Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Nguyễn Yếnn Nhii
Ngữ Văn 9 27/10/2017
Nội dung phân tích của đoạn văn

Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương trong văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"

 

Câu trả lời của bạn

img
Lê Trần Khả Hân
17/03/2019

Bài Mẫu Số 1: Phân Tích Nhân Vật Vũ Nương Trong Chuyện Người Con Gái Nam Xương

"Chuyện người con gái Nam Xương" rút trong tác phẩm "Truyền kì mạn lục", áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16. Một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là "thiên cổ kì bút".

Truyện kể lại môt câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong dân gian về bi kịch gia đình ở Nam Xương có dòng sông Hoàng Giang vào cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15, một thời loạn lạc, đầy biến động.

Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương đó có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Tên của nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, thuộc phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay. Xuất thân trong một gia đình "kẻ khó", nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp". Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú "mến vì dung hạnh" đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính "đa nghi", nàng đã "giữ gìn khuôn phép" không để xảy ra cảnh vợ chồng phải "thất hòa", sống giũa thời loạn lạc Trương Sinh phải tòng quân đi chinh chiến ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng "được hai chữ bình yên": nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ... Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "... mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được".

Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

... "Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong..."

(Chinh phụ ngâm)

Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.

Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Qua năm sau, "việc quân kết thúc, Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về. Thế nhưng, Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói, mà Trượng Sinh đinh ninh là vợ hư, đã "máng nhiếc" và "đánh đuổi đi". Vốn là một kẻ vô học lại hồ đồ vũ phu. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời "bày tỏ" của vợ, mọi sự "biện bạch" của họ hàng làng xóm. Vũ Nương đã bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ "mất nết hư ân". Vũ Nương phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ "đoan trang giữ tiết, minh bạch gìn lòng", mãi mãi soi tỏ với dời "vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin là cỏ Ngu Mĩ". Bi kịch Vũ Nương là bi kịch gia đình từ chuyện chồng con, nhưng nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh loạn lạc đã gây nên. Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con nói rằng: "Cha Đản lại đến kia kìa !". Lúc bấy giờ Trương Sinh "mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã rồi . Người đọc xưa nay cũng chỉ biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ xót thương cho người con gái Nam Xương và bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời. Vũ Nương tự tử, nàng cũng chẳng oán chồng con "rày xin chén nước cho người thác oan" (Truyện Kiều).

Phần cuối truyện đậm đặc tính chất hoang đường. Nào là Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh đến kêu xin tha mạng. Phan Lang được biếu một con rùa mai xanh nhưng không giết thịt mà đem thả con rùa xuống sông. Nào là Phan Lang bị chết đuối, xác giạt vào động rùa ở hải đảo. Linh Phi vợ vua biển Nam Hải lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ. Phan Lang sống lại. Linh Phi mở tiệc ở gác Triêu Dương để thết đãi Phan Lang, ân nhân cứu sống mình ngày xưa. Tình tiết Phan Lang gặp Vũ Nương tại bữa tiệc của Linh Phi. Vũ Nương khóc khi nghe Phan Lang nhắc lại nhà cửa, phần mộ của tiền nhân. Tình tiết Vũ Nương gửi Phan Lang chiếc hoa tai vàng và dặn chồng lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang. Hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện... là những chi tiết hoang đường, nhưng đã tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh... yên phận hẩm hiu, và có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Câu nói của ma Vũ Nương giữa dòng sông vọng vào: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" đã làm cho giá trị nhân đạo của truyện thêm phần bi thiết. Nỗi ân tình của Vũ Nương đã được minh oan và giải tỏa? nhưng âm - dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng thể trở lại dương gian, chẳng bao giờ còn được làm vợ, làm mẹ nữa. Bé Đản mãi mãi là đứa con mồ côi mẹ.

