Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Trưng Vương

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 87589

Một vật chuyển động với phương trình vận tốc v = 2 + 2t (chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật). Phương trình chuyền động của vật có dạng:

  • A.

    x = 2t + t2.

  • B. x = 2t + 2t2.
  • C.

    x = 2 + t2.

  • D. x = 2 + 2t2.
Câu 2
Mã câu hỏi: 87590

Đoạn nào của đồ thị ứng với chuyển động thẳng đều?

  • A. Đoạn AB
  • B. Đoạn BC
  • C. Đoạn CD
  • D. Đoạn DE.
Câu 3
Mã câu hỏi: 87591

Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều?

  • A. Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng.
  • B. Một hòn đá đước ném thẳng đứng lên cao.
  • C. Một xe đạp đang đi trên một đoạn đường thẳng nằm ngang.
  • D. Một cái pit-tông chạy đi, chạy lại trong một xilanh.
Câu 4
Mã câu hỏi: 87592

Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?

  • A. Gia tốc của chuyển động không đổi.
  • B. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi.
  • C. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian.
  • D. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian.
Câu 5
Mã câu hỏi: 87593

Một người đi xe đạp với vận tốc 14,4 km/h, trên một đoạn đường song hành với đường sắt. Một đoạn tàu dài 120 m chạy ngược chiều và vượt người đó mất 6 s kể từ lúc tàu gặp người đó. Hỏi vận tốc của tàu là bao nhiêu ?

  • A. 20 m/s.
  • B. 16 m/s.
  • C. 24 m/s.
  • D. 4 m/s.
Câu 6
Mã câu hỏi: 87594

Một ca nô đi trong mặt nước yên lặng với vận tốc 16 m/s, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 2 m/s. Góc giữa vectơ vận tốc của ca nô đi trong nước yên lặng và vectơ vận tốc của dòng nước là α (0 < α < 180o). Độ lớn vận tốc của ca nô so với bờ có thể là

  • A.

    20 m/s.

  • B. 2 m/s.
  • C.

    14 m/s.

  • D. 16 m/s.
Câu 7
Mã câu hỏi: 87595

Một đĩa tròn bán kính r = 10 cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết 0,2 s. Tốc độ dài của một điểm nằm trên mép đĩa là

  • A. 3,14 m/s.
  • B. 2,28 m/s.
  • C. 62,8 m/s.
  • D. 31,4 m/s.
Câu 8
Mã câu hỏi: 87596

Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 2 s. Chu kì quay của bánh xe là

  • A. 2 s.
  • B. 0,2 s.
  • C. 50 s.
  • D. 0,02 s.
Câu 9
Mã câu hỏi: 87597

Hai vật A và B chuyển động tròn đều trên hai đường tròn tiếp xúc nhau. Chu kì của A là 4s, còn chu kì của B là 2s. Biết rằng tại thời điểm ban đầu chúng xuất phát cùng một lúc từ điểm tiếp xúc của hai đường tròn và chuyển động ngược chiều nhau. Khoảng thời gian ngắn nhất để hai vật gặp nhau là

  • A. 1 s.
  • B. 2 s.
  • C. 6 s.
  • D. 4 s.
Câu 10
Mã câu hỏi: 87598

Một sợi dây không dãn, chiều dài L = 0,5 m, khối lượng không đáng kể, một đầu giữ cố định ở O cách mặt đất 10m, còn đầu kia buộc vào viên bi nặng. Cho viên bi quay tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ góc ω = 10 rad/s. Khi dây nằm ngang và viên bi đang đi xuống thì dây bị đứt. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của viên bi khi chạm đất là

  • A. 10m/s
  • B. 15m/s
  • C. 20m/s
  • D. 30m/s
Câu 11
Mã câu hỏi: 87599

Đồ thị nào sau đây là đúng khi diễn tả sự phị thuộc của gia tốc hướng tâm vào vận tốc khi xe đi qua quãng đường cong có dạng cung tròn là đúng nhất?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 12
Mã câu hỏi: 87600

Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?

  • A. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh.
  • B. Chuyển động quay của kim phút trên mặt đồng hồ chạy đúng giờ.
  • C. Chuyển động quay của của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay.
  • D. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 13
Mã câu hỏi: 87601

Một động cơ xe gắn máy có trục quay 1200 vòng/phút. Tốc độ góc của chuyển động quay là bao nhiêu rad/s?

