  • A. tuyến cận giáp
  • B. tuyến tụy
  • C. tuyến ức
  • D. sau tuyến yên
Câu 25
Mã câu hỏi: 44696

Cho biết: Trong vòng tuần hòan Hormon giáp phần lớn ở dạng nào?

  • A. Triiodothyronine
  • B. Thyroxine
  • C. Thyrotropine
  • D. Thyroglobuline
Câu 26
Mã câu hỏi: 44697

Hãy xác định: Hormone sinh dục nữ chịu trách nhiệm về các đặc điểm giới tính thứ cấp là gì?

  • A. testosterone.
  • B. oestrogen.
  • C. progesteron.
  • D. hormone kích thích nang trứng.
Câu 27
Mã câu hỏi: 44698

Đâu là tác dụng chính của hooc môn ôxitôxin?

  • A. Kích thích quá trình phát triển xương
  • B. Chống đái tháo nhạt
  • C. Tiết sữa, co bóp tử cung lúc đẻ
  • D. Kích thích rụng trứng, tạo và duy trì thể vàng
Câu 28
Mã câu hỏi: 44699

Đâu không phải là chức năng của gonadotropin ở nữ?

  • A. Cảm ứng rụng trứng
  • B. Duy trì hoàng thể
  • C. Phá vỡ hoàng thể
  • D. Phát triển nang noãn.
Câu 29
Mã câu hỏi: 44700

Đâu không là chức năng của LH và FSH ở giới nữ?

  • A. Gây rụng trứng
  • B. Duy trì hoàng thể
  • C. Tiết nội tiết tố androgen
  • D. Kích thích sự phát triển của nang trứng
Câu 30
Mã câu hỏi: 44701

Xác định: Nguồn gốc tiết các hormone vùng dưới đồi?

  • A. Các đầu tận cùng của dây thần kinh
  • B. Các túi tiếp hợp
  • C. Tế bào thần kinh vùng hạ đồi
  • D. Sợi trục
Câu 31
Mã câu hỏi: 44702

Đâu là vai trò của Inhibin?

  • A.  Kích thích phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
  • B. Ức chế tuyến yên sản xuất FSH.
  • C. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
  • D. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron.
Câu 32
Mã câu hỏi: 44703

Hãy cho biết trong cơ quan sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống sót từ?

  • A. 8 – 10 ngày.
  • B. 5 – 7 ngày.
  • C. 1 – 2 ngày.
  • D. 3 – 4 ngày.
Câu 33
Mã câu hỏi: 44704

Hãy cho biết: Vấn đề nào xảy ra trong hệ thống sinh sản của nam giới?

  • A. canxi thấp
  • B. insulin không hoạt động
  • C. ung thư tinh hoàn
  • D. ung thư buồng trứng
Câu 34
Mã câu hỏi: 44705

Hãy cho biết: Cơ quan nào tạo ra giao tử?

  • A. tinh hoàn
  • B. các cơ quan chính
  • C. cơ quan phụ
  • D. âm đạo
Câu 35
Mã câu hỏi: 44706

Xác định: Trình tự nào mô tả đúng con đường mà tinh trùng đi qua hệ thống sinh sản nam của con người?

  • A. niệu đạo, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh.
  • B. ống dẫn tinh, niệu đạo, mào tinh hoàn
  • C. mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, niệu đạo.
  • D. ống dẫn tinh, mào tinh hoàn, niệu đạo.
Câu 36
Mã câu hỏi: 44707

Hãy cho biết: Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục chủ yếu dựa vào đâu?

  • A. Kháng sinh
  • B. Kháng viêm
  • C. Kháng dị ứng
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 37
Mã câu hỏi: 44708

Xác định đâu là mục tiêu của chiến lược phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục?

  • A. Kiểm soát nguồn lây lan nhưng không cần thiết phải cắt đứt nguồn lây
  • B. Cắt đứt nguồn lây lan nhưng không cần tiến hành nhanh chóng
  • C. Duy trì sự tiến triển của bệnh để phục vụ cho công tác nghiên cứu
  • D. Làm ngừng tiến triển, chữa khỏi bệnh và tránh biến chứng
Câu 38
Mã câu hỏi: 44709

Hãy cho biết: Vi khuẩn gây bệnh giang mai phát triển thuận lợi trong điều kiện nào?

  • A. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao
  • B. Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp
  • C. Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp
  • D. Nhiệt độ cao, độ ẩm cao
Câu 39
Mã câu hỏi: 44710

Cho biết: Chúng ta có thể bị lây nhiễm vi khuẩn giang mai qua con đường?

  • A. Qua quan hệ tình dục không an toàn
  • B. Qua nhau thai từ mẹ sang con
  • C. Qua truyền máu hoặc các vết xây xát
  • D. Tất cả các phương án
Câu 40
Mã câu hỏi: 44711

Xác định đâu là tác nhân gây bệnh lậu?

  • A. xoắn khuẩn.
  • B. song cầu khuẩn.
  • C. tụ cầu khuẩn
  • D. trực khuẩn.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