Tóm lại, Vũ Nương là một người con gái dung hạnh mà bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã kể lại cuộc đời oan khổ của nàng với bao tình xót thương sâu sắc. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhung áng văn "Chuyện người con gái Nam Xương" giàu giá trị nhân đạo. Nhân vật Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Người đọc càng thêm xúc động khi nhớ lại vần thơ của vua Lê Thánh Tông trong bài "Lại bài viếng Vũ Thị":

... "Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,

Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng..."

img
Vua Ảo Tưởng
29/01/2019

Đề tài người phụ nữ từ bao đời nay luôn được các nhà văn quan tâm. Họ quan tâm đến vẻ đẹp của người phụ nữ hay cả số phận bất hạnh của họ. Và Nguyễn Dữ đã chọn người phụ nữ làm nhân vật chính trong tác phẩm của mình. Chuyện người con gái Nam Xương được trích trong “Truyền kì mạn lục” viết về nhân vật Vũ Nương người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng có số phận bất hạnh.

Đọc Truyện người con gái Nam Xương người đọc ấn tượng về nhân vật Vũ Nương một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Nàng chăm lo cho hạnh phúc gia đình “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của màng thật bình dị, lời lẽ dịu dàng ấy chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm. Nàng cảm thấy thông cảm trước nỗi gian lao, vất vả của chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.” Để rồi khi còn một mình ở lại quê nhà nhưng nàng vẫn là người phụ nữ thủy chung “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.” Nỗi nhớ thương kéo dài năm tháng “ Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”

Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo, người mẹ yêu thương con. Nàng chăm sóc mẹ chồng chu đáo, cơm nước thuốc thang lễ bái lời nói hành động đã chứng tỏ nàng là người con dâu hiếu thảo tạo ra mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp. Đay cũng chính là cách nhìn cách viết mới của tác giả khi nhìn nhận về quan hệ của mẹ chồng nàng dâu ở xã hội phong kiến. Là một người mẹ nàng vô cùng yêu thương con của mình. Sau khi xa chồng nàng sinh bé Đản và một mình nuôi dạy con. Và khi bị chồng nghi oan nhưng vẫn giãi bày, giải thích để mong hàn gắn hạnh phúc gia đình, hành động chọn cái chết để minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Đó chính là lòng tự trọng của Vũ Nương. Và ngay cả khi được sống ở thế giới thần tiên sung sướng nhưng nàng vẫn nặng lòng nhớ đến gia đình và quê hương. Cuộc trở về của Vũ Nương kết thúc truyện cùng với lời từ biệt “ Đa tạ tình chàng thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa.” Lờ từ biệt đẫm trong nước mắt trong tâm trạng buồn mà sáng lên vẻ đẹp của con người coi trọng ơn nghĩa và tấm lòng vị tha.

Mặc dù là người phụ nữ đẹp người đẹp nét nhưng Vũ Nương lại có số phận bất hạnh. Với cuộc sống gia đình người chồng đa nghi và đó là nguyên nhân dẫn đến cảnh gia đình tan vỡ. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi hạnh phúc của người phụ nữ phải sống xa chồng. Cuộc sống cô đơn, buồn tẻ một mình “ Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.” những từ ngữ chỉ thời gian, những câu văn biền ngẫu hình ảnh mang tính ước lệ “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” chỉ thời gian hết mùa xuân lại đến mùa đông mà Trương Sinh vẫn chưa trở về làm cho Vũ Nương càng lo lắng nhớ thương trông đợi. Gánh nặng gia đình phải chăm sóc mẹ, sinh con một mình mà không có chồng bên cạnh với bao nỗi vất vả. Nàng còn bị chồng nghi oan, bị đánh đuổi, mắng nhiếc. Cuối cùng nàng phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.

Truyện ngắn với cách xây dựng cốt truyện tập trung vào nhân vật Vũ Nương. Tạo tình huống đặc sắc, bất ngờ, miêu tả nhân vật thông qua lời nói và hành động để bộc lộ tính cách. Sử dụng các câu văn biền ngẫu mang tính ước lệ cùng với yếu tố hiện thực kết hợp với hoang đường kì ảo. Tất cả các yếu tố nghệ thuật đã góp phần khắc họa nhân vật Vũ Nương người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng có số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Với nhà văn Nguyễn Dữ không chỉ thành công ở thể truyền kì mà là người có trái tim nhân đạo ông bày tỏ lòng cảm thương cho số phận Vũ Nương bằng cách dùng những lời văn hay nhất để ngợi ca vẻ đẹp của nàng. Đó cũng chính là sự đóng góp thành công cho tác phẩm.

