Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Triệu Phong

15/04/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 87509

Một ô tô có khối lượng 1200 kg, đang đứng yên bắt đầu chịu tác dụng của lực kéo động cơ theo phương song song với mặt đường nằm ngang thì chuyển động nhanh dần và sau 30 s, vận tốc của ô tô đạt 30 m/s. Cho hệ số ma sát của xe là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn lực kéo của động cơ là

  • A. 1200 N.
  • B. 2400 N.
  • C. 4800 N.
  • D. 3600 N.
Câu 2
Mã câu hỏi: 87510

Một cầu thang đang được sử dụng để di chuyển các vật nặng lên xuống theo phương thẳng đứng. Dây cáp chịu lưc căng lớn nhất khi

  • A. vật được nâng lên thẳng đều.
  • B. vật được đưa xuống thẳng đều.
  • C. vật được nâng lên nhanh dần.
  • D. vật được đưa xuống nhanh dần.
Câu 3
Mã câu hỏi: 87511

Ba quả cầu đặc bằng chì, bằng sắt và bằng gỗ có thể tích bằng nhau, được thả rơi không vận tốc đầu từ cùng một độ cao xuống. Biết lực cản của không khí tác dụng vào các quả cầu bằng nhau. Khi đó

  • A. quả cầu bằng chì rơi chạm đất trước
  • B. quả cầu bằng sắt rơi chạm đất trước
  • C. quả cầu bằng gỗ rơi chạm đất trước
  • D. ba quả cầu rơi chạm đất cùng lúc
Câu 4
Mã câu hỏi: 87512

Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất luôn

  • A. cùng phương, cùng chiều.
  • B. cùng độ lớn và cùng chiều.
  • C. cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
  • D. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
Câu 5
Mã câu hỏi: 87513

Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Độ biến dạng của lò xo.
  • B. Bản chất của chất làm lò xo.
  • C. Chiều dài của lò xo.
  • D. Khối lượng của lò xo.
Câu 6
Mã câu hỏi: 87514

Một ca nô chuyển động đều, đầu tiên chạy theo hướng Nam - Bắc trong thời gian 18 phút sau đó rẽ sang hướng Đông - Tây và chạy thêm 24 phút, khoảng cách từ nơi xuất phát tới nơi dùng là 25 km, vận tốc ca nô là

  • A. 50 km/h.
  • B. 45 km/h.
  • C. 40 km/h.
  • D. 25 km/h.
Câu 7
Mã câu hỏi: 87515

Một vật rơi tự do từ độ cao h, trong giây cuối cùng trước lúc chạm mặt đất vật đi được quãng đường gấp 1,5 lần quãng đường vật đi được trong giây trước đó. Lấy g = 10 m/s2. Độ cao h gần giá trị nào nhất sau đây?

  • A. 17 m.
  • B. 85 m.
  • C. 61 m.
  • D. 58 m.
Câu 8
Mã câu hỏi: 87516

Tại mặt đất, hai vật được ném thẳng đứng lên cao với cùng vận tốc vo = 40 m/s, vật thứ 2 ném sau vật 1 là 3s. Lấy g = 10m/s2, bỏ qua sức cản của không khí. Hai vật gặp nhau sau khi ném ở độ cao

  • A. 75,63 m.
  • B. 48,75 m.
  • C. 56,43 m.
  • D. 87,25 m.
Câu 9
Mã câu hỏi: 87517

Câu nào dưới đây nó về một chuyển động thẳng biến đổi đều là không đúng?

  • A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm dần đều theo thời gian.
  • B. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
  • C. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn cùng phương, chiều với vận tốc.
  • D. Quãng đường đi được của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn được tính theo công thức s = vtbt, với vtb là vận tốc trung bình của vật.
Câu 10
Mã câu hỏi: 87518

Cho đồ thị v – t mô tả chuyển động của một vật trên một đường thẳng 

Vật chuyển động chậm dần đều

  • A. trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
  • B. trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
  • C. trong khoảng thời gian từ t2 đến t3.
  • D. trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
Câu 11
Mã câu hỏi: 87519

An nói với Bình: “Mình đi mà hóa ra đứng; cậu đứng mà hóa ra đi!”. Trong câu nói này thì vật làm mốc là ai?

  • A. An.
  • B. Bình.
  • C. Cả An lẫn Bình.
  • D. Không phải An cũng không phải Bình.
Câu 12
Mã câu hỏi: 87520

Một chiếc xe đạp đang chạy đều trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Điểm nào dưới đây của bánh xe sẽ chuyển động thẳng đều?

