Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Sinh học 8 năm 2020 - Trường THCS Nguyễn Tất Thành

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 45952

Nói sự sống gắn liền với sự thở vì?

  • A. Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng
  • B. Khi ngừng thở mọi hoạt động sống sẽ ngừng, cơ thể sẽ chết
  • C. Lấy oxi vào để oxi hóa chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng cần cho sự sống
  • D. Thải CO2 và nước sinh ra trong quá trình oxi hóa ở tế bào
Câu 2
Mã câu hỏi: 45953

Cơ quan nào có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lớp mao mạch dày đặc?

  • A. Mũi
  • B. Họng
  • C. Thanh quản
  • D. Phổi
Câu 3
Mã câu hỏi: 45954

Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với?

  • A. Họng và phế quản.
  • B. Phế quản và mũi.
  • C. Họng và thanh quản
  • D. Thanh quản và phế quản.
Câu 4
Mã câu hỏi: 45955

Bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em là?

  • A. Bệnh sa dạ dày
  • B. Trào ngược acid
  • C. Tiêu chảy
  • D. Bệnh viêm đại tràng
Câu 5
Mã câu hỏi: 45956

Để răng chắc khỏe, chúng ta nên sử dụng kem đánh răng có bổ sung?

  • A. Lưu huỳnh và phôtpho.
  • B. Magiê và sắt.
  • C. Canxi và fluo.
  • D. Canxi và phôtpho.
Câu 6
Mã câu hỏi: 45957

Để bảo vệ hệ tiêu hóa, chúng ta cần lưu ý?

  • A. Vệ sinh răng miệng đúng cách
  • B. Ăn uống hợp vệ sinh
  • C. Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí
  • D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7
Mã câu hỏi: 45958

Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ?

  • A. Mắc bệnh sởi.
  • B. Nhiễm giun sán.
  • C. Mắc bệnh lậu.
  • D. Nổi mề đay.
Câu 8
Mã câu hỏi: 45959

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua đường máu sẽ đổ về đâu trước khi về tim?

  • A. Tĩnh mạch chủ dưới
  • B. Tĩnh mạch cảnh trong
  • C. Tĩnh mạch chủ trên
  • D. Tĩnh mạch cảnh ngoài
Câu 9
Mã câu hỏi: 45960

Hoạt động hô hấp có vai trò gì?

  • A. Cung cấp oxi cho tế bào để tổng hợp các chất hữu cơ
  • B. Thải loại khí cacbonic ra khỏi cơ thể
  • C. Làm sạch và làm ẩm không khí, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại
  • D. Đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể được bình thường
Câu 10
Mã câu hỏi: 45961

Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C?

  • A. 20 – 25 vòng sụn
  • B. 15 – 20 vòng sụn
  • C. 10 – 15 vòng sụn
  • D. 25 – 30 vòng sụn
Câu 11
Mã câu hỏi: 45962

Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành?

  • A. Glixêrol và vitamin.
  • B. Glixêrol và axit amin.
  • C. Nuclêôtit và axit amin.
  • D. Glixêrol và axit béo.
Câu 12
Mã câu hỏi: 45963

Cơ quan nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hóa?

  • A. Thực quản
  • B. Dạ dày
  • C. Tuyến ruột
  • D. Tá tràng
Câu 13
Mã câu hỏi: 45964

Tiêu hóa thức ăn bao gồm các hoạt động?

  • A. Tiêu hóa lí học
  • B. Tiêu hóa hóa học
  • C. Tiết dịch vị tiêu hóa
  • D. Tất cả các đáp án trên
Câu 14
Mã câu hỏi: 45965

Loại đường nào dưới đây được hình thành khi chúng ta nhai kĩ cơm?

  • A. Mantozo
  • B. Glucozo
  • C. Lactozo
  • D. Saccarozo
Câu 15
Mã câu hỏi: 45966

Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan?