Đọc truyện mà khơi gợi trong nỗi chúng ta niềm xót xa thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội chưa. Và người phụ nữ ngày nay không ngừng chau dồi học hỏi để phát triển bản thân mình.

img
Lê Minh Bảo Bảo
25/08/2017

Trước khi viết bài mình xin tóm tắt ngắn gọn những ý chính về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương cho bạn dễ theo dõi và nắm vững kiến thức hơn. Mời bạn tham khảo:

1. Tóm tắt ý chính

  • Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương
    • Thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp
    • Với chồng - Người vợ hiền hậu, thủy chung. Thể hiện:
      • Những năm tháng sống dưới thủy cung
      • Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ
      • Trong khoảng thời gian chồng đánh trận nơi xa
      • khi tiễn chồng đi lính
      • Khi mới về nhà chồng
    • Với con - Người mẹ dịu dàng, giàu lòng yêu thương
    • Với mẹ chồng - Người con dâu hiếu thảo
      • Lúc mẹ ốm
      • Lúc mẹ mất

=> Người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh

2. Gợi ý viết bài

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ - của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ”vừa trắng lại vừa tròn”. Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ”luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ”chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ”Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

(Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ”công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời: ”Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

img
Bichtram Truong
Ngữ Văn 9 27/10/2017
Phương châm hội thoại

Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi: Cháu có biết nhà cô Loan ở đâu không? - Cháu nghe nói ở xóm 5 bác đến đó hỏi tiếp. Câu trả lời của nhân vật trong hội thoại trên vi phạm phương châm hội thoại nào? Nguyên nhân dẫn đến người nói vi phạm phương châm hội thoại đó?

 

Câu trả lời của bạn

img
ngọc diệp
28/09/2017

vi phạm phương châm về lượng

nguyên nhân ưu tiên cho một PCHT khác quan trọng hơn

img
Bánh Mì
14/09/2017
  • Trong trường hợp trên, phương châm về lượng đã bị vi phạm.
  • Chúng minh: Thông tin mà đứa bé cung cấp không đủ về lượng so với nhu cầu đặt ra trong câu hỏi nhân vật bác (Nhân vật bác hỏi cụ thể "nhà cô Loan ở đâu?", đứa bé chỉ trả lời tới xóm 5 hỏi tiếp).
  • Nguyên nhân trực tiếp của trường hợp vi phạm này:
    • Người giao tiếp không có đủ vốn hiểu biết về địa chỉ, đường đi chính xác đến nhà cô Loan.
    • Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác: Để đảm bảo phương châm về chất. Nếu trả lời với một nội dung thông tin sai, không xác thực thì sự vi phạm phương châm hội thoại sẽ nghiêm trọng hơn: Vi phạm phương châm về chất.

→ Để tránh vi phạm phương châm về chất, cậu bé đã phải chọn cách trả lời chung chung, không cụ thể, chấp nhận sự vi phạm phương châm về lượng.

img
Bichtram Truong
Ngữ Văn 9 27/10/2017
Phương châm hội thoại

Đọc mẩu truyện sau đây và cho biết phương châm hội thọi nào ko đc tuân thủ:

                  " Ở đâu "

Giữa đêm khuya một bác sĩ nhận đc một cú điện thoại khẩn khấp :

- Alô,thưa bác sĩ...cháu bị đau quá ! Tiếng của một cậu bé thở hổn hển qua ông nghe

-Không sao,khôg sao! Bính tĩnh ,cháu hãy cho bác biết cháu đang đau ở đâu?

-Dạ ,cháu đang đau ở nhà ạ !

- Bác sĩ: !!!???

                                                                   (Truyện cười in-tơ-nét

b)                                    "Định nghĩa"

  Hai cha con đang xem bóng đá,đứa trẻ hỏi:

-Bố ơi !Trọng tài là ai hả bố ?

-Ông nào trên sân bóng nhưng chỉ chạy theo người khác,không biết đá mà cũng không biết bắt bóng,đó là trọng tài !