  • A. Một điểm trên vành bánh xe.
  • B. Một điểm trên nan hoa.
  • C. Một điểm ở moay-ơ (ổ trục).
  • D. Một điểm trên trục bánh xe.
Câu 13
Mã câu hỏi: 87521

Hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 100 km, chuyển động cùng chiều, ô tô A có vận tốc 60 km/h, ô tô B có vận tốc 40 km/h. Chọn trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. Hai xe gặp nhau cách B bao nhieu km?

  • A. 60 km.
  • B. 100 km.
  • C. 200 km.
  • D. 300 km.
Câu 14
Mã câu hỏi: 87522

Một vật chuyển động sao cho trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau. Đó là chuyển động

  • A. tròn đều.
  • B. đều.
  • C. thẳng đều.
  • D. biến đổi đều.
Câu 15
Mã câu hỏi: 87523

Nhận xét nào sau đây về chuyển động biến đổi đều là không chính xác?

  • A. Gia tốc tức thời không đổi.
  • B. Đồ thị vận tốc – thời gian là một đường thẳng.
  • C. Đường biểu diễn tọa độ theo thời gian là đường parabol.
  • D. Vectơ gia tốc luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.
Câu 16
Mã câu hỏi: 87524

Một vật chuyển động với phương trình vận tốc v = 2 + 2t (chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật). Phương trình chuyền động của vật có dạng:

  • A. x = 2t + t2.
  • B. x = 2t + 2t2.
  • C. x = 2 + t2.
  • D. x = 2 + 2t2.
Câu 17
Mã câu hỏi: 87525

Một thang máy chuyển động lên cao với gia tốc 2m/s2. Lúc thang máy có vận tốc 2,4m/s thì từ trần thang máy có một vật rơi xuống. Trần thang máy cách sàn là h = 2,47m. Hãy tính trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất thời gian rơi của vật

  • A. 0,64s.
  • B. 0,98s.
  • C. 0,21s.
  • D. 1,8s.
Câu 18
Mã câu hỏi: 87526

Đoạn nào của đồ thị ứng với chuyển động thẳng đều?

  • A. Đoạn AB
  • B. Đoạn BC
  • C. Đoạn CD
  • D. Đoạn DE.
Câu 19
Mã câu hỏi: 87527

Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều?

  • A. Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng.
  • B. Một hòn đá đước ném thẳng đứng lên cao.
  • C. Một xe đạp đang đi trên một đoạn đường thẳng nằm ngang.
  • D. Một cái pit-tông chạy đi, chạy lại trong một xilanh.
Câu 20
Mã câu hỏi: 87528

Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?

  • A. Gia tốc của chuyển động không đổi.
  • B. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi.
  • C. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian.
  • D. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian.
Câu 21
Mã câu hỏi: 87529

Khi không có chuyển động quay muốn cho một vật đứng yên thì hợp lực của các lực đặt vào nó có giá trị như thế nào?

  • A. Không đổi.
  • B. Bằng 0.
  • C. Xác định theo quy tắc hình bình hành.
  • D. Bất kì (khác 0).
Câu 22
Mã câu hỏi: 87530

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về trọng tâm của vật rắn?

  • A. Lực tác dụng vào vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật chuyển động quay.
  • B. Trọng tâm của vật luôn đặt tại một điểm nằm trên vật.
  • C. Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
  • D. Lực tác dụng lên vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.
Câu 23
Mã câu hỏi: 87531

Hai lực F1 và F2 song song, ngược chiều đặt tại hia đầu thanh AB có hợp lực F đặt tại O cách A là 8 cm, cách B là 2 cm và có độ lớn F = 10,5 N. Độ lớn của F1 và F2 là

  • A. 3,5 N và 14 N.
  • B. 14 N và 3,5 N.
  • C. 7 N và 3,5 N.
  • D. 3,5 N và 7 N.
Câu 24
Mã câu hỏi: 87532

Thanh AB đồng chất có trọng lượng 4 N, chiều dài 8 cm. Biết quả cân có trọng lượng P1 = 10 N treo vào đầu A, quả cân có trọng lượng P2 treo vào đầu B. Trục quay O cách A 2 cm, hệ nằm cân bằng. P2 có độ lớn là

  • A. 5 N.
  • B. 4,5 N.
  • C. 3,5 N.
  • D. 2 N.
Câu 25
Mã câu hỏi: 87533

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng dưới tác dụng của ba lực. Độ lớn của ba lực đó không thể nhận bộ giá trị nào sau đây?