  • A. Răng, lưỡi, cơ má.
  • B. Răng và lưỡi
  • C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má
  • D. Răng, lưỡi, cơ môi.
Câu 16
Mã câu hỏi: 45967

Sự kiện nào sau đây xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn?

  • A. Lưỡi nâng lên
  • B. Khẩu cái mềm hạ xuống
  • C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hóa
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 17
Mã câu hỏi: 45968

Dịch mật bao gồm?

  • A. Muối mật và muối kiềm
  • B. Muối mật và HCl
  • C. Muối mật và muối trung hòa
  • D. Muối mật và muối acid
Câu 18
Mã câu hỏi: 45969

Các hoạt động tiêu hóa ở ruột non là?

  • A. Chỉ có biến đổi hóa học
  • B. Chỉ có biến đổi lí học
  • C. Có cả biến đổi lí học và hóa học
  • D. Không còn diễn ra biến đổi lí học và hóa học
Câu 19
Mã câu hỏi: 45970

Trong các bộ phận dưới đây, quá trình tiêu hoá thức ăn về mặt hoá học diễn ra mạnh mẽ nhất ở bộ phận nào?

  • A. Hồi tràng
  • B. Hỗng tràng
  • C. Dạ dày
  • D. Tá tràng
Câu 20
Mã câu hỏi: 45971

Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng?

  • A. Dung tích sống của phổi.
  • B. Lượng khí cặn của phổi.
  • C. Khoảng chết trong đường dẫn khí.
  • D. Lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.
Câu 21
Mã câu hỏi: 45972

Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng?

  • A. 2500 – 3000 ml.
  • B. 3000 – 3500 ml.
  • C. 1000 – 2000 ml.
  • D. 800 – 1500 ml.
Câu 22
Mã câu hỏi: 45973

Vai trò của sự thông khí ở phổi?

  • A. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
  • B. Tạo đường cho không khí đi vào.
  • C. Tạo đường cho không khí đi ra.
  • D. Vận chuyển không khí trong cơ thể.
Câu 23
Mã câu hỏi: 45974

Loại sụn nào có chức năng đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn làm ngăn chặn thức ăn chui vào đường hô hấp?

  • A. Sụn nhẫn
  • B. Sụn giáp trạng
  • C. Sụn thanh thiệt
  • D. Tất cả các đáp án trên
Câu 24
Mã câu hỏi: 45975

Vì sao phổi phải có số lượng phế nang lớn, khoảng 700- 800 triệu phế nang?

  • A. Nhằm tăng lượng khí hít vào
  • B. Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí
  • C. Tăng tính đàn hồi của mô phổi
  • D. Giúp thở sâu hơn
Câu 25
Mã câu hỏi: 45976

Kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày?

  • A. Hòa loãng thức ăn
  • B. Thức ăn thấm đều dịch vị
  • C. Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn
  • D. Tổng hợp protein chuỗi ngắn thành các chuỗi dài
Câu 26
Mã câu hỏi: 45977

Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non?

  • A. Gluxit
  • B. Prôtêin
  • C. Lipit
  • D. Tất cả các phương án trên.
Câu 27
Mã câu hỏi: 45978

Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?

  • A. Uống nước lọc
  • B. Ăn kem
  • C. Uống sinh tố bằng ống hút
  • D. Ăn rau xanh
Câu 28
Mã câu hỏi: 45979

Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này?

  • A. Lớp dưới niêm mạc
  • B. Lớp niêm mạc
  • C. Lớp cơ
  • D. Lớp màng bọc
Câu 29
Mã câu hỏi: 45980

Khi không có kích thích của thức ăn, cơ quan nào dưới đây không tiết ra dịch tiêu hoá?

  • A. Tất cả các phương án còn lại
  • B. Gan
  • C. Ruột non
  • D. Tụy
Câu 30
Mã câu hỏi: 45981

Tá tràng nằm ở vị trí nào?

  • A. Nơi tiếp giáp giữa ruột non và ruột già
  • B. Đoạn đầu của ruột non
  • C. Đoạn cuối của ruột non
  • D. Đoạn cuối của ruột già.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