                                                                        (Truyện cười in-tơ-nét)

c)                        "Giair thích"

Tí và Tèo là hai người bn thân.Một hôm hai người chơi trò đố nhau.Tí đố Tèo:

-Đó cạu,bóng đá là gì?

-Là đá vào bóng-Tèo trả lời

-Thế bóng chuyền là gì?

-Là chuyền bóng cho nhau chứ còn gì nữa-Tèo nói luôn:

-Còn bóng rổ?

-À : là..là..chắc phải chơi đến một rổ bóng -Tèo gãi đầu và nới

 

Câu trả lời của bạn

img
hoàng duy
14/09/2017
  • Câu a
    • Vi phạm phương châm về lượng. Vì câu trả lời của đứa bé không mang đầy đủ nội dung thông tin mà bác sĩ cần biết. Điều bác sĩ muốn biết vị trí mà cậu bé bị đau là ở đâu. Với câu hỏi của bác sĩ, đứa bé có thể trả lời là: Cháu bị đau ở tay ạ!
  • Câu b, c
    • Vi phạm phương châm về cách thức. Vì lời giải thích của người bố và của Tèo mập mờ, mơ hồ về nghĩa
img
Bichtram Truong
Ngữ Văn 9 27/10/2017
văn thuyết minh về đồng hồ

Làm ơn hãy giúp mình công dụng của tất cả dồng hồ !

Câu trả lời của bạn

img
Bichtram Truong
23/08/2017

cảm ơn bạn nhiều . Nó rất hữu ích với mình

img
Nguyễn Xuân Ngạn
23/08/2017

Không có gì đâu bạn, giúp được bạn là vui rồi! smiley

Chúc bạn học tốt!!!

img
khanh nguyen
01/01/1970

1. Trước tiên, muốn biết được công dụng của đồng hồ ta cần hiểu được đồng hồ là gì?

  • Đồng hồ là một công cụ để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày.
    • Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp.
    • Trong khi đó, người ta có thể tạo ra những loại đồng hồ nhỏ để dễ dàng mang theo bên mình (gọi là đồng hồ đeo tay). Những loại đồng hồ hiện đại (từ thế kỉ 14 trở đi) thường thể hiện ba thông tin: Giờ, phút, giây.

2. Công dụng chủ yếu của đồng hồ

a. Dùng để hiển thị thời gian là chủ yếu. Ngoài ra còn mang tính trang trí

  • Đồng hồ đeo tay: Có nhiều chức năng cần thiết đối với cuộc sống hàng ngày. Ngoài công dụng để theo dõi giờ giấc, đồng hồ còn thể hiện tính cách của bản thân giúp bạn trẻ trung và năng động hơn tùy theo từng mẫu đồng hồ đeo tay khác nhau.

  • Đồng hồ báo thức: Là một đồng hồ được thiết kế để tạo ra một âm thanh lớn tại một thời điểm cụ thể nhất định. Công dụng chủ yếu của đồng hồ báo thức là để đánh thức người ngủ dậy vào thời gian nhất định, đôi khi còn được sử dụng cho các thể loại nhắc nhở công việc phải thực hiện khác.

  • Ngày nay, xuất hiện thêm loại đồng hồ tích hợp nhiều tính năng là đồng hồ thông minh:

    • Có thể bao gồm các tính năng như một máy ảnh, dụng cụ đo gia tốc, nhiệt kế, máy đo độ cao, thước đo, la bàn, đồng hồ bấm giờ, máy tính, điện thoại di động, màn hình cảm ứng, định vị GPS, bản đồ, đồ họa, loa, lịch, đồng hồ, SDcard, đồng hồ thông minh được công nhận là một thiết bị lưu trữ bằng máy tính và có chức năng sạc pin. Đồng hồ thông minh có thể được điều khiển thông qua tai nghe không dây, màn hình điều khiển, tia hồng ngoại, tai nghe, bộ điều biến, hoặc các thiết bị khác.