  • A. 7200.
  • B. 125,7.
  • C. 188,5.
  • D. 62,8.
Câu 14
Mã câu hỏi: 87602

Một xe ô tô có bán kính bánh xe 30 cm chuyển động đều. Bánh xe quay 10 vòng/s và không trượt. Tốc độ của xe là

  • A. 67 km/h.
  • B. 18,8 m/s.
  • C. 78 km/h.
  • D. 23 m/s.
Câu 15
Mã câu hỏi: 87603

Một bánh xe bán kính 60 cm quay đều 100 vòng trong thời gian 2 s. Gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành bánh xe là

  • A. 59157,6 m/s2.
  • B. 54757,6 m/s2.
  • C. 55757,6 m/s2.
  • D. 51247,6 m/s2.
Câu 16
Mã câu hỏi: 87604

Một vật được thả tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 và trong giây cuối cùng nó đi được nửa đoạn đường rơi. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật là

  • A. 0,6 s.
  • B. 3,4 s.
  • C. 1,6 s.
  • D. 5 s.
Câu 17
Mã câu hỏi: 87605

Hai viên bi được thả rơi tự do từ cùng một độ cao, nhưng bi A rơi trước bi B một khoảng thời gian Δt = 0,5 s. Ngay sau khi viên bi B rơi xuống và trước khi bi A chạm đất thì

  • A.

    khoảng cách giữa hai bi tăng lên.

  • B. khoảng cách giữa hai bi giảm đi.
  • C.

    khoảng cách giữa hai bi không đổi.

  • D. ban đầu khoảng cách giữa hai bi tăng lên, sau đó giảm đi.
Câu 18
Mã câu hỏi: 87606

Một hòn bi bắt đầu lăn nhanh dần đều từ đỉnh xuống một đường dốc dài L = 1 m với vo = 0. Thời gian lăn hết chiều dài của đường dốc là 0,5 s. Vận tốc của hòn bi khi tới chân dốc là

  • A.

    10 m/s.

  • B. 8 m/s.
  • C.

    5 m/s.

  • D. 4 m/s.
Câu 19
Mã câu hỏi: 87607

Một vật rơi tự do tại nơi có g =10 m/s2. Trong 2 giây cuối vật rơi được 180 m. Thời gian rơi của vật là

  • A.

    6 s.

  • B. 8 s.
  • C.

    10 s.

  • D. 12 s.
Câu 20
Mã câu hỏi: 87608

Một vật rơi từ độ cao 10 m so với một sàn thang máy đang nâng đều lên với vận tốc 0,5 m/s để hứng vật. Trong khi vật rơi để chạm sàn, sàn đã được nâng lên một đoạn bằng (g = 10 m/s2).

  • A.

    0,71 m.

  • B. 0,48 m.
  • C.

    0,35 m.

  • D. 0,15 m.
Câu 21
Mã câu hỏi: 87609

Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?

  • A.

    Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.

  • B. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.
  • C.

    Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

  • D. Một chiếc lá đang rơi.
Câu 22
Mã câu hỏi: 87610

Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng?

  • A.

    Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

  • B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc
  • C.

    Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.

  • D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.
Câu 23
Mã câu hỏi: 87611

Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao. Độ cao tối đa mà vật đạt tới là h = 40 m. Nếu ném vật thứ hai với vận tốc gấp đôi thì độ cao tối đa mà vật thứ hai đạt tới sẽ là

  • A.

    80 m.

  • B. 160 m.
  • C.

    180 m.

  • D. 240 m.
Câu 24
Mã câu hỏi: 87612

Trong trò chơi tung hứng, một vật được ném thẳng đứng cao, sau 2 giây thì chụp được nó. Cho g = 10 m/s2. Độ cao cực đại mà vật đạt tới kể từ điểm ném là

  • A.

    5 m.

  • B. 10 m.
  • C.

    15 m.

  • D. 20 m.
Câu 25
Mã câu hỏi: 87613

Một vật được thả rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s2. Trong giây thứ hai vật rơi được một đoạn đường

  • A.

    30 m.

  • B. 20 m.
  • C.