  • A. 3 N ; 4 N ; 5 N.
  • B. 100 N ; 200 N ; 120 N.
  • C. 0,5 N ; 0,7 N ; 1,3 N.
  • D. 2500 N ; 2500 N ; 2500 N.
Câu 26
Mã câu hỏi: 87534

Một vật rắn phẳng mỏng dạng một tam giác đều ABC, canh a = 20 cm. Người ta tác dụng một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực này có độ lớn 8 N và đặt vào hai đỉnh A và C và song song với BC. Momen của ngẫu lực có giá trị là

  • A. 13,8 N.m.
  • B. 1,38 N.m.
  • C. 1,38.10-2 N.m.
  • D. 1,38.10-3 N.m.
Câu 27
Mã câu hỏi: 87535

Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực có độ lớn bằng

  • A. M = 0,6 N.m.
  • B. M = 600 N.m.
  • C. M = 6 N.m.
  • D. M = 60 N.m.
Câu 28
Mã câu hỏi: 87536

Khi dùng Tua-vít để vặn đinh vít, người ta đã tác dụng vào các đinh vít

  • A. một ngẫu lực
  • B. hai ngẫu lực
  • C. cặp lực cân bằng
  • D. cặp lực trực đối.
Câu 29
Mã câu hỏi: 87537

Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc không đổi. Nếu bỗng nhiên tất cả mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì

  • A. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.
  • B. Vật quay nhanh dần đều.
  • C. Vật lập tức dừng lại.
  • D. Vật tiếp tục quay đều.
Câu 30
Mã câu hỏi: 87538

Một ngẫu lực gồm hai lực và có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là

  • A. (F1 – F2).d
  • B. 2Fd
  • C. Fd.
  • D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
Câu 31
Mã câu hỏi: 87539

Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?

  • A. Vật chuyển động tròn đều.
  • B. Vật được ném ngang.
  • C. Vật đang rơi tự do.
  • D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 32
Mã câu hỏi: 87540

Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là

  • A.

    30 kg.m/s.

  • B. 3 kg.m/s.
  • C.

    0,3 kg.m/s.

  • D. 0,03 kg.m/s.
Câu 33
Mã câu hỏi: 87541

Một chiếc xe chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB với tốc độ trung bình là v. Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Xe chắc chắn chuyển động thẳng đều với tốc độ là v.
  • B. Quãng đường xe chạy được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
  • C. Tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau trên đường thẳng AB có thể là khác nhau.
  • D. Thời gian chạy tỉ lệ với tốc độ v.
Câu 34
Mã câu hỏi: 87542

Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì

  • A. tọa độ của vật luôn có giá trị (+).
  • B. vận tốc của vật luôn có giá tri (+).
  • C. tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+).
  • D. tọa độ luôn trùng với quãng đường.
Câu 35
Mã câu hỏi: 87543

Trên trục x’Ox có hai ô tô chuyển động với phương trình tọa độ lần lượt là x1(t) = -20 + 20t và x2(t) = 10t – 50 (t tính bằng đơn vị giây (t > 0), còn x tính bằng đơn vị mét). Khoảng cách giữa hai ô tô lúc t = 2 giây là

  • A. 50 m.
  • B. 0 m.
  • C. 60 m.
  • D. 30 m.
Câu 36
Mã câu hỏi: 87544

Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/s2. Quãng đường xe chạy được trong giây thứ hai là

  • A. 4 m.
  • B. 3 m.
  • C. 2 m.
  • D. 1 m.
Câu 37
Mã câu hỏi: 87545

Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể:

  • A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
  • B. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (-).
  • C. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
  • D. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị bằng 0.
Câu 38
Mã câu hỏi: 87546

Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 30 m/s. Cho g = 10 m/s2 thì hướng và độ lớn của vận tốc của vật lúc t = 4 s như thế nào?

  • A. 10 m/s và hướng lên
  • B. 30 m/s và hướng lên
  • C. 10 m/s và hướng xuống.
  • D. 30 m/s và hướng xuống.
Câu 39
Mã câu hỏi: 87547

Hai viên bi được thả rơi tự do từ cùng một độ cao, nhưng bi A rơi trước bi B một khoảng thời gian Δt = 0,5 s. Ngay sau khi viên bi B rơi xuống và trước khi bi A chạm đất thì

  • A. khoảng cách giữa hai bi tăng lên.
  • B. khoảng cách giữa hai bi giảm đi.
  • C. khoảng cách giữa hai bi không đổi.
  • D. ban đầu khoảng cách giữa hai bi tăng lên, sau đó giảm đi.
Câu 40
Mã câu hỏi: 87548

Một vật được thả tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 và trong giây cuối cùng nó đi được nửa đoạn đường rơi. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật là

  • A. 0,6 s.
  • B. 3,4 s.
  • C. 1,6 s.
  • D. 5 s.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