    • Một số loại đồng hồ thông minh có chức năng "đồng hồ thể thao" với các tính năng theo dõi hoạt động như trong đồng hồ GPS (loại đồng hồ thể thao đặc biệt được thiết kế cho một loại thể thao) với môn lặn, thể thao ngoài trời. Chức năng có thể bao gồm các chương trình đào tạo (khoảng thời gian), thời gian một vòng, hiển thị tốc độ, đơn vị GPS theo dõi, thời gian lặn, theo dõi nhịp tim, khả năng tương thích cảm biến Cadence, và khả năng tương thích với các chuyển động thể dục thể thao.

    • Giống như các loại máy tính khác, một chiếc đồng hồ thông minh có thể thu thập thông tin từ các cảm biến bên trong hoặc bên ngoài. Nó có thể kiểm soát, hoặc lấy dữ liệu từ dụng cụ hoặc các máy tính khác. Nó có thể hỗ trợ công nghệ không dây như Bluetooth, Wi-Fi và GPS.

  • Bên cạnh đó, có nhiều loại đồng hồ đặc biệt như:

    • Đồng hồ nguyên tử

      • Được dùng đo chính xác thời gian, xác định và phối hợp các múi giờ và các hệ thống giờ với nhau.

      • Ngoài ra, đồng hồ nguyên tử còn được dùng trong tên lửa, máy bay không người lái, và đặc biệt là đo thời gian để xác định khoảng cách trên vệ tinh trong các hệ thống định vị như GPS, GLONASS hay Galileo.

    • Đồng hồ thiên văn: Là một loại đồng hồ ngoài chức năng chỉ giờ còn có chức năng chỉ dẫn chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng.
    • Đồng hồ con lắc, đồng hồ quả lắc:
      • Được phát minh bởi Christiaan Hygens vào năm 1656, và đến năm 1930, đồng hồ con lắc là loại đồng hồ chính xác nhất thời bấy giờ.
      • Đồng hồ con lắc chỉ có thể hoạt động khi ở trạng thái cố định, nếu hộp đồng hồ bị dịch chuyển thì chuyển động của con lắc có thể bị sai lệch.
      • Đồng hồ con lắc bây giờ được giữ vì tính chất trang trí và cổ điển của chúng.
    • Đồng hồ cát
      • Vẫn được sử dụng rộng rãi trong các nhà bếp để làm đồ tính giờ trứng; để nấu trứng, đồng hồ tính giờ ba phút là điển hình, sau đó cái tên "đồ tính giờ trứng" được sử dụng cho đồng hồ cát ba-phút. Đồ tính giờ trứng được bán rộng rãi ở các hàng đồ lưu niệm.
      • Đồng hồ cát đôi khi cũng được sử dụng trong các trò chơi như Pictionary và Boggle để giới hạn thời gian một vòng chơi.
      • Đồng hồ cát đôi khi được gắn thêm cánh với ý nghĩa ẩn dụ, nó thường được mô tả là sự tồn tại của con người đang mất đi, và "lượng cát trong đồng hồ cát" sẽ chảy hết với cuộc đời mỗi người. Do đó nó từng được sử dụng ở cờ cướp biển, để tạo nỗi sợ hãi cho nạn nhân của cướp biển. Ở Anh, đồng hồ cát đôi khi được đặt trong quan tài và trong nhiều thế kỷ nó cũng được khắc vào bia mộ. Đồng hồ cát cũng được sử dụng trong giả kim thuật làm một biểu tượng của giờ.
      • Trong khi chúng không còn được sử dụng rộng rãi để đo thời gian, một số tổ chức vẫn duy trì chúng. Cả hai tòa nhà Quốc hội Úc sử dụng ba đồng hồ cát để đo một số thứ nhất định, như là phân phe biểu quyết.

b. Lưu ý

  • Tuy nhiên, đồng hồ không phải lúc nào cũng được sử dụng để hiển thị thời gian.
    • Nó còn có thể sử dụng để điều khiển một vật theo thời gian. Ví dụ như đồng hồ chuông có thể được dùng làm bom hẹn giờ. Tuy nhiên nó có thể được gọi chính xác hơn là một hệ thống đếm giờ.