    15 m.

  • D. 10 m.
Câu 26
Mã câu hỏi: 87614

Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 30 m/s. Cho g = 10 m/s2 thì hướng và độ lớn của vận tốc của vật lúc t = 4 s như thế nào?

  • A.

    10 m/s và hướng lên.

  • B. 30 m/s và hướng lên.
  • C.

    10 m/s và hướng xuống.

  • D. 30 m/s và hướng xuống.
Câu 27
Mã câu hỏi: 87615

Với chiều (+) là chiều chuyển động, trong công thức s = 0,5a.t2 + v0t của chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng có thể có giá trị dương hay giá trị âm là:

  • A. Gia tốc
  • B. Quãng đường.
  • C. Vận tốc
  • D. Thời gian.
Câu 28
Mã câu hỏi: 87616

Trong các trường hợp sau đây. Trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?

  • A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (+).
  • B. vận tốc là hằng số ; gia tốc thay đổi.
  • C. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
  • D. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
Câu 29
Mã câu hỏi: 87617

Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể:

  • A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
  • B. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (-).
  • C. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
  • D. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị bằng 0.
Câu 30
Mã câu hỏi: 87618

Trên trục x’Ox có hai ô tô chuyển động với phương trình tọa độ lần lượt là x1(t) = -20 + 20t và x2(t) = 10t – 50 (t tính bằng đơn vị giây (t > 0), còn x tính bằng đơn vị mét). Khoảng cách giữa hai ô tô lúc t = 2 giây là

  • A. 50 m.
  • B. 0 m.
  • C. 60 m.
  • D. 30 m.
Câu 31
Mã câu hỏi: 87619

ho đồ thị tọa độ – thời gian của một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B trên một đường thẳng (Hình 2.4). Dựa vào đồ thị, viết được phương trình chuyển động của ô tô là:

  • A. x = 30t (km ; h).
  • B. x = 30 + 5t (km ; h).
  • C. x = 30 + 25t (km ; h).
  • D. x = 30 + 39t (km ; h).
Câu 32
Mã câu hỏi: 87620

Trong các ví dụ dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động được coi như là chất điểm?

  • A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
  • B. Đoàn tàu chuyển động trong sân ga.
  • C. Em bé trượt từ đỉnh đến chân cầu trượt.
  • D. Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục.
Câu 33
Mã câu hỏi: 87621

Chọn đáp án đúng.

  • A. Quỹ đạo là một đường thẳng mà trên đó chất điểm chuyển động.
  • B. Một đường cong mà trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.
  • C. Quỹ đạo là một đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi nó chuyển động.
  • D. Một đường vạch sẵn trong không gian trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.
Câu 34
Mã câu hỏi: 87622

Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng?

  • A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  • B. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
  • C. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.
  • D. Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.
Câu 35
Mã câu hỏi: 87623

Cho đồ thị tọa độ – thời gian của một vật như hình vẽ. Vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian:

  • A. từ 0 đến t2.
  • B. từ t1 đền t2.
  • C. từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3.
  • D. từ 0 đến t3.
Câu 36
Mã câu hỏi: 87624

Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/s2. Quãng đường xe chạy được trong giây thứ hai là

  • A.

    4 m.

  • B. 3 m.
  • C.

    2 m.

  • D. 1 m.
Câu 37
Mã câu hỏi: 87625

Một chiếc xe đang chạy với tốc độ 36 km/h thì tài xế hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều rồi dừng lại sau 5s. Quãng đường xe chạy được trong giây cuối cùng là

  • A. 2,5 m.
  • B. 2 m.
  • C. 1,25 m.
  • D. 1 m.
Câu 38
Mã câu hỏi: 87626

Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/strong khoảng thời gian 10s. Độ tăng vận tốc trong khoảng thời gian này là

  • A. 10 m/s.
  • B. 20 m/s.
  • C. 15 m/s.
  • D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Câu 39
Mã câu hỏi: 87627

Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?

  • A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
  • B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
  • C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
  • D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
Câu 40
Mã câu hỏi: 87628

Trong trường hợp nào dưới đây quỹ đạo của vật là đường thẳng?

  • A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
  • B. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.
  • C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
  • D. Chuyển động của một vật được ném theo phương nằm ngang.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