    • Máy tính sử dụng những tín hiệu đồng hồ để đồng bộ quá trình xử lý (mặc dầu có một số nghiên cứu về bộ xử lý không đồng bộ). Máy tính lưu trữ thời gian để báo hiệu hay chỉ là để hiển thị thời gian. Bên trong máy tính có một đồng hồ được nuôi bằng pin. Máy tính vẫn có thể hoạt động ngay cả khi đồng hồ trong máy bị chết nhưng khi khởi động máy lại, đồng hồ của máy tính sẽ được khởi động lại.

img
An An
Ngữ Văn 9 27/10/2017
Luyện Tập Trên Lớp

Trình bày dàn ý, đọc phần Mở bài, thảo luận 

Câu trả lời của bạn

img
My Le
01/01/1970

Em có thể tham khảo trên trang Học247 phần soạn bàibài giảng Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minhđể nắm chắc hơn lý thuyết và bài tập bài này.

img
Thành Trấn
Ngữ Văn 9 27/10/2017
giai bai soan cac phuong cham hoi thoai

soan bai cac phuong cham hoi thoai

Câu trả lời của bạn

img
Lê Trần Khả Hân
17/03/2019

Câu 1

a. Bản thân từ "bơi" đã cho người ta biết: ở dưới nước. Điều mà An cần biết là một địa điểm học bơi cụ thể (Bể bơi nào? Sông, hồ,… nào?)

b. Câu trả lời của Ba chỉ có nội dung mặc nhiên đã được biết, không có lượng thông tin cần thiết đáp ứng nhu cầu của người đối thoại.

c. Như vậy, khi giao tiếp ta cần chú ý lời nói thiếu nội dung sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn giao tiếp.

Câu 2

a. Đọc truyện "Lợn cưới, áo mới" ta thấy vì muốn khoe khoang nên cả hai anh chàng trong truyện trên đều đưa vào lời nói những nội dung không cần thiết. Đây cũng chính là yếu tố gây cười của truyện. Lẽ ra anh "lợn cưới" chỉ cần hỏi: "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?" và anh "áo mới" chỉ cần trả lời "tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả". Truyện cười này phê phán tính nói khoác.

b. Như vậy, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu:

- Lời nói phải có thông tin; thông tin ấy phải phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Nội dung của lời nói phải đủ (không thiếu, không thừa).

II. Phương châm về chất

Câu 1:

Tiếng cười trong truyện cười có tác dụng lên án, phê phán những cái xấu. Ở mẩu chuyện trên, tình tiết gây cười nằm ở lời đối đáp giữa hai nhân vật, đặc biệt là ở lời thoại cuối. Cái xấu bị phê phán ở đây là tính nói khoác, nói không đúng sự thật.

Câu 2:

Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta: khi nói, nội dung lời nói phải đúng sự thật. Không nói những gì mà mình không tin là đúng, không có căn cứ chính xác. Đây cũng chính là phương châm về lượng mà người giao tiếp phải tuân thủ.

III. Luyện tập

Câu 1: Các câu sau vi phạm phương châm về lượng như thế nào?

a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà. Câu này thừa "nuôi ở nhà" bởi vì từ "gia súc" đã hàm chứa "thú nuôi trong nhà".

b. Én là một loài chim có hai cánh. Câu này thừa tổ hợp từ "có hai cánh" vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.

Câu 2: Hãy chọn các từ ngữ cho bên dưới để điền vào chỗ trống - (…) - trong các câu sau cho thích hợp:

a. Nói có căn cứ chắc chắn là: nói có sách, mách có chứng.

b. Nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che giấu điều gì đó là: nói dối.

c. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là: nói mò.

d. Nói nhảm nhí, vu vơ là: nói nhăng nói cuội.

e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi… là: nói trạng.

Câu 3:

Câu hỏi "Rồi có nuôi được không ?" của người nói đã không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng. Bởi vì nội dung câu hỏi đối với cuộc đối thoại là thừa, không cần thiết. Trong câu trả lời của người bạn: "Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!", thì dĩ nhiên là nuôi được thì sau này mới sinh ra anh bạn này. Đây cũng chính là chỗ gây ra tiếng cười của truyện.

Câu 4:

a. Đôi khi người nói phải đùng những cách diễn đạt như: như tôi được biết tôi tin rằng ; nếu tôi không lầm thì ; tôi nghe nói ; theo tôi nghĩ ; hình như là ...

Để đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại về chất. Người nói phải dùng những cách nói trên nhằm bào cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.

b. Đôi khi người nói dùng: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết. Những cách nói này nhằm để đảm bảo phương châm về lượng. Mục đích có thể để nhấn mạnh ý, hay chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đã biết .

Câu 5: Giải thích thành ngữ:

Ăn đơm nói đặt: nói theo cách vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác

Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.

Ăn không nói có: nói theo cách vu khống, bịa đặt.

Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ thuyết phục, đúng đắn.

Khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác.

Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng linh tinh, không xác thực.

Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện.

Các thành ngữ trên đều chỉ những trường hợp vi phạm phương châm về chất. Phải tránh những cách nói, nội dung nói được chỉ ra trong các thành ngữ trên.

img
Sam sung
01/01/1970

Em có thể tham khảo phần soạn bài của Học247 nhé!

Phần soạn bài Các phương châm hội thoạigiúp em giải quyết các dạng bài tập trong SGK một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn em phần lý thuyết và bài tập áp dụng của bài em có thể xem thêm bài giảng Các phương châm hội thoạicủa trang.

Chúc em học tốt và đạt kết quả cao!

img
Nguyễn Quỳnhh
Ngữ Văn 9 27/10/2017
Giúp e vs ạ

Tại sao nói phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa cái vĩ đại và cái giản dị? 

Câu trả lời của bạn

img
Vua Ảo Tưởng
29/01/2019

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa thanh cao và giản dị vì:
Ở cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Bác lại có một lối sống vô cùng giản dị. Từ nơi ở, trang phục đến cả bữa ăn của Bác đều rất đạm bạc, đơn sơ.
Nhưng cách sống Bác lại rất thanh cao vì đối với Bác đây là 1 cách di dưỡng tinh thần, 1 quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có thể đem lại hạnh phúc cho tâm hồn và thể xác.

img
Lê Thị Nguyệt Hà
24/09/2018

Vì tính cách Bác thể hiện sự vĩ đại và sự giản dị trong cuộc sống và từng cử chỉ,hành động của Bác

=>Bác rất vĩ đại và giản dị

img
Lưu Thị An Duyên
10/09/2018

Ở cương vị lãnh đạo cao như vậy, Bác muốn j chả đc nhưng Bác lại chọn một lối sống vô cùng giản dị nhưng hết sức thanh tao.

img
Lành Trần
06/06/2018

Vì nhìn bề ngoài Bác rất là bình thường như bao người dân khác, thậm chí nhiêu người còn không nhận ra đó là 1 vị lãnh tụ của một đất nước chính vì sự giản dị của Người.Nhưng bên trong con người Bác là một suy nghĩ lớn lao cho dân tộc, cho đất nước, Bác đã hi sinh cả cuộc đời chỉ để mang lại độc lập tự do cho Tổ Quốc, cho chúng ta ngày nay... vì thế mà chúng ta mới gọi Người với cái tên thân mật là Bác Hồ - vị cha già của dân tộc Việt Nam, cả thế giới mới gọi Người là vĩ nhân. 

img
Anh Trần
01/01/1970

1. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

  • Trên bước đường hoạt động cách mạng đầy gian nan và vất vả, Người đã:
    • Qua nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới từ phương Đông đến phương Tây (Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ)
    • Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề

→ Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm

⇒ Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Người vô cùng sâu rộng, uyên thâm

2. Phong cách sống vô cùng giản dị và thanh cao

  • Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ, chỉ vài phòng làm việc và tiếp khách, họp bộ chính trị và ngủ.
  • Trang phục: Ít ỏi, gồm một chiếc vali con với vài bộ quần áo
  • Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa...

⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa nhân loại với truyền thống văn hóa dân tộc.

=> Kết hợp hài hòa giữa cái vĩ đại và cái giản dị.

 
 
Chia sẻ